Nghệ thuật miêu tả tâm lý

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của văn xuôi Mạnh Phú Tư trước 1945 (Trang 91 - 96)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2.Nghệ thuật miêu tả tâm lý

Tiểu thuyết Làm lẽ đạt giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn tuy ít hành động, ít miêu tả tâm trạng nhưng vẫn đi vào lòng người đọc bởi Mạnh Phú Tư đã khơi gợi được những vấn đề mới trong giai đoạn này. Cả tập tiểu thuyết có một đoạn miêu tả tâm lý xem là hay nhất là: “Trác dắt đứa con mặc

áo xổ gấu, đội khăn chuối đi bên mình. Nhìn quanh cánh đồng rộng mênh mông, tự nhiên nàng nhận thấy mình trơ trọi quá. Nàng ghê sợ khi nghĩ rằng mình đến tuổi già mà hãy còn trẻ. Nàng rùng mình nghĩ đến cảnh đời nàng sẽ phải sống từ nay cho đến già, đến lúc chết như chồng nàng ngày hôm nay. Nàng nắm chặt lấy tay đứa con như để mượn của nó chút sinh khí, để chống lại với cái ghê sợ nàng cảm thấy. Rồi nàng coi đứa con đang lẹt đẹt bên mình như cái trụ để nàng tựa. Nhưng khi nghĩ rằng nó còn cần phải có nàng nâng đỡ hơn nhiều thì nàng thất vọng, không khác một người ốm đi tìm thầy, gặp thầy nhưng thầy không có thuốc”. Với đoạn miêu tả tâm lý này người đọc

cảm nhận được sự cô đơn, sợ hãi đến tột cùng của Trác.

Đến Sống nhờ thì vấn đề miêu tả tâm lý đã được Mạnh Phú Tư đầu tư nhiều. Từ việc miêu tả tâm lý của một đứa trẻ chưa được mười tuổi phải sống nhờ hết người này đến người khác với những tâm lý có phần non nớt vui khi được quan tâm chăm sóc, buồn tủi khi bị hắt hủi, hành hạ, chán nản khi thấy mọi người trong gia đình hay tranh chấp, cãi vã nhau vì quyền lợi,… đến năm mười một tuổi có những tâm lý cũng thay đôi khi nhớ về người mẹ thân yêu hay tâm lý khao khát tình mẫu tử khi đã bước vào tuổi thiếu niên.

Dần mồ côi cha khi chưa lọt lòng mẹ, năm cậu bốn tuổi khi chơi với những đứa trẻ trong làng thấy các ban khoe về thầy mình, Dần cảm thấy tủi thân khi mình không có cha: “Trí non nớt của tôi như bị xúc động bởi một

điều gì bí hiểm, lạ kì. Không khác nghe người lớn nói đến chuyện ma quỷ, thần tiên”. Khi bị các chú, thím mắng chửi, nghe những lời vỗ về của bà, đứa

trẻ thơ cảm thấy thật sung sướng: “Bà tôi nói hai tiếng “con ạ” sao mà êm

dịu đến thế! Luôn luôn bị các chú, các thím cau có mắng chửi, được nghe cái giọng âu yếm ấy, tôi thấy sung sướng quá”. Tâm hồn đứa trẻ non nớt cũng

biết xúc động chia sẻ nỗi khổ của người bà thân yêu: “Hình như tôi còn muốn

gì nữa, nhưng tôi chỉ thốt ra được bấy nhiêu tiếng. Rồi cả hai bà cháu cứ ôm lấy nhau mà khóc. Tới khi tôi đã nín hẳn, bà tôi vẫn chưa ngừng khóc. Cái

vạt áo nâu dài của bà tôi ướt đẫm nước mắt”. Với việc dùng những từ ngữ

tượng hình Mạnh Phú Tư đã làm nổi bật cùng một lúc nhiều tâm lý của Dần. Khi những người trong nhà đối xử tệ với mìn,h Dần có ý nghĩ bỏ nhà đi bị bà đóng cửa nhốt lại: “Không có tiếng gì bên ngoài, tôi ngồi xệp xuống đất khóc.

Khóc chán, tôi lại lay mạnh cái tấm cánh cửa. Vẫn không hiệu quả gì: tôi cất tiếng chửi, chẳng biết là để chửi ai.

