Những ưu điểm, nhược điểm của cốt truyện tiểu thuyết và truyện ngắn

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của văn xuôi Mạnh Phú Tư trước 1945 (Trang 84 - 87)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Những ưu điểm, nhược điểm của cốt truyện tiểu thuyết và truyện ngắn

truyện ngắn Mạnh Phú Tư (so sánh với một số tác giả khác)

Tuy những tác phẩm Mạnh Phú Tư đã khai thác những vấn đề gia đình và thành thị cũng khá mới mẻ trong giai đoạn này nhưng trong những tác phẩm của mình Mạnh Phú Tư bên cạnh những mặt mạnh cũng có những mặt hạn chế.

Làm lẽ là tập tiểu thuyết đầu tay của Mạnh Phú Tư, tập tiểu thuyết đã

được giải thưởng Tự lực văn đoàn năm 1939. Không nói ai cũng biết trong một xã hội rợ mọi hay văn minh vợ chồng bao giờ cũng là những người chung đúc nên hạnh phúc, hiện tại và tương lai của một gia đình. Vậy cái cảnh vợ chồng người Việt Nam ta hiện đang ở dưới một chế độ như thế nào? Chế độ đa thê, cái chế độ că cứ vào sự bất bình đẳng của hai bên nam nữ. Sự bất bình đẳng nếu chỉ ở trong vòng vợ chồng không thôi thì sự tai hại còn có chừng, nhưng nó lại rất có ảnh hưởng đến con cái, nên sự tai hại thật là vô kể.

Lẽ tự nhiên là trong kiếp chồng chung bao giờ cũng có sự lất át của một bên, mà thường thường sự lấn át ấy do người vợ cả, người đã giữ được quyền ưu thắng ngay từ lúc đầu, nhất là khi lại có cả cảnh ông chồng như nhược.

Cái cảnh làm lẽ trong truyện Làm lẽ của Mạnh Phú Tư là một cảnh tôi đòi - người ta mua một người vợ để đỡ đần công việc - chứ không phải cái cảnh sung sướng, được kén chọn về gia đình hiếm hoi để hòng sinh con trai nối dõi tông đường.

Trác, cô con gái xinh đẹp ở thôn quê, sở dĩ lấy lẽ cậu Phán là người đã hơn bốn mươi tuổi đầu và đã có bảy tám đứa con vừa trai vừa gái, chỉ là vì mẹ

nàng tham muốn có chỗ vay mượn. Cô lấy lẽ cậu Phán do ở sự kén chọn của bà Tuân, mẹ vợ cậu Phán, và do ở cả sự ưng thuận của mợ Phán nữa. Trác về làm lẽ nhà cậu Phán chỉ để mợ Phán khỏi phải nuôi con sen; ngày đi chợ hai buổi, làm cơm, quét nhà, giặc giũ và ăn với thằng nhỏ. Mợ Phán và tám đứa con mợ thi nhau hành hạ Trác trong khi cậu Phán đi làm vắng, còn những lúc cậu có nhà, cậu cũng ơ hờ. Trác không bao giờ được chuyện trò với cậu. Sau nàng được đứa con trai do ở những sự lén lút canh khuya của cậu Phán, và đứa trẻ ấy cũng không có nghĩa lý gì ở một gia đình đông con. Trác về làm lẽ cậu Phán, được sáu năm thì cậu chết, cái chết không làm cho nàng thương xót gì mấy, vì cậu Phán cũng chẳng có cảm tình gì với nàng. Trong đám ma chồng “Trác dắt đứa con mặc áo xổ gấu, đội khăn chuối đi bên mình. Nhìn

quanh cánh đồng rộng mênh mông, tự nhiên nàng nhận thấy mình trơ trọi quá. Nàng ghê sợ khi nghĩ rằng mình đến tuổi già mà hãy còn trẻ. Nàng rùng mình nghĩ đến cảnh đời nàng sẽ phải sống từ nay cho đến già, đến lúc chết như chồng nàng ngày hôm nay. Nàng nắm chặt lấy tay đứa con như để mượn của nó chút sinh khí, để chống lại với cái ghê sợ nàng cảm thấy. Rồi nàng coi đứa con đang lẹt đẹt bên mình như cái trụ để nàng tựa. Nhưng khi nghĩ rằng nó còn cần phải có nàng nâng đỡ hơn nhiều thì nàng thất vọng, không khác một người ốm đi tìm thầy, gặp thầy nhưng thầy không có thuốc”. Đó là đoạn hay nhất trong Làm lẽ.

