Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bột lá keo giậu và bột lá sắn trong khẩu phần đến năng suất, chất lượng trứng giống của vịt super meat (Trang 37 - 40)

Theo thống kê của tổ chức Nông Lương Quốc Tế (FAO, 2014) [71], tổng đàn thủy cầm trên thế giới năm 2013 là 1.335.312 triệu con, trong đó Việt Nam là nước có đàn thủy cầm là 94,41 triệu con trên tổng số 220,29 triệu gia cầm.

Sản phẩm từ chăn nuôi vịt đã phục vụ rất nhiều cho các nước đặc biệt là các nước đang phát triển, kết quả nghiên cứu trên vịt Bắc Kinh cho thấy tỷ lệ phôi đạt 90%, tỷ lệ nở/trứng có phôi là 59,26% và tỷ lệ nở/tổng trứng vào ấp là 53,3% khối lượng cơ thể của vịt nuôi thương phẩm ở 7 tuần tuổi của vịt mái là 1616,7g/con và vịt đực là 1701,7g/con (Gonzalez và Marta, 1980) [74].

Velez và cs (1996) [118] đã cho lai giữa vịt Tsaiya (Ts) và vịt Bắc Kinh (Pk) tạo con lai ngược và xuôi, qua kết quả thí nghiệm có sự sai khác giữa 4 nhóm và con lai có ưu thế lai so với bố mẹ. Năng suất trứng đến 52 tuần tuổi của vịt lai cao hơn so với năng suất trứng của vịt Tsaiya (214 quả/mái) và vịt Bắc Kinh (150 quả/mái), khối lượng trứng ở 30 tuần tuổi của vịt Bắc Kinh là 75g/quả, của vịt Tsaiya là 62g/quả. Ưu thế lai trực tiếp của con lai là 34% và 10% về năng suất trứng từ 30 tuần tuổi đến 52 tuần tuổi, 8,8% về khối lượng trứng và 5,4% về tỷ lệ phôi so với bố mẹ.

Theo Pingel (1999) [98] kết quả tổng hợp khả năng sản xuất của các giống vịt và tình hình sản xuất ở các nước trên thế giới cho thấy: vịt Bắc Kinh có tuổi đẻ quả

trứng đầu tiên là 24 tuần tuổi, năng suất trứng đạt được khoảng 220 - 230 quả/mái/40 tuần đẻ, tỷ lệ phôi đạt 90%, tỷ lệ nở/tổng trứng vào ấp đạt 85%. Đối với tuổi giết thịt là 7 tuần tuổi, khối lượng cơ thể 3,1 - 3,4kg/con, tỷ lệ cơ có giá trị (cơ đùi và cơ lườn) đạt 47,8 - 49,9% ở 8 tuần tuổi. Kết quả khảo sát tại Pháp của Hermann Klein-Hessling (2007) [77] cho biết: tuổi đẻ quả trứng đầu tiên của vịt Bắc Kinh là 23 tuần tuổi, năng suất trứng/mái/42 tuần đẻ là 230 quả, khối lượng trứng đạt 86g/quả, tỷ lệ phôi đạt 94 - 96%, tỷ lệ nở/trứng có phôi đạt 85 - 87%, số

vịt con/mái đạt 165 - 175con.

Vịt Bắc Kinh nuôi tại Phần Lan có khối lượng trứng đạt 85,8 - 86,2g/quả, tỷ

lệ phôi đạt 88,1 - 92,3%, tỷ lệ nở/trứng có phôi đạt 71,5 - 72,7% và tỷ lệ nở/tổng trứng ấp đạt 63,1 - 67,2%. Đối với vịt nuôi thương phẩm khi nuôi đến 7 tuần tuổi khối lượng cơ thể ở vịt đực là 2471,9g/con và vịt mái là 2385,7g/con, tỷ lệ cơ

lườn đạt 10,5% và 11,6%, tỷ lệ cơ đùi tương ứng là 15,1% và 14,7% (Ksiazkiewicz, 2002) [84].

