Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong giai đoạn 2011 –

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thạnh trị, sóc trăng (Trang 33)

- Sóc Trăng

3.2.1Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong giai đoạn 2011 –

2011 – 2013

Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2011 - 2013 của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thạnh Trị - Sóc Trăng ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thu nhập 50.320 57.211 61.393 6.891 13,69 4.182 7,31 Thu từ hoạt động tín dụng 48.752 55.974 59.851 7.222 14,81 3.877 6,93 Thu từ hoạt động phi tín dụng 1.568 1.237 1.542 (331) (21,11) 305 24,66 Chi phí 48.746 56.199 60.415 7.453 15,29 4.216 7,50 Chi từ hoạt động tín dụng 46.564 53.723 58.452 7.159 15,37 4.729 8,80 Chi từ hoạt động phi tín dụng 2.182 2.476 1.963 294 13,47 (513) (20,72) Lợi nhuận 1.574 1.012 978 (562) (35,71) (34) (3,36)

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT huyện Thạnh Trị

3.2.1.1 Thu nhập

Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy thu nhập của Ngân hàng luôn tăng dần qua 3 năm. Năm 2011, tổng thu nhập là 50.320 triệu đồng, đến năm 2012 đã đạt 57.211 triệu đồng tăng 6.891 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 13,69% so với năm 2011. Với đà tăng trưởng trên, năm 2013 tổng thu nhập của Ngân hàng tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn, đạt 61.393 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 7,31% so với năm 2012. Điều này thể hiện phần nào hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng là khá tốt. Đạt được kết quả đó là do trong thời gian qua Ngân hàng đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp nhằm mở rộng quy mô hoạt động tín dụng.

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn thu từ hoạt động tín dụng luôn là nguồn thu chính và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của Ngân hàng (chiếm trên 97,00%). Nhìn chung qua 3 năm nguồn thu từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng liên tục gia tăng. Cụ thể, năm 2011 thu nhập từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng chỉ đạt 48.752 triệu đồng, đến năm 2012 đã đạt 55.974 triệu đồng tăng 14,81% so với năm 2011 và đến năm 2013 thì nguồn thu này tương đối

21

ổn định khi đạt 59.851 triệu đồng tăng 6,93% so với năm 2012. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác cho vay làm cho tổng dư nợ gia tăng góp phần đem lại thu nhập cho Ngân hàng. Năm 2012, việc tăng trưởng cho vay của Ngân hàng trong thời điểm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn là điều không hề đơn giản, nhưng Ngân hàng đã có những biện pháp tích cực để đạt được mức tăng trưởng tín dụng tốt bằng việc thực hiện tốt các chương trình tín dụng của Chính phủ và NHNN như: chương trình hỗ trợ đối với lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, lương thực; chương trình cho vay hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch… Hơn nữa do tiềm năng thế mạnh của huyện là nông nghiệp nên tạo điều kiện thuận lợi để Ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với ngành này. Đặc biệt để giúp tăng trưởng cho vay thì trong năm 2012 Ngân hàng đã nhiều lần điều chỉnh giảm lãi suất theo quy định của NHNN, các cán bộ tín dụng cũng luôn tìm hiểu rõ về đặc điểm đời sống của người dân, kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn cho từng khách hàng với lãi suất hỗ trợ ưu đãi. Luôn tích cực triển khai cho khách hàng về các chương trình cho vay hỗ trợ của Ngân hàng giúp họ dễ dàng tiếp cận vốn vay. Chính việc thực hiện tích cực các hoạt động trên đã góp phần làm cho thu nhập năm 2012 gia tăng. Sang năm 2013 Ngân hàng tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp tăng trưởng cho vay và luôn hướng dòng vốn tín dụng của mình vào lĩnh vực nông nghiệp, đảm bảo nguồn vốn cho vay khách hàng, hỗ trợ DN phục hồi sản xuất. Tuy nhiên do sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng lân cận về lãi suất huy động và cho vay khiến cho thu nhập của Ngân hàng tăng chậm. Đặc biệt là lạm phát tiếp tục giảm thấp nên lãi suất cho vay giảm cùng với việc Ngân hàng tiếp tục xem xét giảm lãi suất cho những món vay cũ làm cho thu nhập tăng trưởng chậm. Bên cạnh đó là việc nhiều DN liên tục phá sản trong năm 2012 nên NHNo&PTNT và Ngân hàng tỉnh luôn giám sát chặt chẽ hoạt động cho vay của Ngân hàng làm cho thủ tục, điều kiện cho vay đối với khách hàng trở nên phức tạp, hạn chế khả năng tiếp cận vốn vay của nhiều khách hàng làm doanh số cho vay (DSCV) tăng chậm ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng.

