2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp thu thập từ phòng Kinh doanh ngoại hối và một số phòng
khác của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ, với số liệu này là cơ sở để phân tích tình hình kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số thông tin từ các nguồn khác như: sách báo, tạp chí kinh tế, webside,…
17
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng giai đoạn 2011- 6/2014 bằng việc sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp mô tả số liệu:
Nêu ra ý nghĩa của các thông số để từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá các yếu tố đang xem xét hoặc phân tích.
- Phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối:
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Các chỉ tiêu này có cùng một nội dung, một tính chất tương tự nhằm để xác định mức biến động, xu hướng của các chỉ tiêu. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng được so sánh. Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Phương pháp so sánh số tuyệt đối:
Số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lượng của các sự kiện. Tác dụng của nó là phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng.
Y = Y1 – Y0 (2.1)
Trong đó:
Y0: Chỉ tiêu năm gốc Y1: Chỉ tiêu năm phân tích
Y: Phần chênh lệch tăng/ giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này dùng để so sánh số liệu năm đang tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu kinh tế để xem xét có sự biến động không. Để tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa giá trị
chênh lệch của kỳ phân tích và kỳ gốc với giá trị kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
18 Trong đó:
Y0: Chỉ tiêu năm gốc Y1: Chỉ tiêu năm phân tích
Y: Phần chênh lệch tăng/ giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng giai đoạn 2011- 6/2014 dùng phương pháp phân tích định tính các nhân tố từ môi trường bên ngoài (tâm lý thị trường, đối thủ cạnh tranh, tỷ giá hối đoái…) và môi trường bên trong (nguồn nhân lực, mạng lưới giao dịch…) tác động như thế nào đến kết quả kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng.
Mục tiêu 3: Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng. Sau khi có kết quả phân tích ở mục tiêu 1 và mục tiêu 2, ta đã nhìn nhận được vấn đề của Ngân hàng, từ đó đề ra các giải pháp cho từng trường hợp cụ thể để góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng.
19
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CẦN THƠ VÀ PHÒNG KINH DOANH
NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG
3.1 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỀN NÔNG THÔN VIỆT NAM THÔN VIỆT NAM
Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam. Đến nay, NHNo&PTNT Việt Nam là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn. NHNo&PTNT Việt Nam là Ngân hàng lớn nhất cả về vốn, tài sản, đội ngủ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2013, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện:
- Tổng tài sản: 705.365 tỷ đồng. - Tổng nguồn vốn: 626.390 tỷ đồng. - Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng. - Tổng dư nợ: trên 530.600 tỷ đồng.
- Mạng lưới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, Chi nhánh Campuchia.
- Nhân sự: gần 40.000 cán bộ, nhân viên.
NHNo&PTNT Việt Nam luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến, là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán ngân hàng (IPCAS) do Ngân hàng thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, ngân hàng đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay, NHNo&PTNT Việt Nam đang có hàng triệu khách hàng là hộ sản xuất, hàng chục ngàn khách hàng là doanh nghiệp. NHNo&PTNT Việt Nam là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 1.000 ngân hàng đại lý tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, là ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến
20
phức tạp, NHNo&PTNT Việt Nam vẫn được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… tín nhiệm, ủy thác triển khai trên 123 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷ USD. Với vị thế là Ngân hàng thương mại – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, NHNo&PTNT Việt Nam đã, đang không ngừng nỗ lực, đạt được nhiều thành tựu khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế của đất nước.
3.2 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CẦN THƠ THÔN CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.2.1 Sơ lược về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Cần Thơ nhánh Cần Thơ
Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ (Agribank Cần Thơ).
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development (viết tắt là VBARD) – Cantho Branch.
Trụ sở chính: Số 03, đường Phan Đình Phùng, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
Điện thoại: (84-710) 3820392
Logo: sử dụng logo chính thức của NHNo&PTNT Việt Nam. Tháng 01/1991, Ngân hàng chính thức lựa chọn logo hình vuông có 4 màu sắc: màu nâu đất, xanh lá cây, vàng, trắng, có 9 hạt lúa vàng kết nối thành hình chữ S – hình đất nước Việt Nam, bên ngoài có chữ “Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam” viền bao xung quanh, bên trong có chữ tiếng Anh: VBA. Năm 1996, sau khi đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, biểu tượng logo đó tiếp tục được Ngân hàng sử dụng và có thay đổi phù hợp với tên mới của ngân hàng và các chữ tiếng Anh viết tắt là VBARD (Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development). Câu slogan: “Mang phồn thịnh đến khách hàng”.
21
3.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng
Nằm trong mạng lưới NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Cần Thơ được thành lập theo quyết định số 30/QDN ký ngày 12/01/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Hiện nay NHNo&PTNT Cần Thơ là chi nhánh cấp 1 của NHNo&PTNT Việt Nam ở Thành phố Cần Thơ. Kể từ ngày 01/01/2004 NHNo&PTNT tỉnh Cần Thơ tách riêng thành NHNo&PTNT Cần Thơ và NHNo&PTNT Hậu Giang, hoạt động độc lập theo quyết định số 57/QĐ.
