TÌNH HÌNH KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại hối của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 45)

4.1.1 Khái quát tình hình kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng

4.1.1.1 Tỷ trọng các dịch vụ kinh doanh ngoại hối

Nguồn: Phòng Kinh doanh ngoại hối NHNo&PTNT Cần Thơ, 2011- 6/2014

Hình 4.1 Tỷ trọng doanh số các dịch vụ kinh doanh ngoại hối tại NHNo&PTNT Cần Thơ, giai đoạn 2011- 6/2014

Nhìn chung, cơ cấu các dịch vụ kinh doanh ngoại hối có sự phân bố đồng đều qua các năm.

67,2% 69,6% 66% 66,4% 59,4% 19,9% 18,3% 18,1% 18,3% 23,6% 12,9% 12,1% 15,9% 15,3% 17% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2012 2013 6 tháng 2013 6 tháng 2014

33

Mua bán ngoại tệ: là dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất, luôn chiếm khoảng 60% cơ cấu ở tất cả các năm, có mối quan hệ mật thiết với các dịch vụ khác. Gần đây dịch vụ này có sự chuyển dịch giảm dần nhưng không đáng kể từ 69,6% năm 2012 xuống còn 66% năm 2013, sở dĩ có sự giảm sút như vậy là do tỷ giá biến động rất phức tạp, một vài khách hàng thường xuyên giao dịch với Phòng tạm ngừng sản xuất… Còn ở 6 tháng 2014, cơ cấu dịch vụ này giảm còn khoảng 60%, nguyên nhân là do các khách hàng xuất khẩu lâu năm của Ngân hàng chưa xuất hàng hóa nhiều cho các đối tác nước ngoài của họ. Tuy vậy, hiện tại dịch vụ này vẫn là dịch vụ được sử dụng nhiều nhất tại Phòng.

Chuyển tiền: là sự lựa chọn thứ hai trong các dịch vụ kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng. Cơ cấu của dịch vụ này không ổn định qua các năm, nhưng gần đây nhất thì dịch vụ này đã nâng tỷ trọng của mình lên 23,6% vào 6 tháng đầu năm 2014. Cơ cấu này tăng cho thấy các khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng là những khách hàng lâu năm, có sự tin tưởng với Ngân hàng nên sử dụng dịch vụ này nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian do giao dịch đơn giản, ít khâu, ít chứng từ và phí dịch vụ thấp. Song song đó là công tác tìm kiếm thêm nhiều khách mới cho Ngân hàng cũng được thực hiện một cách hiệu quả.

Kiều hối: là dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất nhưng có thể nói đây là dịch vụ có sự chuyển dịch ổn định nhất trong cơ cấu các dịch vụ kinh doanh ngoại hối. Cơ cấu 6 tháng 2014 của dịch vụ này chiếm tới 17%, là tỷ trọng cao nhất mà dịch vụ này đạt được trong những năm gần đây tại Phòng. Điều đó cũng cho thấy, ngoài việc Ngân hàng làm tốt công tác phát triển, đưa dịch vụ này tới gần hơn tới mọi đối tượng khách hàng thì việc bản thân chính khách hàng ngày càng có nhiều điều kiện hơn trong kinh tế cũng quyết định rất nhiều.

4.1.1.2 Doanh số đạt được của từng dịch vụ trong kinh doanh ngoại hối

Cũng như các Ngân hàng khác, hiện nay NHNo&PTNT Cần Thơ thực hiện dịch vụ mua bán ngoại tệ là chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của mình. Ngoài ra tại Phòng còn thực hiện thêm vài dịch vụ khác như chuyển tiền, kiều hối… đều góp phần làm cho hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thêm sôi động và đáp ứng kịp thời nhu cầu giao dịch của khách hàng trên địa bàn thành phố.

34

Bảng 4.1 Doanh số từng dịch vụ kinh doanh ngoại hối của NHNo&PTNT Cần Thơ, giai đoạn 2011- 6/2014

Đvt: nghìn USD, món Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6/2013 6/2014 2012/2011 (%) 2013/2012 (%) 6-2014/6-2013 (%) Mua ngoại tệ Số món - - - - Số tiền 64.200 81.624 74.532 39.028 33.904 27,14 (8,69) (13,13) Bán ngoại tệ Số món - - - - Số tiền 64.220 81.670 74.649 39.039 33.865 27,17 (8,6) (13,25) Chuyền tiền đi

