MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại hối của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 78)

DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG

Kinh doanh ngoại tệ là một trong những nghiệp vụ không thể thiếu được trong các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng thời hiện đại. Hơn nữa, đây là một hoạt động mang tính phức tạp, rủi ro cao và chịu ảnh hưởng của nhiều biến cố kinh tế, xã hội, chính trị…Để có thể cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường thì các Ngân hàng Thương mại phải đưa ra các giải pháp riêng cho mình. Việc có những biện pháp đúng đắn sẽ giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho chính ngân hàng. Thực tiễn chỉ ra rằng, nguyên nhân nào thì cần có giải pháp kèm theo để tổ chức thực hiện. Xuất phát từ thực trạng kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng trong thời gian vừa qua, căn cứ vào một số tồn tại trong hoạt động kinh doanh ngoại hối cùng với những kiến thức đã tích lũy được và qua thời gian thực tập tại Ngân hàng, người viết xin nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại NHNo&PTNT Cần Thơ như sau:

- Nâng cao chất lượng nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối hiện có: Đối với nghiệp vụ mua bán giao ngay mà Ngân hàng đang áp dụng thì tiếp tục mở rộng quy mô thực hiện nghiệp vụ bằng các chính sách thu hút khách hàng đến giao dịch ngoại tệ với mình; giữ uy tín với khách hàng, thanh toán đúng hạn, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

- Mở rộng thêm các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối: Hiện nay NHNo&PTNT Cần Thơ đã bắt đầu thực hiện nghiệp vụ kỳ hạn nhưng số lượng còn rất ít, còn nghiệp vụ hoán đổi và quyền chọn thì chưa có. Các nhân tố ảnh hưởng lên tỷ giá kỳ hạn và hoán đổi là tỷ giá giao ngay, chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền trong giao dịch và thời hạn hợp đồng. Vì mục đích

66

chính của việc sử dụng các nghiệp vụ này là phòng chống rủi ro tỷ giá nên cần phải khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi.

-Đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong kinh doanh: Trong điều kiện thương mại toàn cầu, việc sử dụng chủ yếu đồng USD là không còn phù hợp nữa. Đa dạng hóa các loại ngoại tệ một mặt đáp ứng nhu cầu cụ thể về ngoại tệ đó cho khách hàng khiến khách hàng tìm đến Ngân hàng thường xuyên hơn, mặt khác sẽ chia sẻ, phân tán rủi ro trong khi tỷ giá của các ngoại tệ khác nhau có những biến động phụ thuộc vào nhiều yếu tố không kiểm soát được. Hiện nay, không nên quá chú trọng vào đồng USD mà nên mở rộng kinh doanh ra những loại ngoại tệ khác như EUR, JPY, GBP… Với tỷ giá của USD luôn biến động và chênh lệch tỷ giá khoảng 0.05% thì các loại ngoại tệ khác chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán là rất cao lên tới 1-1,8%. Đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong kinh doanh góp phần đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để có kế hoạch duy trì trạng thái ngoại hối và các loại ngoại tệ thì cần xem xét tìm hiểu nhu cầu khách hàng để đưa ra chính sách tối ưu tránh tình trạng khách hàng cần ngoại tệ này mà Ngân hàng thì có ngoại tệ khác.

-Đẩy mạnh tài trợ xuất khẩu: Tài trợ xuất khẩu là một công cụ, đòn bẫy để kích thích xuất khẩu, đẩy mạnh hoạt động ngoại thương, phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng. Tài trợ xuất khẩu một mặt giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, mang lại nguồn thu lớn cho đất nước. Mặc khác, Ngân hàng có thêm được nhiều khách hàng, do các doanh nghiệp xuất khẩu này bán ngoại tệ lại cho Ngân hàng, vừa tạo nên mối quan hệ thân thiết với khách hàng vừa đảm bảo được nguồn thu ngoại tệ ổn định từ những khách hàng này.