Bên cạnh việc hoạt động đầy đủ các chức năng của một ngân hàng thương mại được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, các tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước. NHNo&PTNT Cần Thơ luôn khẳng định là ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển, huy động vốn cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho các thành phần kinh tế, là ngân hàng có nhiều kinh nghiệm về đầu tư các dự án trọng điểm. NHNo&PTNT Cần Thơ luôn tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn. Trong quan hệ với khách hàng, luôn nêu cao phương châm hành động “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của NHNo&PTNT Cần Thơ”, quan hệ giữa NHNo&PTNT Cần Thơ với bạn hàng là mối quan hệ “hợp tác cùng phát triển”.
3.2.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban
3.2.3.1 Sơ đồ tổ chức
Căn cứ quyết định 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24 tháng 12 năm 2007 của chủ tịch hội đồng quản trị về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Chi nhánh NHNNo&PTNT TPCT ban hành các quy chế tổ chức và hoạt động với nội dung sau:
- Ban giám đốc: gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc.
- Các phòng nghiệp vụ tại hội sở: gồm Trưởng phòng, Phó phòng và các nhân viên.
Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Cần Thơ được sắp xếp trên cùng là Ban giám đốc và dưới là các phòng ban (Phòng tín dụng, phòng kinh doanh ngoại hối, phòng hành chánh…) cụ thể tổ chức nhân sự của Ngân hàng được thể hiện qua sơ đồ sau đây:
22
Nguồn: Phòng Kế hoạc Tổng hợp NHNo&PTNT Cần Thơ, năm 2014
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của NHNo&PTNT Cần Thơ
Ghi chú:
PHÒNG KT NGÂN QUỸ: Phòng kế và toán ngân quỹ PHÒNG DV Marketing: Phòng dịch vụ và Marketing
PHÒNG KTRA KSOAT NỘI BỘ: Phòng kiểm tra và kiểm soát nội bộ Nhận xét về cơ cấu tổ chức: Từ hình 3.1 trên ta có thể thấy, bộ máy Ngân hàng được sắp xếp từ cao xuống thấp về chức vụ và từ đó mỗi đơn vị thực hiện công việc của mình một cách rõ ràng. Đứng đầu mỗi phòng là các Trưởng phòng, các Phòng lại chịu sự chỉ đạo từ các Phó giám đốc và trên cùng là Giám đốc Ngân hàng được quyền quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hoặc nâng lương, trừ lương đối với cán bộ trong đơn vị mình. Riêng về 3 Phòng Kế hoạch tổng hợp, Tổ chức, Kiểm tra kiểm soát nội bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc, các phòng này nhận lệnh phân công nhiệm vụ cụ thể từ Giám đốc và gửi thông tin phản hồi. Giữa các phòng ban trong Ngân hàng lại có quan hệ chặt chẽ, hợp tác, hỗ trợ nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thông tin, đào tạo trong hoạt động kinh doanh để cùng nhau hoàn thành tốt công việc được giao, góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Cần Thơ.
PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG NGOẠI HỐI PHÓ GIÁM ĐỐC 1 PHÒNG KT NGÂN QUỸ PHÒNG HÀNH CHÁNH PHÓ GIÁM ĐỐC2 PHÒNG DV Marketing PHÒNG ĐIỆN TOÁN PHÓ GIÁM ĐỐC3 PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP PHÒNG TỔ CHỨC PHÒNG KTRA KSOÁT NỘI BỘ GIÁM ĐỐC
23
3.2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Phòng tín dụng: Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại
khách hàng đề xuất các chính sách ưu đãi với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư khép kín: sản xuất, chế biến, xuất khẩu và gắn liền tín dụng sản xuất, lưu thông tiêu dùng. Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế mỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xướng hướng khắc phục…
Phòng kinh doanh ngoại hối: Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT NHNo. Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế. Thực hiện các nghiệp vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài. Thực hiện quản lý thông tin (lưu trữ hồ sơ phân tích, bảo mật, cung cấp liên quan đến công tác của phòng và lập báo cáo theo quy định).
Phòng hành chính: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý, của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt. Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự phòng chống cháy nổ tại cơ quan. Lưu trữ các văn bản có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NHNo&PTNT Việt Nam. Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh. Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính văn thư, phương tiện giao thông, bảo vệ y tế của chi nhánh…
Phòng kế toán và ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam và chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình ngân hàng cấp trên phê duyệt. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT trên địa bàn. Thực hiện các khoản nộp ngân sách theo quy định. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
Phòng điện toán: Tổng hợp thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Sử dụng các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, thống kê hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khắc
24
phục cho hoạt động kinh doanh. Chấp hành chế độ báo cáo thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định. Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị tin học.
Phòng dịch vụ và Marketing: Trực tiếp tổ chức kiểm tra nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Tham mưu cho giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ. Quản lý giám sát thiết bị đầu mối. Giải đáp thắc mắc của khách hàng, xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh và liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý.
Phòng kế hoạch tổng hợp: Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo qui định. Tham mưu cho giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn. Đầu mối tham mưu cho giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo định hướng kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp…
Phòng tổ chức: Thực hiện công tác quy định cán bộ, đề xuất cử cán bộ nhân viên đi công tác, học tập trong nước và nước ngoài. Tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo. Đề xuất hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định nhà nước, Đảng và Ngân hàng nhà nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên trong phạm vi phân cấp ủy quyền tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: Xây dựng công tình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra kiểm toán của NHNo&PTNT Việt