Số món 169 197 208 97 143 16,57 5,58 47,42 Số tiền 7.711 9.914 5.715 2.019 6.590 28,57 (42,35) 226,4 Chuyền tiền đến Số món 6.297 8.109 11.158 5.692 5.920 28,78 37,6 4 Số tiền 30.385 32.929 35.145 19.471 20.333 8,37 6,73 4,43 Kiều hối Western Union Số món 20.678 23.397 27.569 13.447 14.600 13,15 17,83 8,57 Số tiền 16.923 18.257 21.273 10.447 11.099 7,88 16,52 6,24

Kiều hối Swift

Số món 5.836 7.666 10.702 5.434 5.729 31,36 39,6 5,43

Số tiền 7.682 10.264 14.873 7.647 8.218 33,61 44,9 7,47

35

Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy rằng doanh số từ dịch vụ mua- bán ngoại tệ, chuyển tiền, kiều hối đều có xu hướng tăng, tuy năm 2013 doanh số từ dịch vụ chính là mua bán ngoại tệ bắt đầu giảm nhẹ tuy nhiên dịch vụ này vẫn giữ giá trị cao nhất trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng.

Mua bán ngoại tệ: trong những năm qua, dịch vụ này là dịch vụ dẫn đầu trong kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng vì nó đáp ứng kịp thời và nhanh chóng những nhu cầu của khách hàng trong việc trao đổi ngoại tệ thành đồng Việt Nam hoặc ngược lại để phục vụ cho thanh toán trao đổi hay ít nhất là tiêu dùng trong nước… Ngoài ra, việc mua bán ngoại tệ với Ngân hàng cũng được thực hiện rất nhanh chóng, tiện lợi và đơn giản, các nhân viên sẽ tư vấn và hướng dẫn tận tình, kỹ lưỡng để biết được khách hàng đang mong muốn gì. Tuy vậy, mua bán ngoại tệ cũng giống như các nghiệp vụ khác, cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định, cụ thể là mua bán ngoại tệ chịu ảnh hưởng khá nhiều từ tỷ giá hối đoái. Năm 2013 cả doanh số mua và bán ngoại tệ của Ngân hàng điều giảm so với năm trước đó. Vì vậy, Ngân hàng cần theo dõi sát sao tỷ giá trên thị trường để có thể kinh doanh hợp pháp và sinh lãi cho Ngân hàng, phối hợp và hoạt động thống nhất với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Có quan hệ mua bán lâu dài với những khách hàng uy tín, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới đáng tin để mở rộng thêm việc kinh doanh mua bán ngoại tệ của chính Ngân hàng.

Dịch vụ chuyển tiền: Nhìn vào bảng 4.1 trên ta có thể nhận ra, doanh số từ dịch vụ chuyển tiền của Ngân hàng tăng đều qua các năm, riêng doanh số chuyển tiền đi của năm 2013 là giảm 42,3% so với năm 2012. Về số món của dịch vụ này ít hơn so với dịch vụ kiều hối, tuy nhiên doanh số luôn cao hơn dịch vụ kiều hối. Về cơ bản, chuyển tiền là một phương thức của thanh toán xuất khẩu, nhưng tại Phòng Kinh doanh ngoại hối, chuyển tiền vẫn được xếp vào một dịch vụ kinh doanh ngoại hối. Vì nếu muốn chuyển tiền đi hay chuyển tiền đến thì các khách hàng cũng đồng thời thực hiện việc mua bán ngoại tệ với Ngân hàng thì mới có thể sử dụng tiền đó trên lãnh thổ Việt Nam. Kết quả phân tích từ bảng trên cho thấy số món của dịch vụ này là ít nhưng doanh số luôn ở mức cao. Để lý giải được điều đó, ta cần phải biết Cần Thơ là thành phố thuộc miền Tây của nước ta, đa số những người miền Tây sinh sống tại nước ngoài là do họ lập gia đình với người nước ngoài rồi làm ăn bên đó, không như khu vực miền Bắc, miền Trung hay miền Đông của nước ta đa số là xuất khẩu lao động. Cũng chính vì vậy, nên những người miền Tây định cư ở nước ngoài họ có thể tích góp tiền và gửi tiền về cho thân nhân họ bên này với số lần gửi ít hơn nhưng số tiền thì lại có giá trị hơn.

36

Hành động đó cũng đồng thời làm giảm chi phí cho khách hàng trong những lần chuyển tiền, tuy Ngân hàng sẽ thu phí ít lại nhưng vẫn giữ chân được những khách hàng trung thành và điều đó rất có ý nghĩa cho việc kinh doanh của những Ngân hàng hiện nay.

