NHẬN ĐỊNH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, PHÂN TÍCH SWOT

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại hối của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 71 - 75)

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

+ Mạng lưới rộng.

+ Cán bộ, công nhân viên đông đảo.

+ Thị phần lớn.

+ Thương hiệu, uy tín Agribank được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến.

+ Chương trình giao dịch, công nghệ hiện đại.

+ Cơ sở vật chất khang trang, địa điểm giao dịch thuận lợi.

+ Cán bộ, công nhân viên có thâm niên, yêu nghề, có kinh nghiệm quản lý.

+ Trình độ cán bộ ngày được nâng cao.

+ Tuy cán bộ công nhân viên đông, nhưng trình độ còn bất cập.

+ Thị phần, thị trường chủ yếu ở vùng nông thôn.

+ Việc mở rộng mạng lưới tại các điểm trọng yếu còn chậm so nhu cầu.

+ Chi phí đào tạo, chi phí quản lý lớn.

Cơ hội (O) Thách thức (T)

+ NHNo&PTNT VN triển khai kịp thời các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

+ Định hướng, bước đi đúng theo từng giai đoạn.

+ Xây dựng kịp thời lộ trình chuyển đổi hệ thống NHNo đến 2010 – 2015-2020.

+ Chính sách khách hàng hợp lý.

+ Thị phần ngày càng bị chia sẽ, cạnh tranh ngày càng gay gắt.

+ Sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài.

+ Chi phí cơ sở vật chất, chi phí quản lý bộ máy, chi phí phát sinh trong nghiệp vụ lớn.

59 Điểm mạnh:

- Mạng lưới rộng khắp, với 8 chi nhánh quận, huyện và 8 phòng giao dịch trực thuộc tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch với các khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Đây được xem là điểm mạnh của Agribank Cần Thơ so với các tổ chức tín dụng khác trên lãnh thổ Việt Nam. Với mạng lưới trải dài từ thành thị đến nông thôn giúp Ngân hàng có những lợi thế riêng như: thị phần ổn định, số lượng khách hàng dồi dào. Bên cạnh đó, nó còn tạo điều kiện cho Ngân hàng dễ dàng phát triển mạnh thị trường bán lẻ.

- Thương hiệu được xem là điểm mạnh tiếp theo mà Ngân hàng có được so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Ngày nay, thương hiệu được xem là một trong những công cụ quan trọng trong việc thiết lập quan hệ, tạo dựng niềm tin đối với khách hàng trong và ngoài nước.

- Có sự hỗ trợ từ Chính phủ và quỹ hổ trợ phát triển các tổ chức quốc tế như: ODA, AFD, ADB tài trợ cho những dự án phát triển nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hóa ngành nông lâm ngư nghiệp.

- Ngân hàng đã triển khai hàng loạt các dự án công nghệ có tầm quan trọng. Trong khi đó, so với các đối thủ khác cũng đã đầu tư mạnh vào công nghệ làm nền tảng cho sự phát triển sản phẩm mới mang tính công nghệ cao. Agribank cũng là Ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, NHNo&PTNT Cần Thơ đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay, Ngân hàng đang có hàng triệu khách hàng là hộ sản xuất, hàng chục ngàn khách hàng là doanh nghiệp.

- Với số lượng cán bộ, viên chức lớn trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam, NHNo&PTNT Cần Thơ luôn quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và xác định đây là nhân tố quyết định sự thành công trong mọi hoạt động. Công tác tạo nguồn nhân lực và nâng dần năng suất lao động, chất lượng làm việc luôn được quan tâm, năng suất lao động tăng hơn 19% so năm trước. Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và sau đại học là 87,2%, tăng 3,3% so năm trước, hơn 300 lượt cán bộ được đưa đi tào đạo và cập nhật kiến thức mới. Việc bố trí, sắp xếp cán bộ tương đối hợp lý phù hợp với năng lực chuyên môn góp phần nâng cao năng suất lao động. Thường xuyên rèn luyện, giáo dục cán bộ, công nhân viên về tác phong lề lối làm việc, đạo đức

60

nghề nghiệp, thực hiện văn hóa doanh nghiệp. (Phòng Nhân sự, NHNo&PTNT

Cần Thơ).

Điểm yếu:

-Tuy cán bộ công nhân viên đông, nhưng trình độ còn bất cập, đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, số cán bộ lớn tuổi còn nhiều, chưa theo kịp chương trình mới. Cán bộ vùng nông thôn tác phong còn lề mề, thiếu tính nghiên cứu, kinh nghiệm và kỹ năng quản lý kinh doanh còn giới hạn.