-Xây dựng chính sách khách hàng: Chính sách khách hàng có một vị thế hết sức quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng Thương mại. Giải pháp về một chính sách khách hàng đúng đắn sẽ là yếu tố quyết định vị trí của Ngân hàng trong cuộc cạnh tranh gay gắt về thị phần trên thị trường ngoại hối của các NHTM. Chủ động tìm kiếm khách hàng là một hoạt động không thể thiếu trong chiến lược khách hàng nhằm mở rộng hoạt động và nâng cao số lượng khách hàng đến với mình. Ngân hàng nên chủ động tìm kiếm thêm những khách hàng có hoạt động xuát nhập khẩu, mở rộng mạng lưới giao dịch có những chính sách ưu đãi, sản phẩm dịch vụ tiện ích để thu hút khách hàng này, vì đây vừa là nguồn thu ngoại tệ vừa là nguồn bán ngoại tệ của Ngân hàng. Có chính sách giá cả hợp lý cho khách hàng, chính sách giá cả phải được áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp trên cơ sở cân đối vốn, chi phí, lợi nhuận, thị phần và các mục tiêu khác mà Ngân hàng theo

67

đuổi. Tuyệt đối không vì chạy theo lợi nhuận mà làm mất đi khách hàng thân thiết. Ngân hàng nên tiến hành phân loại khách hàng. Với nhóm khách hàng có mối quan hệ lâu dài, khối lượng giao dịch lớn và có uy tín sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi, mua bán ngoại tệ với giá cả ưu đãi…

- Nâng cao trình độ cán bộ làm công tác kinh doanh ngoại hối: Trong điều kiện thị trường ngoại hối của Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, việc đầu tư nâng cao trình độ và đầu tư cho đội ngũ cán bộ làm công tác kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng là cần thiết. Để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác này, Ngân hàng cần thực hiện các việc như sau: tổ chức đào tạo những người làm công tác này thông qua việc cử đi tham gia các lớp tập huấn tại các trường đại học có uy tín, nếu có thêm điều kiện thì đi nước ngoài- những nơi có thị trường ngoại hối phát triển; mời các chuyên gia có kinh nghiệm đến Ngân hàng để các nhân viên có điều kiện tiếp xúc và học hỏi kinh nghiệm trực tiếp; tuyển dụng nhân sự mới cho hoạt động kinh doanh này cần quan tâm đến khả năng phân tích, trình độ ngoại ngữ, vi tính và những kiến thức liên quan đến thị trường ngoại hối..

68

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

NHNo&PTNT Cần Thơ là một trong những Ngân hàng Thương mại hàng đầu Việt Nam, có thương hiệu lâu đời, quy mô vững chắc và tầm ảnh hưởng rộng trên thị trường tài chính- ngân hàng, NHNo&PTNT Cần Thơ có sẵn cho mình một nền tảng vững chắc không những về nguồn vốn, uy tín mà còn kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối.

Kinh doanh ngoại hối là một trong những nghiệp vụ quan trọng của NHTM. Hoạt động kinh doanh ngoại hối có hiệu quả sẽ góp phần thực hiện thành công chiến lược kinh doanh của Ngân hàng, đạt được mục tiêu về lợi nhuận, khách hàng… Ngoài ra hoạt động này còn góp phần thúc đẩy các hoạt động khác cùng phát triển, đưa Ngân hàng tiến nhanh hơn trên con đường hội nhập. Mặc dù có những thành công, đóng góp nhưng bên cạnh đó Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn và vướng mắc trong quá trình thực hiện. Để phát triển trong thời gian tới, việc đưa ra các giải pháp hoàn chỉnh không phải là vấn đề đơn giản mà đòi hỏi sự nghiên cứu lâu dài, có thời gian để đúc kết kinh nghiệm. Trước mắt, lãnh đạo và cán bộ Ngân hàng càng phải cố gắng nhiều hơn nữa để vượt qua khó khăn, khắc phục những điểm yếu và phát huy hơn nữa những thế mạnh vốn có. Ngoài ra, cũng phải chú ý đến những giải pháp thiết thực để giải quyết những tồn tại, vướng mắc trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối, cũng cố và nâng cao vị thế của Ngân hàng. Bên cạnh đó, còn có thể cùng với Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước và các NHTM khác đẩy lùi lạm phát, giúp đất nước thoát khỏi suy thoái toàn cầu và tiến lên xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh.

6.2 KIẾN NGHỊ

Với việc phân tích tình hình kinh doanh ngoại hối của NHNo&PTNT Cần Thơ và được tiếp xúc với thực tế cho nên người viết có một vài ý kiến đóng góp nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng ngày càng phát triển.