Theo Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc gia Hàn Quốc (2009), Viện đã tiến hành thí nghiệm so sánh khả năng sản xuất của vịt siêu thịt có nguồn gốc từ hai hãng Grimaud của cộng hòa Pháp và Cherry Valley của vương quốc Anh cho thấy: với 288 vịt siêu thịt của 2 giống theo dõi năng suất trứng từ 25 tuần tuổi đến 80 tuần tuổi thì tỷ lệ đẻ của vịt Grimaud là 80,9% và của vịt Cherry Valley là 78,8% khối lượng trứng của vịt Grimaud là 88,4g/quả, khối lượng trứng của vịt Cherry Valley là 93,4g/quả tiêu tốn thức ăn tương ứng là 229,5g/quả trứng và 224,5g/quả trứng tỷ

lệ nở/tổng trứng của vịt Grimaud là 61,2% và của vịt Cherry Valley là 61,4%. Poivey và cs (2001) [99] cho biết: giống vịt Tsaiya được chọn lọc từ năm 1992 theo hướng tăng tỷ lệ phôi khi dùng để thụ tinh nhân tạo với ngan, kết quả sau 6 thế

hệ chọn lọc với tỷ lệ chọn lọc ở vịt đực là 11,8 - 19,7% và ở vịt mái là 23,8 - 31,4%, hệ số di truyền của tính trạng năng suất trứng tính theo bố là h2 = 0,05, theo mẹ là h2 = 0,46 và theo cả bố và mẹ là h2 = 0,25. Theo Yu Shin Cheng và Roger Rouvier (2002) [134] cũng chọn lọc trên vịt Tsaiya qua 8 thế hệ, kết quả tỷ lệ phôi ở thế hệ 8 trung bình từ 2 - 15 ngày sau khi thụ tinh nhân tạo của vịt được chọn lọc đạt 54,4% và vịt không được chọn lọc là 34,39% tỷ lệ nở/trứng có phôi của vịt được chọn lọc là 73,04% và vịt không được chọn lọc là 70,6% tỷ lệ nở/tổng số trứng vào ấp tương

ứng là 39,74% và 24,28% trung bình từ 2 - 8 ngày sau khi thụ tinh thì tỷ lệ phôi của vịt Tsaiya được chọn lọc đạt 89,18% và vịt không được chọn lọc là 63,79%, tỷ lệ

nở/trứng có phôi tương ứng là 72,52% và 70,64%, tương ứng tỷ lệ nở/tổng trứng vào ấp là 64,67% và 45,06% các giá trị của vịt được chọn lọc và vịt không được chọn lọc đều có sự sai khác P < 0,05.

Theo Chen và cs (2003) [60] đã xây dựng được chỉ số chọn lọc đối với vịt Tsaiya ở 5 thế hệ (thế hệ xuất phát đến thế hệ 4) thông qua các chỉ tiêu chọn lọc khối lượng trứng ở 40 tuần tuổi (EW40), khối lượng cơ thể 40 tuần tuổi (BW40), độ

(EN52), năng suất trứng tăng từ 229,7 quả/mái/52 tuần đẻ lên 234,3 quả/mái/52 tuần đẻ. Chỉ số chọn lọc được xây dựng trên 4 chỉ tiêu chọn lọc I = a0GEW40 (g) + a1GBW40 (g) + a2GES40 (kg/cm2 ) + a3GEN52 (quả) với a0 = 0,0g, a1 = 0,0g, a2 = 0,013kg/cm2.

Ismoyowati và cs (2011) [79] tiến hành chọn lọc nâng cao năng suất trứng của giống vịt Tegal ở 120 ngày đẻ, kết quả khối lượng cơ thểở thế hệ xuất phát của vịt Tegal là 1550,18g/con, thế hệ 1 khối lượng cơ thể đạt 1554,65g/con và có sự sai khác về khối lượng cơ thểở 2 thế hệ (P < 0,01), năng suất trứng đến 120 ngày đẻở

thế hệ xuất phát là 78,0 quả/mái sau 1 thế hệ chọn lọc đã tăng lên 88,12 quả/mái/120 ngày đẻ.

Chipchiryuk (1984) [61] đã tiến hành ghép 20 ngan trống với 80 vịt mái Bắc Kinh, sau một tháng lấy 1500 trứng đưa vào ấp. Tỷ lệ trứng có phôi là 54,3%. Tỷ lệ

nở/ trứng có phôi 55% con lai nuôi cùng điều kiện với ngan và vịt Bắc Kinh thuần. Kết quả khối lượng cơ thể lúc 10 tuần tuổi của con lai 2980 g của ngan 2350 g và vịt Bắc Kinh là 2800g.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bột lá keo giậu và bột lá sắn trong khẩu phần đến năng suất, chất lượng trứng giống của vịt super meat (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)