Còn cả tập tiểu thuyết, hầu hết là những lời chửi bới của mợ Phán đối với Trác; động tác tiến rất chậm chỉ có thêm vài việc phụ, như: đoạn Trác về thăm nhà và thèm thuồng cái cảnh tuy nghèo nàn nhưng một vợ một chồng của anh nàng, đoạn mợ Phán hành hạ đứa con trai lên bốn tuổi của nàng.

Một điều khuyết điểm khác trong Làm lẽ là tác giả đã để cho người chồng (tức cậu Phán) luôn luôn vắng mặt trên sân khấu, ngay những đoạn về ốm đau và cái chết của chàng, tác giả cũng tả rất sơ lược. Người chồng dù là hiền lành hay sắc mắc bao giờ cũng phải ở vào một địa vị quan trọng trong

tấn kịch chồng chung, thì tấn kịch mới ồn ào được. Có lời ăn tiếng nói người chồng, có bộ dạng cử chỉ người chồng giữa hai người đàn bà ngấm nguýt nhau, hầm hè với nhau, tấn kịch mới trở nên bi thiết.

Làm lẽ chỉ là tiểu thuyết mà riêng cái việc vợ cả chửi bới vợ lẽ là được

tả kỹ càng, còn bao nhiêu chuyện tâm tình, bao nhiêu vấn đề phức tạp về sinh lý và tâm lý do việc cả lẽ khêu gợi lên, tác giả đều không đả động đến.

Trong Làm lẽ, vợ cả bắt nạt vợ lẽ đến điều, thì trái lại, trong Nhạt tình vợ lẽ lại lấn át vợ cả tàn tệ, làm cho người vợ cả phải sa vào một kiếp đọa đầy có lẽ còn khổ gấp trăm phần cái cảnh những người đã đành thân lẽ mọn từ lúc mới bước chân ra khỏi nhà cha mẹ. Người chồng ở đây khác hẳn cậu Phán trong tập Làm lẽ, người chồng ở đây là một tay chủ động, có mặt luôn luôn trên sân khấu, nên mới có sự Nhạt tình đối với vợ cả.

Sống nhờ và Một thiếu niên là hai tập tiểu thuyết trội hơn cả trong

những văn phẩm của Mạnh Phú Tư. Hai tập này có thể hợp lại làm một bộ dưới cái nhan đề là Dần, tên vai chính trong truyện, như tác giả đã đặt ở một trang đầu trong tập Một thiếu niên, vì ở cả hai tập, tác giả chỉ thuật có cuộc sống của Dần từ lúc còn thơ dại đến lúc trở nên một thanh niên học thức.

Có thể nói trong hai tập truyện trên này, nếu tác giả không thuật rõ hẳn cuộc đời của tác giả thì tác giả cũng đã đặt vào đó một phần. Sự tô điểm cố nhiên không tránh được, nhất là đối với cái quá khứ của mình, tác giả đã “tiểu thuyết hóa” ít nhiều rồi.

Với cốt truyện đơn giản Mạnh Phú Tư nói về kiếp chồng chung trong

Làm lẽ và Nhạt tình, đời sống vất vả, đắng cay những đứa trẻ mồ côi trong Sống nhờ, phê phán tầng lớp tư sản và lối sống sa ngã của bộ phận thanh niên

trong môi trường đô thị Một thiếu niên,…thông qua những biến cố những sự kiện xảy ra trong từng tác phẩm đã thấy được tài năng của Mạnh Phú Tư khi xây dựng những cốt truyện đơn giản nhưng đã phản ánh được những vấn đề sâu sắc trong xã hội Việt Nam giai đoạn 1930-1945.

Trong khi Mạnh Phú Tư đi vào khai thác những vấn đề phức tạp trong gia đình thì Ngô Tất Tố đi vào khai thác về nỗi cùng quẫn bế tắc của người nông dân vào mùa sưu thuế với cốt truyện tương đối phức tạp nhiều biến cố, sự việc xảy ra trong cuộc đời của nhân vật chính là chị Dậu.

Tuy cách xây dựng cốt truyện đơn giản không phức tạp như một số tác giả cùng thời, các nhân vật trong tác phẩm cuộc đời cũng ít biến cố nhưng Mạnh Phú Tư đã gợi ra được những vấn đề gia đình ngay cả trong giai đoạn sau vẫn còn tìm thấy như vấn đề tái giả của những góa phụ, vấn đề thói gia trưởng,…

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của văn xuôi Mạnh Phú Tư trước 1945 (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w