Sau mấy câu chửi tôi lại khóc. Khóc một lúc mệt quá tôi nghĩ, rồi bỗng dưng tôi lại cố nức nở khóc tiếp. Cứ như thế một lúc lâu rồi tôi thờ thẫn ngồi, buồn tay, cầm môi dưới kéo ra kéo vào bắt chước tiếng cóc nghiến răn, hai mắt nhìn con thạch sùng bò từng đoàn một trên tấm cánh cửa. Con thạch sùng cũng nhìn tôi. Được một lúc, tôi mỏi mắt quá rờ rẫm trèo lên giường. Mấy chiếc áo cộc và chiếc yếm của mẹ tôi còn vứt trên giường, tôi cuộn tròn những vật đó lại nằm co người và nghiêng về một bên như tôi thường nằm với mẹ tôi rồi ôm cái bọc áo yếm trong lòng”. Ông cũng tinh tế khéo léo khi diễn

tả tâm lý bất ngờ vui mừng của Dần khi gặp lại mẹ qua việc miêu tả ánh mắt: “Tôi cứ trố mắt nhìn mẹ tôi, bỏ rơi những quả vải trên đất không buồn nghĩ

đến nhặt”. Mạnh Phú Tư cũng rất khéo léo khi dùng những từ láy miêu tả tâm

trạng của một đứa bé bị bỏ rơi, và nỗi đau tột cùng khi xa mẹ: “Tôi đành yên

lặng, đờ đẫn nhìn theo mẹ tôi đi xa dần. Mẹ tôi đi được một quãng đường, cơn khóc bật lên từ trong cuống họng tôi. Tôi định gọi to mẹ tôi, nhưng tôi lại lo lo sợ sợ. Khi mẹ tôi đã đi khuất hẳn, tôi vẫn còn sụt sùi khóc. Tôi quay trở lại. Và lúc đó tôi bỗng khóc to và kêu lên:

- U ơi là u ơi!”.

Độc đáo hơn ông dùng cảnh thiên nhiên để miêu tả tâm trạng con người sau khi cô Dần qua đời. Hình ảnh thiên thiên vào buổi chiều tà, tắt nắng hay trời u ám. Tất cả những hình ảnh đó đều gợi cảm giác buồn, cô quạnh, đơn côi” “Cái cảnh buồn thảm này cứ dằng dai cho tới mười chin hai mươi ngày. Bà tôi

một mình ở đầu hè hay ngồi dựa lưng vào một góc cột nhà. Tuy nghĩ vơ vẩn, nhớ lời cô tôi rồi nhớ tới cả mẹ tôi. Nỗi nhớ nhung ấy thường hay đến trí tôi vào lúc buổi chiều, mắt trời đã gần tắt hẳn”. Về tâm lý chờ mong mẹ đến vô

vọng của Dần, Mạnh Phú Tư miêu tả thật cảm: “Tôi nhớ lúc cưới mẹ tôi, mọi

người đều đi về phía tây, trên con đường thẳng xuống bến đò. Chiều nào nhớ mẹ tôi quá tôi lại ra cánh đồng, nhìn về phía bến đò…Nhiều khi phía tây còn ánh nắng cái gác chuông đó rõ ràng từng nét như khắc trên nền trời. Chẳng bao lâu cái gác chuông ấy đã là cái đích của những cuộc trông ngóng của tôi…Chẳng bao lâu, tôi thấy hình như ở tại cái nơi đó có một hương vị gì thân mật, lưu luyến với tôi. Và tôi tin rằng cái gác chuông ấy thuộc về nơi ngày ngày mẹ tôi sống với người chồng thứ hai. Vì vậy mà cứ buổi chiều nào trời u ám, cái gác chuông ấy bị xóa mờ, tôi lại quay về ngay và tôi thấy buồn buồn, chẳng khác gì đứa trẻ đứng cổng chờ mẹ đi chợ về mà mãi mãi không thấy bóng mẹ”. Đoạn ông miêu tả tâm trạng một đứa trẻ bị người thân của mình xua