6.2.1 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương

- Xây dựng môi trường kinh tế thuận lợi: Ngoài việc có những chính sách thích hợp để phát triển kinh tế, Chính phủ cần đa phương hóa, đa dạng hóa cá mối quan hệ kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu, hợp tác, xây dựng mối quan hệ tốt với các nước trên thế giới. Như thế hoạt động ngoại thương sẽ

69

ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngoại hối.

- Hoàn thiện cơ chế pháp lý: Bất kể hoạt động kinh doanh nào trong nền kinh tế cũng đều chịu sự điều tiết của luật pháp, hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng cũng thế, không chỉ bị chi phối bởi luật pháp trong nước mà còn cả những quy định, luật pháp của thế giới. Vì vậy, có một cơ chế pháp lý hoàn thiện là điều rất cần thiết, giúp cho hoạt động kinh doanh ngoại hối điễn ra được dễ dàng, thống nhất, giảm thiểu được rủi ro và tranh chấp giữa các bên tham gia. Để làm được điều này, khi Chính phủ xây dựng những văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại hối cần có tính tập trung, không rời rạc, phải cụ thể hóa nội dung và cần có những văn bản đi kèm để làm rõ và hướng dẫn các tổ chức kinh tế thực hiện.

6.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Hội sở và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Việt Nam

Cần quan tâm mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng đại lý trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngoại hối phát triển. NHNo&PTNT Việt Nam nên phối hợp chặt chẻ với các tổ chức tín dụng quốc tế, Phòng Thương mại Quốc tế… để cập nhật thông tin nhanh chóng và đầy đủ về những thay đổi trong giao thương quốc tế. Cần có các chính sách thích hợp để thị trường chứng khoán nước ta phát triển mạnh và sôi động hơn nhằm làm giảm sức ép lên ngân hàng trong việc cấp vốn hoạt động cho doanh nghiệp.

Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động tín dụng tại các tổ chức tín dụng, bồi dưỡng đội ngũ chuyên viên thực hiện công tác thanh tra của Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Hội sở tăng cường kiểm soát chi phí hoạt động, khuyến khích tiết kiệm chi phí, hạn chế tối đa các khoản chi phí bất hợp lý.

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước

1. Dương Hữu Hạnh, 2012. Thanh toán quốc tế, các nguyên tắc và thực hành. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống Kê.

2. Đỗ Thị Như Quỳnh, 2006. Kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam- Thực trạng và giải pháp. Luận văn đại học, Đại học

Ngoại thương.

3. Lê Thị Minh Huyền, 2008. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Luận văn đại học, Học việc Tài chính.

4. Lê Văn Tề, 2002. Kinh doanh ngoại hối và xác định tỷ giá. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

5. Lê Văn Tề, 2009. Thanh toán quốc tế trong ngoại thương. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động xã hội.

6. Mai Thị Phương Thảo, 2005. Hoạt động Kinh doanh ngoại tệ tại Sở giao

dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Thực trạng và giải pháp.

Luận văn đại học, Đại học Ngoại thương.

7. Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, 2014. Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại. Thành Phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Kinh tế tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Minh Kiều, 2008. Thanh toán quốc tế. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

9. Nguyễn Thanh Nguyệt, Ths. Thái Văn Đại, 2010. Quản trị Ngân hàng Thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

10. Nguyễn Thị Hồ, 2008. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam. Luận văn

đại học, Đại học An Giang.

11. Nguyễn Văn Tiến, 2003. Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

12. Thái Văn Đại, 2010. Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng Thương mại.

Cần Thơ: Nhà xuât bản Đại học Cần Thơ.

13. Trầm Thị Xuân Hương, 2006. Thanh toán quốc tế. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

14. Trần Hồng Diễm, 2010. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Kiên Giang. Luận văn đại học, Đại học Cần Thơ.

71

Tài liệu online

15. Agribank, 2013. Báo cáo thường niên. [Online] Available at:

http://agribank.com.vn/91/1953/thu-vien/to-thong-tin-agribank/nam-

2013.aspx. [Accessed 08 Sep 2014].