-Thị phần, thị trường chủ yếu ở vùng nông thôn; khu vực thành thị, khu công nghiệp chủ yếu của Vietcom bank và các Ngân hàng Thương mại Cổ phần. Mà tại khu vực thành thị thì hoạt động giao dịch, tìm kiếm khách hàng thì sôi nổi và có nhiều lợi thế hơn hẳn so với khu vực nông thôn. Ngân hàng cần tập trung khâu phát triển thị phần tại những khu vực này, để vừa tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của chính Ngân hàng.

-Chi phí cho đào tạo, quản lý và cơ sở hạ tầng còn lớn. Để đạt được lợi nhuận cao hơn, Ngân hàng cần điều chỉnh các khoảng chi phí này một cách ít nhất có thể để mang lại hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng.

Cơ hội:

-Hội nhập quốc tế tạo cơ hội cho các Ngân hàng Thương mại Việt Nam nâng cao hơn nữa công nghệ ngân hàng hiện đại, kỹ năng quản trị và quản lý rủi ro, đào tạo đội ngũ nhân sự giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, chuyên môn hóa sâu hơn về nghiệp vụ ngân hàng hiện đại.

-Định hướng, bước đi đúng theo từng giai đoạn. Xác định nhiệm vụ trọng tâm của năm 2014 là tiếp tục giữ vai trò Ngân hàng chủ đạo trực tiếp đảm trách và thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ phát triển và cung cấp dịch vụ tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tích cực chủ động phối hợp trong mối quan hệ với cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể của địa phương, vừa tranh thủ sự ủng hộ, tạo sự đồng thuận, hỗ trợ cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của Ngân hàng và phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương vừa tăng cường quảng bá thương hiệu Agribank. Cùng với đó là việc xây dựng kịp thời lộ trình chuyển đổi hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp giai đoạn 2010- 2015- 2020.

-Ngân hàng thực hiện chính sách hợp lý với khách hàng: linh hoạt trong cơ chế điều hành, ân cần, lịch sự, niềm nở trong giao tiếp với khách hàng, phong cách giao tiếp và môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện tạo được niềm tin nơi khách hàng.

61

- Cạnh tranh là vấn đề sống còn đối với các Ngân hàng Thương mại, không có khả năng đồng nghĩa với việc mất khách hàng. Thị phần trên địa bàn Thành phố Cần Thơ ngày càng bị chia rẽ, điều đó là thách thức với Ngân hàng. Tạo uy tín với khách hàng cũng là một cách để cạnh tranh hiệu quả trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay.

- Cường độ cạnh tranh của các ngân hàng càng tăng cao khi có sự xuất hiện của nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Ngân hàng nước ngoài thường sẵn có phân khúc khách hàng riêng, đa số là doanh nghiệp từ nước họ. Họ đã phục vụ những khách hàng này từ rất lâu ở những thị trường khác và khi khách hàng mở rộng thị trường sang Việt Nam thì ngân hàng cũng mở văn phòng đại diện theo. Ngoài ra, ngân hàng ngoại còn có không ít lợi thế như hạ tầng dịch vụ hơn hẳn, dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, công nghệ tốt hơn. Quan trọng hơn, đó là khả năng kết nối với mạng lưới rộng khắp trên nhiều nước của ngân hàng ngoại. Để cạnh tranh với nhóm ngân hàng này, các ngân hàng trong nước nói chung, NHNo&PTNT Cần Thơ nói riêng đã trang bị hệ thống hạ tầng công nghệ, sản phẩm dịch vụ, nhân sự… khá quy mô. Lợi thế của các ngân hàng trong nước là mối quan hệ mật thiết với khách hàng có sẵn. Ngân hàng trong nước còn linh hoạt cho vay với mức ưu đãi đối với những khách hàng quan trọng của họ.

- Như phân tích ở trên, chi phí cơ sở vật chất, chi phí quản lý bộ máy, chi phí phát sinh trong nghiệp vụ còn lớn. Điều đó vừa là điểm yếu cũng như thách thức với Ngân hàng, làm giảm hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng, lợi nhuận thu được từ đó cũng ít đi. Nên Ngân hàng cần chi cho những khoản trên một cách thích hợp và hiệu quả nhất, để nâng cao hiệu quả kinh doanh của chính Ngân hàng.

62

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁP TRIỂN NÔNG

THÔN CHI NHÁNH CẦN THƠ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại hối của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 71 - 75)