Tỷ lệ trứng có phôi

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bột lá keo giậu và bột lá sắn trong khẩu phần đến năng suất, chất lượng trứng giống của vịt super meat (Trang 69 - 70)

Sau khi đưa trứng vào ấp, trứng được xác định là có hoặc không có phôi bằng cách soi trứng bằng thiết bị soi lần 1 vào ngày thứ 6 và lần 2 vào ngày thứ

10 kể từ khi ấp. Tỷ lệ trứng có phôi được trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Tỷ lệ trứng có phôi ở các giai đoạn thí nghiệm (%) Lô TN (n = 150) Giai đoạn (ngày) ĐC TN1 (BLKG) TN2 (BLS) 1 - 10 92,00 92,67 93,33 11 - 20 93,33 94,67 96,00 21 - 30 92,67 95,33 97,33 31 - 40 94,00 95,33 96,67 41 - 50 92,00 94,67 95,33 51 - 60 94,00 94,00 97,33 TB 93,00a 94,33b 96,00c

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê, với P< 0,05

Số liệu bảng 3.8 cho thấy, trong 10 ngày đầu tỷ lệ trứng có phôi của 3 lô dao động từ

92- 93,33%, chênh lệch giữa TN1 và TN2 với đối chứng khoảng từ 0,67 - 1,33 %.

Từ đợt ấp thứ 2 (ngày TN thứ 11 - 20) đến đợt ấp thứ 6 (ngày TN thứ 51 - 60), tỷ lệ trứng có phôi của lô ĐC ổn định ở mức 93,33 - 94 %, tỷ lệ trứng có phôi của lô TN1 (BLKG) tăng lên ở mức 94 - 95 %, còn lô thí nghiệm 2 (BLS) tăng lên ở mức 96 - 97 %.

Như vậy, BLKG và BLS có tác động rõ rệt đến tỷ lệ trứng có phôi sau 10 ngày vịt được ăn bột lá. Tác động của BLS đến tỷ lệ này lớn hơn BLKG.

Tính trung bình 6 đợt ấp tỷ lệ trứng có phôi/trứng ấp của lô ĐC đạt 93 % tương

94,33 % cao hơn lô đối chứng là 1,33 %, lô TN2 (BLS) đạt 96 % cao hơn lô đối chứng là 3 %. 2 lô thí nghiệm có sự sai khác rõ rệt so với lô đối chứng (P<0,05). Như vậy, BLKG và BLS có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ trứng có phôi của vịt super meat, cải thiện và làm tăng tỷ lệ trứng có phôi/ trứng ấp. Tỷ lệ trứng có phôi ở các lô thí nghiệm có BLKG và BLS tăng lên có thể do carotenoid trong khẩu phần đã tích lũy trong lòng đỏ

trứng và có tác dụng kích thích sự phát triển của phôi thai vịt.

Số liệu bảng 3.8 còn cho thấy tỷ lệ trứng có phôi/ trứng ấp trung bình của lô TN2 (BLS) cao hơn lô TN1 (BLKG) và có sự khác biệt rõ rệt (p<0,05). Cụ thể, tỷ lệ trứng có phôi/ trứng ấp trung bình của lô TN2 (BLS) đạt 96%; lô TN1 (BLKG) đạt 94,33 %. Lô TN2 (BLS) cao hơn lô TN1 (BLKG) 1,67 %.

Như vậy, khẩu phần ăn có chứa BLKG và BLS đều có ảnh hưởng tốt và làm tăng tỷ lệ trứng có phôi/trứng ấp. Khẩu phần có chứa 6 % BLS đem lại kết quả cao hơn khẩu phần có chứa 6 % BLKG. Điều này chứng tỏ BLS có ảnh hưởng tốt hơn BLKG đến tỷ lệ trứng có phôi/ trứng ấp. Tỷ lệ trứng có phôi của lô TN1 (BLKG) thấp hơn lô TN2 (BLS) có thể do độc tố mimosin có trong BLKG là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của phôi thai vịt.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bột lá keo giậu và bột lá sắn trong khẩu phần đến năng suất, chất lượng trứng giống của vịt super meat (Trang 69 - 70)