16. Agribank, 2013. Biểu phí thanh toán quốc tế. [Online] Available at:

http://www.agribank.com.vn/31/820/tin-tuc/hoat-dong-

agribank/2013/03/6379/thong-bao--bieu-phi-dich-vu-the-agribank--co-hieu-

luc-tu-ngay-15-03-2013-.aspx. [Accessed 03 Oct 2014].

17. Agribank, 2010, Dịch vụ nhận và chi trả kiều hối qua Western Union.

[Online] Available at:http://agribank.com.vn/61/999/khach-hang-ca- nhan/dich-vu-kieu-hoi/dich-vu-nhan-va-chi-tra-kieu-hoi-qua-western-

union.aspx. [Accessed 03 Oct 2014].

18. Chính phủ, 2006. Nghị định số 160/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối. [Online] Available at:

http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id

=1&mode=detail&document_id=19098. [Accessed 12 Nov 2014].

19. Chính phủ, 2014. Nghị định số 70/2014/NĐ-CP, Qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ngoại hối. [Online] Available at:

http://hanam.gov.vn/vi-

vn/stp/Pages/Article.aspx?ChannelID=28&articleID=893. [Accessed 12 Nov

2014].

20. Chính Phủ, 2014. Nghị định: Qui định chi tiết thi hành một số điều của

Pháp lệnh ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối. [Online] Available at:http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh- 70-2014-ND-CP-huong-dan-Phap-lenh-Ngoai-hoi-va-Phap-lenh-Ngoai-hoi-

sua-doi-vb240350.aspx [Accessed 05 Oct 2014].

21. Eximbank, 2013. Biểu phí thanh toán quốc tế. [Online] Available

at:www.eximbank.com.vn/vn. [Accessed 03 Oct 2014].

22. PV Hoàng Phong, 2013. Agribank Chi nhánh TP.Cần Thơ đồng hàng cùng chương trình “tam nông”. [Online] Available at:

http://diendanhoptacdautu.com/chuyen-de/agribank-chi-nhanh-tp-can-tho-

dong-hang-cung-chuong-trinh-%E2%80%9Ctam-nong%E2%80%9D.

[Accessed 08 Sep 2014].

23. Ngân hàng Á Châu, 2013. Biểu phí thanh toán quốc tế. [Online]

72

PHỤ LỤC

Bảng 1 So sánh mức phí dịch vụ chuyển tiền của NHNo&PTNT Cần Thơ với một số NHTM khác trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Dịch vụ chuyển tiền

Đvt Mức phí

Agribank Eximbank ACB

Đã có VAT Chưa có VAT Chưa có VAT Nhận chuyển tiền

(chuyển tiền đến)

USD 0,05% (tối đa 55 USD, tối thiểu 5,5 USD) 0,05% (tối đa 100USD, tối thiểu 2USD) 0,05% Phí thoái hối lệnh chuyển tiền cho Ngân hàng nước ngoài

USD/món 15 10 10

Nguồn: Phòng Kinh doanh ngoại hối NHNo&PTNT Cần Thơ, www.acb.com.vn,

73

Bảng 2 Tổng hợp doanh số mua bán USD NHNo&PTNT Cần Thơ, 2012

Đvt: USD

Mặt hàng Tên đơn vị Mua, bán USD

Doanh số mua Doanh số bán

Thủy sản

CTY TNHH CN TS MIỀN NAM 7.977.300

SOHAFOOD 6.811.500 2.500

CTY TNHH TS NAM PHƯƠNG 7.096.600 77.000 CTY TNHH TS QUANG MINH 3.340.000

CTY TNHH TS MIỀN TÂY 292.000 119.000

CTY CP TS HÙNG ANH 150.000

DOHACO 6.700.000

CTY TS NAM SÔNG HẬU 2.802.000 292.000

CTY PANGA MEKONG 231.700 762.800

MEKONG GROUP 92.420

TNHH THÁI BÌNH DƯƠNG 1.438.700

CTY THIÊN MÃ 57.700

Tổng 36.989.920 1.253.300

Dăm gỗ CTY TNHH THÚY SƠN 887.400

CTY CP ĐẦU TƯ THÚY SƠN 10.428.700 1.155.500

Tổng 11.316.100 1.155.500 Gạo CTY CP MEKONG 1.644.090 CTY TNHH THANH NGỌC 196.800 1.791.000

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại hối của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)