Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại hối của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 76 - 78)

5.1.2.1 Hạn chế còn tồn tại

Các nghiệp vụ kinh doanh còn đơn điệu: Hiện nay, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng thực hiện còn rất đơn giảm, chủ yếu là nghiệp vụ giao ngay, một ít nghiệp vụ kỳ hạn còn các nghiệp vụ khác thì ít khi được sử dụng và hầu như không có. Vì vậy, hoạt động kinh doanh còn mang tính sơ khai, chưa có sự kết hợp chặt chẽ với thị trường tiền tệ. Nguyên nhân của tình trạng này là một phần nhu cầu của khách hàng và tâm lý sử dụng của khách hàng, họ đã quen với những sản phẩm truyền thống nên khi thay đổi và sử dụng nghiệp vụ mới là rất khó khăn. Các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ trong tương lai thì không muốn bán kỳ hạn cho ngân hàng vì họ kỳ vọng tỷ giá sẽ tăng. Các doanh nghiệp nhập khẩu thì chấp nhận mua ngoại tệ với tỷ giá tại thời điểm thanh toán. Ngoài ra, nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng: Thông tin trên thị trường ngoại tệ không đủ điều kiện để phân tích, theo dõi tình hình diễn biến của thị trường.

Nguồn mua ngoại tệ của Ngân hàng còn hạn chế: Mối quan hệ giữa Ngân hàng với khách hàng ngày càng mở rộng, nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu thanh toán của khách hàng cũng ngày càng lớn. Song Ngân hàng giao dịch còn hạn chế về nguồn ngoại tệ để bán cho khách hàng. Nguyên nhân của việc thiếu nguồn mua ngoại tệ này là do: Tỷ giá giao dịch do Ngân hàng Nhà nước công bố chưa phản ánh đúng bản chất cung cầu ngoại tệ trên thị trường, do đó gây khó khăn cho các Ngân hàng Thương mại trong việc mua ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân trên thị trường. Thị trường xuất khẩu trong nước bị thu hẹp do tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới diễn biến phức tạp, nguồn kiều hối từ nước ngoài chuyển về nước bị hạn chế do đó làm hạn chế nguồn cung ngoại tệ cho Ngân hàng. Tính chủ động của các chi nhánh

64

trong kinh doanh (mua bán ngoại tệ) chưa cao, chưa coi đây là hoạt động quan trọng, nhiều chi nhánh mới chú ý đến tài trợ hàng nhập khẩu mà chưa chú ý đến tài trợ hàng xuất khẩu và các hoạt động dịch vụ để tạo nguồn thu ngoại tệ, còn ỷ lại vào cân đối ngoại tệ của toàn hệ thống.

Một số tồn tại khác: Quy mô hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng còn nhỏ so với quy mô hoạt động của toàn hệ thống. Ngân hàng chưa thực sự chú trọng vào phát triển nghiệp vụ kinh doanh này. Cơ cấu ngoại tệ chưa hợp lý, USD là đồng tiền được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch hằng ngày của Ngân hàng, tỷ trọng giao dịch USD tại Ngân hàng chiếm tới 90% trong tổng doanh số mua bán.

5.1.2.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan:

- Thiếu một thị trường hối đoái hoàn chỉnh: Hoạt động kinh doanh ngoại hối muốn mở rộng và phát triển hơn nữa thì phải có một nền tảng vững chắc là thị trường hối đoái. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có thị trường hối đoái hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó mà chỉ ở giai đoạn sơ khai là thị trường giao dịch ngoại tệ và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Đối tượng tham gia trên thị trường còn hạn chế, chủ yếu là các Ngân hàng Thương mại. Hiện nay, tầng lớp dân cư còn tồn đọng một lượng ngoại tệ khá lớn. Nếu đối tượng tham gia trên thị trường được mở rộng thì sẽ thu hút một bộ phận lớn dân cư tham gia vào thị trường này.

- Thiếu một thị trường tiền tệ hoàn hảo: Thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư các khoản đầu tư ngắn hạn bằng cách mua cổ phiếu, trái phiếu… Nhưng điều quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư này là tính lỏng mà họ đang nắm giữ. Chính vì vậy, chỉ khi nào các chứng khoán đó được chuyển đổi tự do trên thị trường tiền tệ thì mới hấp dẫn các nhà đầu tư chuyển dang VND để mua chứng khoán. Nhờ đó, hoạt động mua bán, trao đổi ngoại tệ trên thị trường ngoại hối mới có thể phát triển sâu rộng và hoàn chỉnh hơn.

- Việc can thiệp của Ngân hàng Nhà nước quá sâu vào thị trường ngoại hối làm cho các Ngân hàng Thương mại mất quyền chủ động trong việc đảm bảo nguồn ngoại tệ của mình.

- Trình độ nhận thức của người dân về thị trường ngoại hối còn hạn chế. Ngay cả các doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ quen với nghiệp vụ mua bán ngoại tệ trao ngay mà chưa có thói quen mua bán kỳ hạn, họ để mặc rủi ro về

65

tỷ giá. Do vậy, các ngân hàng khó có thể mở rộng các nghiệp vụ mua bán vốn có của thị trường ngoại hối như mua bán kỳ hạn, quyền chọn….

Nguyên nhân chủ quan:

- Kinh doanh ngoại hối còn thụ động, phụ thuộc vào khách hàng, mua bán chưa tận dụng thời cơ, chưa kinh doanh với quy mô lớn. Do hoạt động kinh doanh ngoại hối khó có khả năng mở rộng, phát triển và nâng cao hiệu quả. Mặt khác, hiện nay số nhân viên trong lĩnh vực này tại Phòng còn ít.

- Mặc dù Ngân hàng đã trang bị một số máy móc phục vụ cho kinh doanh ngoại hối: máy fax, vi tính… song so với yêu cầu của một thị trường hối đoái hoàn chỉnh và hoạt động kinh doanh ngoại hối thì Ngân hàng nên đầu tư hơn nữa, tiến tới hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại hối của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)