Về lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại hối của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 44 - 45)

Lợi nhuận là kết quả cụ thể nhất của quá trình hoạt động kinh doanh, mọi doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng thì trong điều kiện thị trường hội nhập và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay chỉ có thể tồn tại và đứng vững được bằng cách kinh doanh có lãi. Và lợi nhuận cũng là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Qua kết quả phân tích ở bảng 3.1, ta thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng khá hiệu quả, tuy lợi nhuận có xu hướng giảm ở giai đoạn gần đây nhưng nhìn chung kết quả đạt được vẫn ở mức cao (đều đạt trên 50 tỷ đồng mỗi năm). Lợi nhuận đạt được cao nhất vào năm 2011, với 105.276 triệu đồng. Nhưng sang năm 2012, lợi nhuận giảm mạnh chỉ còn 59.436 triệu đồng, tương đương giảm 43,54%. Do trong thời gian này thì tình hình chung của hệ thống NHTM nước ta bước vào khủng hoảng, NHNo&PTNT cũng bị ảnh hưởng một phần. Tình hình này được cải thiện hơn cho tới năm 2013, lợi nhuận bắt đầu tăng trở lại, tăng 25,6% so với năm 2012.

Lợi nhuận của ngân hàng nhiều năm qua chủ yếu từ HĐTD, hoạt động ngoài tín dụng không mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Tuy vậy, Ngân hàng không thể loại bỏ các hoạt động này vì nó có quan hệ mật thiết với HĐTD của Ngân hàng, nó thúc đẩy hoạt động tín dụng phát triển và tạo uy tín cho Ngân hàng. Có huy động vốn thì mới có nghiệp vụ cho vay, cho vay có hiệu quả phát triển kinh tế thì mới có nguồn vốn để huy động vào, đồng thời muốn cho vay và huy động vốn tốt thì Ngân hàng phải làm tốt vai trò trung gian, chính sự kết hợp đồng bộ đó tạo thành quy luật trong hoạt động của Ngân hàng và tạo thành xu hướng kinh doanh tổng hợp đa năng của NHTM. Trong số các hoạt động ngoài tín dụng thì cũng có một số hoạt động mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Những năm sắp tới đây, ngân hàng sẽ ưu tiên đẩy mạnh hoạt động thanh toán dịch vụ mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng để giảm đi khoản lỗ và hơn nữa là thu được lợi nhuận ngày càng cao.

32

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI

NHÁNH CẦN THƠ

Về mặt lý thuyết kinh doanh ngoại hối là việc giao dịch ngoại hối. Nhưng trên thực tế, tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Cần Thơ, cụ thể là Phòng Kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng chỉ thực hiện có nghiệp vụ Spot (Nghiệp vụ giao ngay), các nghiệp vụ khác như Forwad, Swap, Options… thì rất ít hoặc không thực hiện.Vì chủ trương của trụ sở chính- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Tại Phòng Kinh doanh ngoại hối hiện nay đang thực hiện những dịch vụ như mua- bán ngoại tệ, chuyển tiền, kiều hối, kinh doanh mua bán vàng miếng…Nên trong giới hạn đề tài này tôi sẽ phân tích về các dịch vụ nói trên giúp có cái nhìn sâu hơn về tình hình kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại hối của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 44 - 45)