Dịch vụ kiều hối: có thể nhận thấy dịch vụ này đang có giá trị tăng dần qua các năm cả về số món lẫn giá trị. Điều đó cho thấy Ngân hàng ngày càng có mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với các khách hàng, số món tăng cao mang lại cho Ngân hàng lợi nhuận từ việc thu phí của chuyển và nhận kiều hối, trường hợp khách hàng không có ngoại tệ có thể đề nghị Ngân hàng bán ngoại tệ cho mình và thực hiện các thủ tục chuyển tiền kiều hối ngay sau đó. Dịch vụ này sẽ được đề cập nhiều hơn ở những phần phân tích phía dưới.

4.1.2 Các dịch vụ cụ thể của Phòng Kinh doanh ngoại hối

4.1.2.1 Mua – bán ngoại tệ

Xuất phát từ việc đảm bảo cân đối thu chi ngoại tệ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của đất nước, đáp ứng quan hệ cung cầu ngoại tệ cho các khách hàng của mình, trong điều kiện kinh doanh tín dụng gặp nhiều rủi ro, việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ là quan trọng và mang lại hiệu quả cao. Kinh doanh ngoại tệ luôn được coi là thế mạnh góp phần hỗ trợ phát triển các dịch vụ khác như thanh toán xuất nhập khẩu, chi trả kiều hối, cung cấp tín dụng, hổ trợ du học… Kinh doanh ngoại tệ là một điển hình làm thay đổi nguồn thu cho NHNo&PTNT Cần Thơ trong các năm qua. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng tập trung chủ yếu vào mua bán ngoại tệ trao ngay, mục đích kinh doanh chủ yếu là phục vụ khách hàng, các nghiệp vụ kinh doanh còn đơn giản và loại ngoại tệ mà Ngân hàng áp dụng trong kinh doanh phần lớn là USD. Để hiểu hơn về tình hình kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng, ta hãy phân tích hoạt động này trong giai đoạn 2011- 6/2014.

Doanh số mua bán ngoại tệ (2011- 6/2014)

Tổng doanh số mua bán ngoại tệ thể hiện quy mô kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng là nhiều hay ít. Trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, cuối ngày chi nhánh sẽ quy đổi tất cả các ngoại tệ mua vào và bán ra trong ngày thành USD. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng thực hiện việc mua bán ngoại tệ theo quy chế điều hòa ngoại tệ nội bộ. Ta thấy, do nhu cầu ngoại tệ ở mỗi thời điểm khác nhau nên doanh số mua bán ngoại tệ có sự dao động qua các năm, cụ thể thể hiện ở bảng 4.2 dưới đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

37

Bảng 4.2 Doanh số mua bán ngoại tệ của NHNo&PTNT Cần Thơ, giai đoạn 2011- 6/2014

Đvt: nghìn USD

Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012 6-2014/6-2013

2011 2012 2013 6/2013 6/2014 (+/-) % (+/-) % (+/-) %

Doanh số mua 64.200 81.624 74.532 39.028 33.904 17.424 27,14 (7.092) (8,69) (5.124) (13,13) Doanh số bán 64.220 81.670 74.649 39.039 33.865 17.450 27,17 (7.021) (8,6) (5.174) (13,25)

38

Qua bảng 4.2, chúng ta có thể thấy doanh số mua bán ngoại tệ của NHNo&PTNT Cần Thơ là không ổn định, cụ thể là:

- Từ năm 2011 đến năm 2012, doanh số mua và doanh số bán ngoại tệ của Ngân hàng đều tăng cao khoảng 27,2%. Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2012 tăng là do có nguồn ngoại tệ dồi dào, Ngân hàng có đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, am hiểu nghiệp vụ, áp dụng tỷ giá linh hoạt. Ngoài ra, địa bàn kinh doanh của ngân hàng có nhiều công ty lớn thường xuyên quan hệ thanh toán mua bán và chuyển tiền qua ngân hàng như: Công ty cổ phần Mekong, Công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản Quang Minh, Công ty cổ phần thủy sản Nam Sông Hậu, Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ Thúy Sơn…

- Giai đoạn 2012- 2013: Doanh số mua và doanh số bán ngoại tệ của Ngân hàng đều giảm nhưng không đáng kể chỉ khoảng 8,7%. Nguyên nhân do thời điểm đó, tỷ giá biến động rất phức tạp. Cũng thời gian đó, một vài khách hàng của Ngân hàng là các công ty, doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, hoặc ngừng sản xuất kinh doanh do những lý do khác nhau… cho nên việc thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ với Ngân hàng bị giảm xuống.

