Kết quả nghiên cứu sử dụng bột lá sắn

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bột lá keo giậu và bột lá sắn trong khẩu phần đến năng suất, chất lượng trứng giống của vịt super meat (Trang 36 - 37)

Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu trồng và sử dụng bột lá để bổ sung vào khẩu phần ăn của vật nuôi như các loại bột lá cây họ đậu, bột lá keo giậu, bột cỏ stylo, bột lá sắn …và đạt nhiều kết quả tốt trong chăn nuôi.

Theo Juilian Buitrago (2006) [82] thân, lá cây sắn sau khi trồng 3 tháng, nghiền thành bột và bổ sung vào thức ăn hỗn hợp của gia cầm với tỷ lệ < 6 % sẽ đạt được kết quả tốt.

Buitrago và cs (2002) [57] cho biết đối với bột lá sắn thì yếu tố gây hạn chế sử

dụng là xơ của lá sắn. Vì vậy, không nên sử dụng quá 6 - 8 % trong khẩu phần. Khi sử dụng với số lượng thấp trong khẩu phần thì lá sắn vẫn là thành phần quan trọng cấu thành protein và sắc tố trong trứng của gà đẻ.

Ross và cs (1969) [105] đã thí nghiệm bổ sung bột lá sắn cho gà đẻ trứng và kết luận: Bổ sung từ 4 - 5 % bột lá sắn trong khẩu phần của gà sinh sản có bổ

sung thêm methionin và dầu thực vật đã làm tăng sắc tố lòng đỏ trứng gà. Vậy bột lá sắn có một số sắc tố màu vàng cung cấp cho sắc tố lòng đỏ trứng, và nó có thể thay thế hoàn toàn cho cỏđinh lăng trong khẩu phần ăn của gà đẻ.

Ở Ấn Độ, người ta đã nghiên cứu sử dụng bột lá sắn thay thế 50 % bột củ sắn trong khẩu phần của gà đẻ, kết quả cho thấy khẩu phần có bột lá sắn đã làm tăng tỷ lệđẻ lên 12 % so với bột củ sắn (Pillai và cs, 1968) [97].

Theo Duong Thanh Liem và cs (1998) [66] khi sử dụng bột lá sắn với các tỷ

lệ 0; 2; 4; 6 % bổ sung vào thức ăn cho gà sinh sản thì có tác dụng tốt, tỷ lệ caroten và vitamin A trong lòng đỏ trứng tăng theo tỷ lệ bổ sung bột lá sắn vào thức ăn. Theo tác giả thì mức thích hợp là 3 % sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.

Ngành chăn nuôi nước ta đặc biệt là chăn nuôi gia cầm đang có một tiềm năng phát triển lớn nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta đang đứng trước nhiều cơ hội lớn cũng như nhiều thách thức mới, điều đó đòi hỏi ngành chăn nuôi gia cầm phát triển theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, tăng nhanh cả về

quy mô, sản lượng hiệu quả kinh tế.

Trong những năm gần đây có nhiều nhà khoa học nghiên cứu chế biến và sử

dụng bột lá thực vật trong chăn nuôi.

Từ Quang Hiển (1995) [11] đã nghiên cứu chế biến bột lá sắn để nuôi gà thịt, gà đẻ trứng, lợn thịt cho kết quả tốt. Tác giả đã kết luận có thể phối hợp 4 - 6 % trong khẩu phần ăn gà thịt, 10 - 15 % trong khẩu phần của lợn.

Đường Hồng Dật (2004) [6] cho biết bổ sung bột lá sắn vào khẩu phần thức ăn cho gà thịt làm tăng sắc tố thịt gia cầm, tăng khả năng sinh trưởng và làm tăng thị

hiếu người tiêu dùng. Ngoài ra khi bổ sung bột lá sắn vào khẩu phần ăn cho gà mái

đẻ làm tăng sắc tố lòng đỏ trứng.

Trần Thị Hoan (2012) [14] cho biết bổ sung 4 - 8 % BLS vào khẩu phần

ăn của gà sinh sản bố mẹ Lương Phượng làm tăng năng suất trứng, tỷ lệ trứng giống, tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ ấp nở...hàm lượng β caroten trong lòng đỏ trứng tăng cao hơn đối chứng.

1.5.Tình hình nghiên cứu về thủy cầm trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bột lá keo giậu và bột lá sắn trong khẩu phần đến năng suất, chất lượng trứng giống của vịt super meat (Trang 36 - 37)