Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bột lá keo giậu và bột lá sắn trong khẩu phần đến năng suất, chất lượng trứng giống của vịt super meat (Trang 40 - 44)

Quá trình nghiên cứu theo dõi khả năng sản xuất của các giống vịt được tiến hành từ nhiều năm nay và đã có những kết quả tốt góp phần vào việc đưa nước ta trở thành nước đứng thứ 2 thế giới về số lượng vịt, đứng đầu thế giới về số lượng vịt tính trên đầu người, theo Hoàng Văn Tiệu (1996) [33] vịt CV. Super M ông bà được nhập vào Việt Nam năm 1990 và 1991, được nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên và Trại vịt giống Vigova có tỷ lệ nuôi sống tương ứng ở dòng trống là 97,1%, dòng mái là 96,2% và 93,9%, 94,8%. Khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên là 2139,0 - 2278,0g/con ở vịt dòng trống và 1899,0 - 2032,0g/con ở vịt dòng mái tại Trại vịt giống Vigova là 2139,0 - 2268,8g/con ở vịt dòng trống và 1899,5 - 2052,3g/con ở vịt dòng mái. Tuổi đẻ

tương ứng tại hai địa điểm nuôi là 189 - 191 ngày ở dòng trống, 170 - 179 ngày ở

dòng mái và 183 - 190 ngày ở dòng trống và 164 - 175 ngày ở dòng mái, năng suất trứng của vịt CV. Super M đạt 141,6 - 169,2 quả/mái/42 tuần đẻ ở dòng trống và

dòng mái đạt 140,2 - 184,8 quả/mái/42 tuần đẻ, tỷ lệ phôi đạt trên 84%, tỷ lệ

nở/tổng trứng vào ấp đạt trên 55,3%.

Kết quả theo dõi khả năng sản xuất trên vịt CV. Super M dòng trống và dòng mái qua 5 thế hệ cho thấy: tỷ lệ nuôi sống của vịt CV. Super M dòng trống và dòng mái đều đạt cao 98,1 - 99,1%, khối lượng cơ thể của đàn giống khi vào nuôi sinh sản có độ đồng đều cao (Cv = 5%), khối lượng vào đẻ dòng trống đạt 2938g/con, dòng mái đạt 2858g/con, vịt có sức sống cao, có khả năng thích ứng cao với điều kiện môi trường nước ta. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên ở dòng trống là 182 ngày và dòng mái là 168 ngày, năng suất trứng tương ứng là 174,83 quả/mái/40 tuần đẻ và 183,5 quả/mái/40 tuần đẻ, khối lượng trứng, tỷ lệ trứng giống, tỷ lệ phôi đạt cao và tỷ lệ nở đạt trên 87%, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng ở dòng trống là 4,9kg và dòng mái là 5,2kg (Nguyễn Đức Trọng, 1997) [42].

Dương Xuân Tuyển (2006) [47] vịt bố mẹ CV. Super M được tạo ra từ các dòng vịt thuần V2, V5, V1 và V7 nuôi tại Trại vịt giống Vigova có khối lượng cơ

thể lúc 21 tuần tuổi đạt 3578g/con đối với vịt đực và 3309g/con đối với vịt mái, tuổi

đẻ của vịt bố mẹ là 182 ngày, năng suất trứng đạt 202,6 quả/mái/10 tháng đẻ, ưu thế

lai về năng suất trứng H = 3,59%. Khối lượng trứng đạt 88,7g/quả, tỷ lệ phôi và tỷ

lệ nở/trứng có phôi đạt 92,7% và 81,4%.

Kết quả nghiên cứu trên vịt CV. Super M2 nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu vịt

Đại Xuyên cho thấy: vịt được nhập năm 1999 vào nước ta, qua 2 thế hệ theo dõi tỷ

lệ nuôi sống đến 8 tuần tuổi đạt 97,31 - 99,11% khối lượng cơ thể đạt so với tiêu chuẩn của giống ở 4, 8, 12, 16 và 22 tuần tuổi tương ứng là 107,98% 105,8% 108,83% 98,69% và 93,51%. Năng suất trứng của vịt dòng trống đạt 187,49 quả/mái/48 tuần đẻ, ở vịt dòng mái là 200,49 quả/mái/48 tuần đẻ, khối lượng trứng

đạt 82,9 - 85,54 g/quả, tỷ lệ phôi đạt 45 93,07 - 93,35%, tỷ lệ ấp nở đạt trên 80%, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng ở dòng trống là 4,4 - 5,12kg, ở vịt dòng mái là 3,9 - 4,18kg (Theo Nguyễn Đức Trọng, 2007) [43].

Phùng Đức Tiến và cs (2009) [31] cho biết: vịt CV. Super M3 nhập về nuôi tại Trạm Nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình có tỷ lệ nuôi sống từ 0 - 24 tuần tuổi đạt 97,58

- 98,67%, lượng thức ăn tiêu thụở đực A là 30,182kg/con, mái B là 26,125kg/con,

đực C là 28,061kg và mái D là 22,976kg/con tương đương 98,44 - 99,33% so với tiêu chuẩn của hãng Cherry Valley đưa ra. Khối lượng cơ thểở 24 tuần tuổi của đực A là 4377,6g/con, mái B là 3768,35g/con, đực C là 3829,69g/con và mái D là 2567,20g/con tỷ lệ đạt so với tiêu chuẩn của hãng đưa ra là 99,04 - 101,03% và 98,70 - 99,12%. Năng suất trứng ở mái B đạt 199,22 quả/mái, mái D đạt 194,52 quả/mái, tỷ lệ phôi đạt 85,82 - 86,84% so sánh với tiêu chuẩn của hãng đạt 100,96 - 100,97%, tỷ lệ nở/tổng trứng vào ấp đạt 60,87 - 72,09%.