- 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014: Cả doanh số mua và doanh số bán ngoại tệ của 6 tháng đầu năm 2014 đều giảm vào khoảng 13,2% so với 6 tháng cùng kì. Sở dĩ có sự suy giảm như vậy là do 2 quý đầu của năm nay, các nhà xuất khẩu thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long chưa giao dịch nhiều với các đối tác nước ngoài của họ. Các nhà nhập khẩu nước ngoài nhập khẩu tôm, cá tra.. về phục vụ cho các dịp lễ cuối năm như Noel…, 2 quý đầu của năm thường không phải là mùa của xuất khẩu. Cho nên các nhà xuất khẩu trong nước cũng chưa giao dịch mua bán ngoại tệ nhiều với Ngân hàng trong thời gian này.

Phân tích doanh số mua ngoại tệ theo cơ cấu khách hàng

Khách hàng xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với khách hàng kiều hối, vãng lai trong cơ cấu mua ngoại tệ của Ngân hàng, chiếm hơn 65% ở hầu hết các năm gần đây. Do đặc tính sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long về các mặt hàng chủ lực như gạo, thủy sản… đã mang lại cho các nhà xuất khẩu tại đồng bằng nguồn ngoại tệ lớn, từ đó các doanh nghiệp này sẽ giao dịch bán lại ngoại tệ cho Ngân hàng hay các ngân hàng khác trên địa bàn, nên nguồn mua từ khách hàng này luôn cao hơn hẳn so với các khách hàng khác. Để hiểu rõ hơn về cơ cấu mua ngoại tệ của Ngân hàng, ta hãy quan sát hình 4.2 dưới đây:

39

Nguồn: Phòng Kinh doanh ngoại hối NHNo&PTNT Cần Thơ, 2011- 6/2014

Hình 4.2 Cơ cấu mua ngoại tệ của NHNo&PTNT Cần Thơ, giai đoạn 2011- 6/2014

- Khách hàng xuất khẩu: luôn chiếm tỷ trọng cao và trên 65% cơ cấu mua ngoại tệ của Ngân hàng trong những năm gần đây. Chuyển dịch cơ cấu của khách hàng này là tương đối ổn định qua các năm. Tuy năm 2012, tỷ trọng của khách hàng xuất khẩu giảm còn khoảng 65,5% thấp hơn so với 2011, nhưng doanh số mua ngoại tệ từ khách hàng này vẫn cao hơn năm trước đó, điều đó cho thấy tỷ trọng mua từ khách hàng kiều hối, vãng lai đã tăng đáng kể. Sang năm 2013, tỷ trọng mua từ khách hàng xuất khẩu đã tăng trở lại, chiếm trên 70% cơ cấu mua ngoại tệ. Mặc dù doanh số mua ngoại tệ của năm này giảm so với năm 2012, nhưng tỷ trọng mua từ khách hàng này vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong cơ cấu mua.

- Khách hàng kiều hối, vãng lai: đây là nguồn mua chiếm tỷ trọng thấp hơn so với khách hàng xuất khẩu và có sự chuyển dịch không ổn định. Điển hình là năm 2012, tỷ trọng mua từ khách hàng này tăng mạnh chiếm gần 35% cơ cấu mua ngoại tệ. Một mặt là do ở thời điểm đó, nguồn kiều hối chuyển từ nước ngoài Việt Nam tăng cao, thân nhân của những người chuyển tiền kiều hối về đây có nhu cầu sử dụng, chi trả vì mục đích riêng nên phải bán lại cho Ngân hàng, cụ thể là NHNo&PTNT Cần Thơ, có quan hệ làm ăn lâu dài với nhiều khách hàng cá nhân trên địa bàn, mặt khác doanh số mua ngoại tệ ở năm này tăng cao so với năm 2011 ở cả hai nguồn mua. Nhưng đến năm 2013, tỷ trọng mua từ chính khách hàng này lại giảm chỉ còn khoảng 28%.

Thu hút ngoại tệ là một trong những nghiệp vụ quan trọng của NHTM cũng như của NHNo&PTNT Cần Thơ. Nguồn thu ngoại tệ của Ngân hàng được thể hiện cụ thể ở bảng 4.3 như sau:

71,8% 65,5% 71,9% 69,4% 69,6% 28,2% 34,5% 28,1% 30,6% 30,4% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2011 2012 2013 6 tháng 2013 6 tháng 2014

40

Bảng 4.3 Doanh số mua ngoại tệ theo cơ cấu khách hàng của NHNo&PTNT Cần Thơ, giai đoạn 2011- 6/2014

Đvt: nghìn USD

Khách hàng Năm 2012/2011 2013/2012 6-2014/6-2013

2011 2012 2013 6/2013 6/2014 (+/-) % (+/-) % (+/-) % Khách hàng xuất khẩu 46.090 53.501 53.594 27.098 23.598 7.411 16,08 93 0,17 (3.500) (12,92)

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại hối của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 45)