Ngoài nguồn thu từ hoạt động tín dụng thì nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng cũng là một nguồn thu quan trọng của Ngân hàng. Tuy nguồn thu từ hoạt động này chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu nhập của Ngân hàng nhưng nó cũng góp phần không nhỏ đem lại thu nhập cho Ngân hàng. Nhìn chung trong 3 năm qua thu nhập từ hoạt động phi tín dụng của Ngân hàng không ổn định. Năm 2011 thu nhập từ hoạt động này đạt 1.568 triệu đồng nhưng đến năm 2012 giảm chỉ còn 1.237 triệu đồng giảm 21,11% (tương ứng với 331 triệu đồng) so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 sản xuất kinh doanh trong địa bàn

22

huyện gặp khó khăn, nên Ngân hàng đã tăng cường sử dụng nguồn vốn của mình vào cho vay hỗ trợ phục hồi khó khăn cho người dân trong huyện. Cũng từ khó khăn trong huyện nên nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ thanh toán thấp. Sang năm 2013 thì việc nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn nhưng với những nỗ lực không ngừng của Ngân hàng trong việc mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, tích cực tuyên truyền, quáng bá, củng cố văn hóa trong giao tiếp khách hàng đã giúp gia tăng được lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng từ đó làm cho thu nhập từ hoạt động này gia tăng trong năm 2013 và đạt 1.542 triệu đồng tăng 24,66% so với năm 2012.

Tóm lại qua 3 năm thu nhập của NHNo&PTNT huyện Thạnh Trị luôn tăng trưởng tốt. Trong đó thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn là nguồn thu chủ yếu trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Điều này chứng tỏ công tác đẩy mạnh cho vay của Ngân hàng đã đạt được hiệu quả nên góp phần gia tăng thu nhập cho Ngân hàng. Tuy nhiên trong thời gian tới Ngân hàng cần có những chính sách tín dụng phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và quan tâm nhiều hơn đến hoạt động phi tín dụng. Điều này sẽ giúp Ngân hàng phân tán rủi ro và phát triển ổn định trong tương lai.

3.2.1.2 Chi phí

Cùng với sự gia tăng của thu nhập, thì chi phí của Ngân hàng cũng tăng đều qua 3 năm, trong đó chi phí chủ yếu cũng là từ hoạt động tín dụng (chiếm trên 95% tổng chi phí). Dựa vào Bảng 3.1 có thể thấy, năm 2011 chi phí của Ngân hàng là 48.746 triệu đồng, đến năm 2012 chi phí đạt 56.199 triệu đồng tăng 7.453 triệu đồng (tương ứng với 15,29%) so với năm 2012, năm 2013 chi phí là 60.415 triệu đồng, tăng 4.216 triệu đồng (tương ứng với 7,50%) so với năm 2012.

Thu nhập từ hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu chủ yếu cho Ngân hàng thì chi phí cho hoạt động tín dụng cũng là chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của Ngân hàng. Qua 3 năm chi phí từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng luôn gia tăng. Năm 2011 chi phí đạt 46.564 triệu đồng, đến năm 2012 chi phí tăng cao đạt 53.723 triệu đồng tăng 15,37% (tương ứng 7.159 triệu đồng) so với năm 2011. Đến năm 2013 chi phí là 58.452 triệu đồng tăng 8,80% (tương ứng 4.729 triệu đồng) so với năm 2012. Năm 2012 do những quy định về trần lãi suất huy động Ngân hàng đã nhiều lần điều chỉnh lãi suất huy động, nhưng việc điều chỉnh lãi suất này diễn ra với tốc độ chậm, Ngân hàng vẫn phải chi trả lãi cao cho nhiều món tiền gửi làm gia tăng chi phí hoạt động tín dụng. Đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác buộc Ngân hàng phải đưa ra mức lãi suất ưu đãi

