Phân tích tình hình kinh doanh ngoại hối chia theo mặt hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại hối của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 63 - 66)

Các công ty, doanh nghiệp kinh doanh sản xuất trên địa bàn thành phố Cần Thơ thường xuyên thực hiện những giao dịch thanh toán với các đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp xuất khẩu thì thu về ngoại tệ, muốn sử dụng được số ngoại tệ này, các doanh nghiệp đó đem bán ngoại tệ lại cho Ngân hàng và một số NHTM khác để chi trả và tiếp tục việc sản xuất tại doanh nghiệp họ. Còn với các nhà nhập khẩu trong nước, họ sẽ mua ngoại tệ để thanh toán với bên đối tác của họ khi giao dịch thành công. Hoạt động mua, bán ngoại tệ của Ngân hàng có diễn ra sôi động hay không cũng một phần chịu ảnh hưởng bởi tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp này. Trong những năm gần đây, Ngân hàng đã giữ mối quan hệ mua bán với những khách hàng thân thiết, cũng như mở rộng thêm việc giao dịch với các khách hàng mới, đồng thời cũng có một vài công ty, doanh nghiệp ngừng giao dịch với Ngân hàng do các lý do khác nhau.

Như chúng ta đã biết thủy sản không riêng gì ở TPCT mà cả ở ĐBSCL, được xem là ngành có lợi thế cạnh tranh của cả nước, với nhiều thuận lợi về nuôi trồng, đánh bắt và khai thác, hàng năm xuất khẩu thủy sản mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể. Năm 2012, doanh số mua ngoại tệ của mặt hàng thủy sản 36.990 nghìn USD, trong khi doanh số bán ngoại tệ của chính mặt hàng thủy sản này là 1.253 nghìn USD. Việc Ngân hàng đạt được doanh số mua nhiều đáng kể so với doanh số bán như vậy, cũng chứng tỏ các nhà xuất khẩu tại địa bàn thành phố đang hoạt động tốt. Còn các nhà nhập khẩu mua ngoại tệ do Ngân hàng bán ra để thanh toán việc nhập máy móc, công nghệ từ nước ngoài về. Tương tự, ở mặt hàng dăm gỗ và gạo cũng vậy. Riêng với mặt hàng thuốc thú y, doanh nghiệp phải nhập thuốc và các loại thiết bị từ nước ngoài về để phục vụ cho nhu cầu trong nước. Để hiểu rõ hơn về quan hệ mua bán của Ngân hàng với các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ, ta hãy xem bảng 4.7 dưới đây:

51

Bảng 4.7 Tổng hợp doanh số mua bán USD NHNo&PTNT Cần Thơ theo từng mặt hàng, giai đoạn 2012- 6/2014

Đvt: USD Mặt hàng 2012 2013 6/2013 6/2014 Doanh số mua Doanh số bán Doanh số mua Doanh số bán Doanh số mua Doanh số bán Doanh số mua Doanh số bán Thủy sản 36.989.920 1.253.300 42.466.080 205.200 21.905.200 150.000 19.526.800 712.484 Dăm gỗ 11.316.100 1.155.500 8.839.000 3.207.550 4.004.000 2.393.850 83.105.000 1.410.500 Gạo 1.840.890 1.791.000 842.066 - 328.966 - 473.000 - Thuốc thú y - 1.244.644 - 1.234.330 - 328.130 160.000 509.000 Khác - 276.400 155.000 - - 382.130 86.900 72.282

52

Theo như kết quả phân tích ở bảng 4.7 thì doanh số mua và doanh số bán USD của Ngân hàng điều tăng lên. Đối với mặt hàng thủy sản, doanh số mua ngoại tệ đạt 42.466 nghìn USD năm 2013 tăng 5.476 nghìn USD so với năm 2012. Tuy vậy, ta có thể thấy năm 2013, một vài doanh nghiệp đã không còn giao dịch mua bán USD với Ngân hàng như: Công ty Cổ phần Thủy sản Hùng Anh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Panga Mekong, Công ty Thiên Mã, lý do một phần do doanh nghiệp ngừng sản xuất vì lý do cá nhân, sát nhập và có cùng ông chủ với doanh nghiệp khác (xem thêm ở Bảng 3, Phụ lục).… Nhưng không vì vậy mà doanh số mua ngoại tệ của Ngân hàng từ các khách hàng thân thiết còn lại giảm đi mà còn tăng lên, chứng tỏ Ngân hàng rất được sự tín nhiệm của các công ty, doanh nghiệp trên địa bạn thành phố. Còn các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng dăm gỗ hay gạo thì gặp một vài khó khăn: về dăm gỗ, các doanh nghiệp ta thường xuất sang Trung Quốc, Nhật Bản…nhưng tại thời điểm đó lại chịu sự cạnh tranh từ những nơi khác; còn về mặt hàng gạo, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Ngọc đã ngừng sản xuất trong năm này vì lý do cá nhân, nên chỉ còn có Công ty Cổ phần Mekong là thực hiện giao dịch với Ngân hàng.

Cũng từ kết quả phân tích ở bảng 4.7 phía trên và ở 2 Bảng 4 và Bảng 5, Phụ Lục ta thấy doanh số bán USD của Ngân hàng cho các khách hàng kinh doanh mặt hàng thủy sản đã giảm từ 21.905 nghìn USD 6 tháng đầu năm 2013 xuống còn 19.527 nghìn USD vào 6 tháng cùng kì năm 2014, do một số lý do như: với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy sản Miền Tây chia ra mua ngoại tệ ở một vài Ngân hàng để đảm bảo doanh số xuất khẩu, vì một doanh nghiệp có thể giao dịch làm ăn với từ hai ngân hàng trở lên. Với công ty Cổ phần Thủy sản Hùng Anh, thì công ty này có cùng một ông chủ với Công ty Thủy sản Nam Sông Hậu, từ năm bị đánh thuế chống bán phá giá tại Mỹ, để tranh thủ chi phí làm hồ sơ, để xin được mã số xuất hàng đi thì phải dồn lực lại tập trung cho một bên đó là Nam Sông Hậu… Còn về các doanh nghiệp kinh doanh hàng dăm gỗ vẫn tiếp tục việc mua bán USD với Ngân hàng, doanh số bán USD của Ngân hàng đạt 8.839 nghìn USD 6 tháng đầu năm 2014 tăng 4.835 nghìn USD so với 6 tháng cùng kì năm 2013, con số này cho thấy mối quan hệ làm ăn của Ngân hàng với các khách hàng này ngày một thân thiết, không chỉ tăng về doanh số bán USD mà chính các khách hàng này còn tin tưởng bán ngoại tệ lại cho Ngân hàng, nên doanh số mua của Ngân hàng tại thời điểm đó cũng tăng lên. Ngoài ra, doanh số mua bán USD của Ngân hàng với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng khác điều có xu hướng tăng lên, một phần là do Ngân hàng đưa ra nhiều chương trình ưu đãi để hổ trợ cho các doanh nghiệp khi giao dịch với Ngân hàng. Thêm vào đó là có nhiều doanh

53

nghiệp ăn nên làm ra trong thời điểm đó nên có nhu cầu giao dịch với Ngân hàng, nhằm thanh toán với đối tác của họ ở nước ngoài; cũng như là bán ngoại tệ để lấy VNĐ chi trả tiền lương, sắm sửa thêm máy móc, thiết bị, công nghệ trong nước.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại hối của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 63 - 66)