đuổi, hành hạ cũng làm người đọc rơi nước mắt: “Tôi cố nín, nhưng nghe thấy

những câu mỉa mai xoi mói ấy, tôi lại thấy tủi thân đau đớn hơn là những cái phát, những que đòn và tôi càng khóc to. Cứ mỗi lần bị bất kì ai hắt hủi và mắng mỏ như vậy, tôi lại nhớ mẹ tôi ở xa, tôi lại nhớ lại người cô hiền từ đã qua đời của tôi. Lòng tôi buồn đến thắt lại. Tôi chỉ còn biết mon men bên cụ tôi. Chút tình yêu thương của mẹ tôi và cô tôi có khi xui tôi quên mọi cái ác tâm của những người khác trong gia đình, nhưng cũng có khi chỉ khiến tôi cảm rõ thấy cái số phận hèn mọn đau đớn của tôi bên những người cùng máu mủ với tôi”. Với nghệ thuật so sánh Mạnh Phú Tư đã thành công khi miêu tả tâm

trạng đứa trẻ mười một tuổi xa mẹ đã năm năm mỗi khi nhớ lại nỗi nhớ ấy không thể nào xóa nhòa được: “Tôi đã mười một tuổi. Tôi xa mẹ tôi vừa đúng

năm năm. Trong cái thời kì đó tôi cũng đã được gặp mẹ tôi một lần. Cứ mỗi khi nhớ lại cái cuộc gặp gỡ ấy, tôi thấy lòng buồn, rất khó nói. Và tôi tưởng như tất cả châu báu trên đời này cũng không thể nào xứng với một chút lòng

yêu của người mẹ. Ai còn nhớ rõ được những cảm giác của mình khi còn nhỏ tựa cửa ngóng mẹ đi chợ về, hoặc phải xa mẹ trong ít ngày vì một cuộc du lịch hay dăm bảy tháng bởi lẽ phải tựu trường thì mới hiểu được cái khổ của một đứa trẻ bồ côi từ thuở lọt lòng và phải sống xa hẳn mẹ ngay từ khi bắt đầu cảm biết được tình thương yêu của người mẹ góa”. Khi đã trưởng thành đã quen

dần cảnh sống thiếu tình mẫu tử, bản thân đã có thể tự lập được nhưng Dần vẫn khao khát có được tình mẫu tử và niềm hân hoan đó được Mạnh Phú Tư thể hiện qua những hình ảnh so sánh đầy thi vị: “Cái tiếng u mới an ủi lòng người

làm sao! Cái tiếng ấy đọc lên tôi thấy vang lên tất cả mọi lòng thương yêu không có gì sánh kịp. Bạn nào đã sống trong cảnh gia đình đầy đủ, có cha mẹ, có anh em sum họp thì có lẽ cái tiếng đó nói đến luôn đã thành một thói quen, hẳn các bạn không còn cảm thấy hết được những cái rạo rực kho đọc lên tiếng ấy. Chỉ có ai như tôi đã thiếu thốn cái tình yêu ấp ủ của người mẹ ngay từ khi mới chớm nhớn thì mỗi khi nhắc nhỏm đến cái tiếng u đó mới thấy nó chứa chấp những thi vị khó tả. Gần suốt đời không được dùng tới nó mà lại hiểu được cái thi vị của nó đến như vậy thì thực đau khổ biết bao.

Các bạn hãy để hết tâm hồn mà lắng tai nghe tiếng một con chim non khi mẹ bay về tổ, hay tiếng một con gà chưa đủ cánh khi trông thấy mẹ! Các bạn hãy ngắm nghía và để ý đến tiếng một con mèo con khi nó rúc rúc đầu vào sườn hay giữa hai chân mẹ có.

Bao nhiêu cái êm dịu, bao nhiêu cái trìu mến của những âm thanh đó. Phải cảm rõ thấy rõ điều ấy thì mới biết được lòng một đứa trẻ thiếu mẹ mà còn có dịp gọi to lên: “U ơi…”.

Cái cảm giác ấy tôi còn giữ trọn vẹn được cho tới ngày nay; và ngay bây giờ tôi hãy còn thấy trong lòng nao nao, mỗi khi tôi đọc đến một tiếng để chỉ người mẹ. Dù là tiếng của nước nào tôi cũng tìm thấy trong những vần điệu một cái dìu dịu như tự vuốt ve của người mẹ trẻ vậy. Mẹ ơi! Đẻ ơi! Mợ ơi! U ơi!...hay là mere…moth-er…cũng đều như vậy cả.

Khi bà đồng ngỏ ý nuôi tôi làm con, tôi thấy vui vui sẽ có một người để mà thỉnh thoảng dùng đến cái tiếng âu yếm: u hay mợ…Nhưng tôi vẫn còn phân vân. Tôi thẹn thùng quá vội chạy trốn xa”.

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của văn xuôi Mạnh Phú Tư trước 1945 (Trang 91 - 96)