23

nhằm thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng. Mặt khác do huyện ngày càng phát triển đã tạo điều kiện cho việc đầu tư sản xuất kinh doanh của nhiều lĩnh vực làm gia tăng nhu cầu vay vốn của các ngành nghề trong huyện, trong khi nguồn vốn huy động còn thấp làm gia tăng chi phí chi trả lãi cho vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Đến năm 2013 thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng chậm đã làm chi phí chi trả cho hoạt động này cũng tăng chậm. Hơn nữa do vị trí thuận lợi cho khách hàng giao dịch và cán bộ tín dụng luôn tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư giúp Ngân hàng có được nguồn vốn rẻ phục vụ nhu cầu vay vốn giúp giảm thiểu chi phí cho hoạt động tín dụng. Đồng thời tuy vẫn còn phải phụ thuộc vào vốn điều chuyển từ cấp trên nhưng việc để hỗ trợ giúp nhiều DN vượt qua khó khăn, giúp nhiều hộ nông dân cải thiện cuộc sống NHNN đã hỗ trợ lãi suất thấp để NHTM có thể cho vay vào các lĩnh vực được Chính phủ và NHNN định hướng đã góp phần làm giảm chi phí sử dụng vốn.

Ngoài chi phí từ hoạt động tín dụng thì Ngân hàng còn phải chịu một khoản chi phí từ hoạt động phi tín dụng. Nhìn chung chi phí này không ổn định qua từng năm. Qua 3 năm nguồn chi từ hoạt động phi tín dụng luôn cao hơn thu nhập từ hoạt động này mang lại. Năm 2011 chi phí đạt 2.182 triệu đồng, đến năm 2012 là 2.476 triệu đồng tăng 13,47% so với năm 2012. Trong năm 2012 chi phí từ hoạt động phi tín dụng tăng cao nhưng thu nhập từ hoạt động này lại giảm. Nguyên nhân là do năm 2012 việc NHNN ban hành quy định về giảm trần lãi suất huy động đã tạo áp lực cho Ngân hàng trong việc huy động vốn. Vì vậy, để thu hút khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng, Ngân hàng đã đươc ra nhiều chương trình khuyến mãi giúp gia tăng nguồn vốn huy động cho Ngân hàng, nhưng từ đó lại làm gia tăng chi phí của hoạt động phi tín dụng. Đến năm 2013 điều đáng mừng là chi phí từ hoạt động phi tín dụng đã giảm xuống và đạt 1.963 triệu đồng giảm 20,72% so với năm 2012. Do những nỗ lực của Ngân hàng nhằm chi tiêu hợp lý hơn cho các chi phí quảng cáo, khuyến mãi, triển khai thực hiện tốt việc chống lãng phí đối với cán bộ nhân viên đã giúp chi phí sụt giảm nhưng vẫn đem lại thu nhập cho Ngân hàng.

Nhìn chung chi phí của Ngân hàng qua 3 năm gia tăng không ổn định. Mặc dù Ngân hàng đã có nhiều biện pháp nhằm kiểm soát chi phí, nhưng do tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế buộc Ngân hàng phải gia tăng việc chi trả cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới Ngân hàng cần kiểm soát tốt hơn nữa các chi phí của Ngân hàng nhằm gia tăng lợi nhuận.

24 3.2.1.3 Lợi nhuận 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 Triệu đồng 2011 2012 2013 Năm Thu nhập Chi phí Lợi nhuận

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT huyện Thạnh Trị

Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thạnh Trị - Sóc Trăng trong giai đoạn 2011 – 2013

Nhìn chung trong 3 năm qua lợi nhuận của Ngân hàng có chiều hướng sụt giảm. Năm 2011 lợi nhuận của Ngân hàng đạt 1.574 triệu đồng nhưng đến năm 2012 chỉ đạt 1.012 triệu đồng giảm 35,71% (tương ứng với 562 triệu đồng) so với năm 2011. Đến năm 2013, lợi nhuận của Ngân hàng tiếp tục giảm và đạt 978 triệu đồng giảm 3,36% (tương ứng với 34 triệu đồng) so với năm 2012. Nguyên nhân là do thu nhập của Ngân hàng luôn gia tăng với tốc độ thấp hơn chi phí nên làm cho lợi nhuận sụt giảm qua 3 năm.

