Thành phần hóa học của trứng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bột lá keo giậu và bột lá sắn trong khẩu phần đến năng suất, chất lượng trứng giống của vịt super meat (Trang 61 - 66)

Thành phần hóa học là một chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh chất lượng trứng,

để đánh giá thành phần hóa học của trứng chúng tôi đã phân tích thành phần hóa học của lòng đỏ trứng, lòng trắng trứng, hàm lượng carotenoid và đo điểm số quạt của lòng đỏ trứng.

Mẫu trứng phân tích được lấy vào các ngày 1, 10 và 20 kể từ khi bắt đầu thí nghiệm. Các chỉ tiêu phân tích bao gồm: VCK lòng đỏ, lòng trắng; protein lòng đỏ, lòng trắng; lipit lòng đỏ, lòng trắng. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5 và 3.6. Bảng 3.5. Thành phần hóa học của lòng đỏ trứng TT Chỉ tiêu Đơn vị ĐC TN1 (BLKG) TN2 (BLS) n = 9 n = 9 n = 9 1 Vật chất khô Ngày 1 % 55,18 54,48 53,94 Ngày 10 % 54,29 54,68 54,53 Ngày 20 % 53,65 54,15 53,75 TB % 54,37a 54,44a 54,07a 2 Protein Ngày 1 % 15,55 15,44 15,51 Ngày 10 % 15,60 15,82 15,65 Ngày 20 % 15,51 16,12 16,06 TB % 15,55a 15,79a 15,74a 3 Lipit Ngày 1 % 34,13 33,15 32,57 Ngày 10 % 33,05 34,42 33,90 Ngày 20 % 31,80 33,70 32,00 TB % 32,99a 33,75a 32,82a

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)

Số liệu bảng 3.5 cho thấy:

Ngày thứ nhất hàm lượng VCK của lòng đỏ dao động trong khoảng 53,94 - 55,18 %, hàm lượng protein dao động trong khoảng 15,44 - 15,55 %, hàm lượng lipit dao động trong khoảng 32,57 - 34,13 %. Như vậy, ở ngày đầu tiên, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lòng đỏ trứng của cả 3 lô thí nghiệm là tương

Ngày thứ 10 sau khi cho ăn bột lá, hàm lượng các chất dinh dưỡng của lô đối chứng ổn định, hàm lượng các chất dinh dưỡng của lô TN1 và TN2 có chiều hướng tăng lên theo thời gian và lớn hơn lô đối chứng cụ thể:

Ngày thứ 10:

Hàm lượng VCK của lô TN1 đạt 54,68 % lớn hơn lô ĐC 0,39 %, lô TN2 đạt 54,53 % lớn hơn lô ĐC 0,24 %.

Hàm lượng protein của lô TN1 đạt 15,82 % lớn hơn lô ĐC 0,22 %, lô TN2 đạt 54,65 % lớn hơn lô ĐC 0,05%.

Hàm lượng lipit của lô TN1 đạt 34,42 % lớn hơn lô ĐC 1,37 %, lô TN2 đạt 33,90 % cao hơn lô ĐC 0,85 %.

Ngày thứ 20:

Hàm lượng VCK của lô TN1 đạt 54,15 % lớn hơn lô ĐC 0,50 %, lô TN2 đạt 53,75 % lớn hơn lô ĐC 0,10 %.

Hàm lượng protein của lô TN1 đạt 16,12 % lớn hơn lô ĐC 0,61 %, lô TN2 đạt 16,06 % lớn hơn lô ĐC 0,55 %.

Hàm lượng lipit của lô TN1 đạt 33,70 % lớn hơn lô ĐC 1,90 %, lô TN2 đạt 32 % cao hơn lô ĐC 0,20 %.

Như vậy, khi bổ sung 6 % BLKG và 6 % BLS vào khẩu phần của vịt sinh sản hàm lượng VCK, lipit trong lòng đỏ trứng của các lô thí nghiệm chỉ có xu hướng tăng ở ngày thứ 10 sau đó giảm ở ngày thứ 20, riêng hàm lượng Protein có xu hướng tăng dần theo thời gian thí nghiệm, khi so với lô đối chứng sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Như vậy, BLKG và BLS k h ô n g ảnh hưởn g r õ rệt đến thành phần hóa học của lòng đỏ trứng.

Khi so sánh về ảnh hưởng của BLS và BLKG đến thành phần hóa học của lòng đỏ trứng thì: hàm lượng vật chất khô trung bình của lô TN1 (BLKG) đạt 54,44 %, lô TN2 (BLS) đạt 54,07 %. Hàm lượng protein trung bình của lô TN1 (BLKG) đạt 15,79 %, lô TN2 đạt 15,74 %. Hàm lượng lipit trung bình của lô TN1 (BLKG) đạt 33,75 %, lô TN2 đạt 32,82 %.

