Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại hối của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 30 - 32)

Mục tiêu 1: Phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng giai đoạn 2011- 6/2014 bằng việc sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp mô tả số liệu:

Nêu ra ý nghĩa của các thông số để từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá các yếu tố đang xem xét hoặc phân tích.

- Phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối:

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Các chỉ tiêu này có cùng một nội dung, một tính chất tương tự nhằm để xác định mức biến động, xu hướng của các chỉ tiêu. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng được so sánh. Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế xã hội.

Phương pháp so sánh số tuyệt đối:

Số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lượng của các sự kiện. Tác dụng của nó là phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng.

Y = Y1 – Y0 (2.1)

Trong đó:

Y0: Chỉ tiêu năm gốc Y1: Chỉ tiêu năm phân tích

Y: Phần chênh lệch tăng/ giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này dùng để so sánh số liệu năm đang tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu kinh tế để xem xét có sự biến động không. Để tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa giá trị

chênh lệch của kỳ phân tích và kỳ gốc với giá trị kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

18 Trong đó:

Y0: Chỉ tiêu năm gốc Y1: Chỉ tiêu năm phân tích

Y: Phần chênh lệch tăng/ giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng giai đoạn 2011- 6/2014 dùng phương pháp phân tích định tính các nhân tố từ môi trường bên ngoài (tâm lý thị trường, đối thủ cạnh tranh, tỷ giá hối đoái…) và môi trường bên trong (nguồn nhân lực, mạng lưới giao dịch…) tác động như thế nào đến kết quả kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng.

Mục tiêu 3: Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng. Sau khi có kết quả phân tích ở mục tiêu 1 và mục tiêu 2, ta đã nhìn nhận được vấn đề của Ngân hàng, từ đó đề ra các giải pháp cho từng trường hợp cụ thể để góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng.

19

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CẦN THƠ VÀ PHÒNG KINH DOANH

NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại hối của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 30 - 32)