Trong năm 2012, thu nhập gia tăng với tốc độ 13,69% nhưng chi phí lại tăng với tốc độ là 15,29% đã làm cho lợi nhuận Ngân hàng giảm. Nguyên nhân là do hoạt động chính của Ngân hàng là đẩy mạnh cho vay, nhưng trong năm nay lãi suất cho vay liên tục giảm gây ảnh hưởng đến nguồn thu nhập lãi. Đặc biệt là Ngân hàng đẩy mạnh cho vay nông nghiệp, trong khi đó thì cho vay nông nghiệp thường là vay ngắn hạn nên nguồn thu lãi thấp. Bên cạnh đó thì việc nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn đã làm gia tăng chi phí cho việc sử dụng vốn điều chuyển từ cấp trên. Hơn nữa là tình trạng dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi liên tục xảy ra. Mặt khác là do Ngân hàng phải chi một lượng lớn chi phí quảng cáo, khuyến mãi nhằm thu hút lượng tiền nhàn rỗi từ dân cư. Chính những lý do trên mà thu nhập không thể bù đắp được chi phí của Ngân hàng làm cho lợi nhuận sụt giảm. Năm 2013 do những nỗ lực của Ngân hàng trong việc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cho vay nông nghiệp và đi đôi với việc sử dụng chi

25

phí hợp lý đã giúp thu nhập phần nào bù đắp được chi phí của Ngân hàng. Nhưng trong năm 2013 tốc độ gia tăng của thu nhập vẫn còn thấp so với tốc độ gia tăng của chi phí (tốc độ tăng của thu nhập là 7,31%; tốc độ tăng của chi phí là 7,50%) làm cho lợi nhuận giảm nhưng với tốc độ rất thấp.

Nói tóm lại trong 3 năm qua, việc Ngân hàng vẫn có được lợi nhuận dù nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn đã là một nỗ lực rất lớn của toàn thể nhân viên Ngân hàng, thể hiện được rõ định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Thạnh Trị là tập trung cho vay nông nghiêp. Và để có được mức lợi nhuận cao hơn nữa với một mức chi phí hợp lý đòi hỏi Ngân hàng phải có những chiến lược kinh doanh hợp lý trong thời gian sắp tới.

3.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014

Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2014 của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thạnh Trị - Sóc Trăng

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2014/2013 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Tỷ lệ (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu nhập 30.528 32.607 2.079 6,81

Thu từ hoạt động tín dụng 29.852 31.762 1.910 6,40

Thu từ hoạt động phi tín dụng 676 845 169 25,00

Chi phí 30.000 32.282 2.282 7,61

Chi từ hoạt động tín dụng 28.952 31.026 2.074 7,16 Chi từ hoạt động phi tín dụng 1.048 1.256 208 19,85

Lợi nhuận 528 325 (203) (38,45)

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT huyện Thạnh Trị

3.2.2.1 Thu nhập

Nhìn chung trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 thu nhập của Ngân hàng có sự gia tăng tương đối chậm. Cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2014 thu nhập của Ngân hàng đạt 32.607 triệu đồng, chỉ cao hơn 6,81%, tương đương với số tiền là 2.079 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó thu từ hoạt động tín dụng chỉ tăng 6,40% (tương đương 1.910 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2013, điều này cho thấy nguồn thu này tương đối ổn định. Trong khi đó thì nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng lại tăng nhanh và đạt 25,00% (tương đương 169 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2013, điều này cho thấy các biện pháp nhằm gia tăng nguồn thu

26

từ hoạt động phi tín dụng đã phát huy hiệu quả. Nguyên nhân giúp thu nhập từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng gia tăng ổn định trong 6 tháng đầu năm 2014 do Ngân hàng tiếp tục mở rộng hoạt động tín dụng đi đôi với an toàn hoạt động, cũng như đa dạng hơn nữa các phương thức cho vay, và tập trung nhiều đến cho vay ngắn hạn từ đó mà giúp mang lại một nguồn thu nhập ổn định cho Ngân hàng từ hoạt động tín dụng. Đồng thời nhờ việc Ngân hàng luôn phát triển và hoàn thiện các dịch vụ thanh toán, chăm sóc khách hàng, quảng bá hình ảnh và thu phí dịch vụ hợp lý đã giúp thu hút được nhiều khách hàng đến với Ngân hàng làm gia tăng nhanh nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng.

Tóm lại thu nhập của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2014 đã có những

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thạnh trị, sóc trăng (Trang 33)