Như vậy, ảnh hưởng của BLKG và BLS đến thành phần hóa học của lòng

đỏ trứng là tương đương nhau, với sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Trong khi thành phần hóa học ở lòng đỏ trứng có xu hướng tăng vào ngày thứ

10 và giảm giữổn định ở ngày thứ 20 thì thành phần hóa học của lòng trắng trứng cũng có xu hướng tương tự. Kết quả cụ thểđược trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Thành phần hóa học của lòng trắng trứng TT Chỉ tiêu Đơn vị ĐC TN1 (BLKG) TN2 (BLS) n = 9 n = 9 n = 9 1 Vật chất khô Ngày 1 % 13,23 12,71 12,54 Ngày 10 % 12,15 13,15 12,81 Ngày 20 % 12,21 12,87 12,65 TB % 12,53a 12,91a 12,67a 2 Protein Ngày 1 % 9,74 9,65 9,66 Ngày 10 % 9,97 10,66 10,51 Ngày 20 % 9,59 10,36 10,00 TB % 9,77a 10,22a 10,06a 3 Lipit Ngày 1 % 0,027 0,023 0,020 Ngày 10 % 0,010 0,012 0,018 Ngày 20 % 0,033 0,047 0,037 TB % 0,023a 0,027a 0,025a

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê.

Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy, ngày thứ nhất hàm lượng VCK, protein, lipit lòng trắng trứng của cả ba lô ĐC, TN1 (BLKG), TN2 (BLS) là tương đương nhau; hàm lượng VCK dao động trong khoảng 13,23 - 12,71 %, hàm lượng

protein dao động trong khoảng 9,65 - 9,74 %, hàm lượng lipit dao động trong khoảng 0,020 - 0,027 %.

Ngày thứ 10, thì hàm lượng VCK, protein, lipit trong lòng trắng trứng của

đối chứng ổn định lần lượt 12,15 %; 9,97 %; 0,01 %. Còn lô TN1 (BLKG) và lô TN2 h à m lư ợn g V C K v à p r o t e i n tăng theo thời gian thí nghiệm và lớn hơn so với đối chứng, riêng hàm lượng lipit giảm. Cụ thể:

Hàm lượng VCK lòng trắng của lô TN1 (BLKG) tăng từ 12,71 lên 13,15 %, của lô TN2 (BLS) tăng từ 12,54 lên 12,81 %.

Hàm lượng protein lòng trắng của lô TN1 (BLKG) tăng từ 9,65 lên 10,66 %, của lô TN2 (BLS) tăng từ 9,66 lên 10,51 %.

Hàm lượng lipit lòng trắng của lô TN1 (BLKG) giảm từ 0,023 xuống 0,012 %, của lô TN2 (BLS) giảm từ 0,020 xuống 0,018 %.

Ngày thứ 20, thì hàm lượng VCK, protein, lipit trong lòng trắng trứng của

đối chứng lần lượt 12,21 %; 9,59 %; 0,033 %. Còn lô TN1 (BLKG) và lô TN2 h à m lư ợn g V C K v à p r o t e i n giảm theo thời gian thí nghiệm và lớn hơn so với đối chứng, riêng hàm lượng lipit tăng theo thời gian thí nghiệm. Cụ thể:

Hàm lượng VCK lòng trắng của lô TN1 (BLKG) giảm từ 13,15 % xuống 12,87 %, của lô TN2 (BLS) giảm từ 12,81 % xuống 12,65 %.

Hàm lượng protein lòng trắng của lô TN1 (BLKG) giảm từ 10,66 % xuống 10,36 %, của lô TN2 (BLS) giảm từ 10,51 % xuống 10,00 %.

Hàm lượng lipit lòng trắng của lô TN1 (BLKG) tăng từ 0,012 % lên 0,047 %, của lô TN2 (BLS) tăng từ 0,018 % lên 0,037 %.

Tính trung bình kết quả của 3 lần phân tích thì tỷ lệ VCK của lô TN1 và TN2 lớn hơn đối chứng lần lượt là 0,38 % và 0,14 %, tỷ lệ protein lớn hơn tương

ứng là 0,45 % và 0,29 %, còn tỷ lệ lipit lớn hơn đối chứng tương ứng là 0,004 % và 0,002 %.

Như vậy, tỷ lệ VCK, protein, lipit lòng trắng của cả 3 lô không có sự sai khác rõ rệt (P>0,05). Từ kết quả trên cho thấy tỷ lệ VCK, protein, lipit lòng trắng không chịu tác động của BLKG và BLS.

Khi so sánh lô TN1 (BLKG) với lô TN2 (BLS) chúng tôi có nhận xét sau: Hàm lượng VCK trung bình của lô TN1 (BLKG) đạt 12,91 %, lô TN2 đạt 12,67 %; hàm lượng protein trung bình của lô TN1 (BLKG) đạt 10,22 %, lô TN2 đạt 10,06 %; hàm lượng lipit trung bình của lô TN1 (BLKG) đạt 0,027 %, lô TN2 đạt 0,025 %. Tỷ lệ VCK, protein, lipit lòng trắng trứng của 2 lô không có sự sai khác rõ rệt (P>0,05).

Như vậy, ảnh hưởng của BLS và BLKG đến thành phần hóa học của lòng trắng trứng là tương đương nhau.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bột lá keo giậu và bột lá sắn trong khẩu phần đến năng suất, chất lượng trứng giống của vịt super meat (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)