Từ những năm 1970 công tác chọn lọc giống thuỷ cầm đã được chú trọng và

đến giai đoạn 2000 - 2005 nhiều công trình nghiên cứu về chọn lọc nhân thuần các giống thuỷ cầm đã tạo ra những dòng có năng suất, chất lượng cao, đem lại hiệu quả

về kinh tế cho người chăn nuôi.

Hoàng Thị Lan và cs (2005) [18] tiến hành chọn lọc trên vịt CV. Super M từ

hai dòng vịt nhập về của vương quốc Anh năm 1990 đã chọn tạo ra hai dòng mới là dòng trống T5 và dòng mái T6. Kết quả qua 4 thế hệ chọn lọc đã thu được kết quả

dòng trống T5 có khối lượng lớn hơn dòng trống T1 (dòng nhập từ Anh năm 1990), hiệu quả chọn lọc đạt được từ 40,7-106g trên một thế hệ ở 7 tuần tuổi dòng mái T6 hiệu quả chọn lọc về năng suất trứng đạt 1,17- 10,32 quả. Con lai giữa T5 và T6 có

ưu thế lai siêu trội và ưu thế lai đạt được 10,2%.

Kết quả chọn lọc trên vịt CV. Super M tại Trại vịt giống Vigova cho biết qua 6 năm thực hiện đã chọn tạo được dòng trống V2 và dòng mái V7 có khả năng sản xuất riêng biệt. Dòng trống V2 tiến bộ di truyền đạt được 46,04g/năm ở vịt trống và 31,4g/năm ở vịt mái hệ số di truyền h2 = 0,213- 0,304. Dòng mái V7 có hiệu quả

chọn lọc đạt được 9,1 quả/mái từ 204,4 quảở thế hệ 1 lên 213 quả ở thế hệ 4, tỷ lệ đẻ bình quân tăng 3,1%. Năng suất trứng của vịt bố mẹ đạt 202,6 quả/mái/42 tuần

đẻ. Vịt thương phẩm có khối lượng cơ thể ở 7 tuần tuổi đạt 3150,0 g với tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng là 2,58kg (Dương Xuân Tuyển và cs, 2005) [46].

Cũng theo Dương Xuân Tuyển (2005) [46] cho biết: Khi chọn lọc ổn định và nâng cao năng suất của vịt CV. Super M2 tại Trại giống vịt Vigova qua 3 thế hệ

vịt mái lên so với tiêu chuẩn của hãng Cherry Valley. Khối lượng 21 tuần tuổi của vịt mái dòng trống đạt tương đương mức tối đa theo tiêu chuẩn Anh (3315g). Năng suất trứng ở thế hệ 3 dòng trống đạt 169,5 quả/mái/42 tuần đẻ dòng mái đạt 188,2 quả/mái/42 tuần đẻ.

Nguyễn Ngọc Dụng và cs (2008) [7] đã tiến hành chọn lọc nâng cao khả năng sản xuất của vịt CV. Super M dòng trống và dòng mái nuôi tại Trạm Nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình qua 9 thế hệ khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi của vịt dòng trống đã tăng

được 340,1g ở vịt đực (từ 2350,5g/con lên 2690,6g/con) và 343,8g ở vịt mái (từ

2130,2g/con lên 2474g/con), năng suất trứng tăng từ 164,9quả/mái/64 tuần tuổi lên 170,1quả/mái/64 tuần tuổi. Khối lượng cơ thể vịt dòng mái ở vịt đực 2103,5 - 2169,4g/con và vịt mái là 2082 - 2132g/con, năng suất trứng tăng từ

169,21quả/mái/64 tuần tuổi lên 181,2quả/mái/64 tuần tuổi. Vịt nuôi thương phẩm ở

8 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt 98,7%, khối lượng cơ thể đạt 3315,2g/con và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 2,62kg.

Kết quả chọn lọc ổn định năng suất hai dòng vịt CV. Super M dòng T5 và T6 nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên có phương sai khối lượng cơ thể là: SD = 83,25 - 97,49g sau khi chọn lọc, hệ số di truyền về khối lượng cơ thể h2 = 0,22 - 0,25 ở dòng trống T5. Dòng mái T6 có hệ số di truyền về năng suất trứng h2 = 0,341 - 0,343, năng suất trứng của vịt đạt 224,42 - 230,18quả/mái/42 tuần đẻ, sản phẩm của vịt xuất phát từ hai dòng T5 và T6 được chuyển giao tới 25 tỉnh thành trong cả nước (Nguyễn Đức Trọng và cs, 2009) [44].

* Tổng hợp các nguồn thông tin về nghiên cứu thủy cầm trong và ngoài nước thấy đối với bột lá keo giậu, bột lá sắn các nghiên cứu về sử dụng bột lá trong chăn nuôi vịt đẻ chưa tìm thấy các đăng tải cần thiết. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn

đây là loại cây thức ăn được nhiều gia súc, gia cầm tiếp nhận và cho sinh trưởng bình thường, chúng tôi mạnh dạn chế biến và thử nghiệm sử dụng bột lá keo giậu¸bột lá sắn trong chăn nuôi vịt đẻđể từng bước có căn cứ khoa học và thực tiễn khai thác giá trị sử dụng của cây keo giậu, lá sắn như loại cây thức ăn đang được khuyến cáo phát triển.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bột lá keo giậu và bột lá sắn trong khẩu phần đến năng suất, chất lượng trứng giống của vịt super meat (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)