6. Cấu trúc luận văn
2.2.3. Sự sa ngã của thanh niên trong môi trường đô thị
Như ở phần đề tài thành thị có đề cập, vào những năm 1930-1945, những thành phố lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Sài Gòn đã mang tầm vóc và kích cỡ của những thành phố hiện đại. Bên cạnh những mặt tích cực giáo dục, báo chí,… phát triển, đời sống con người cũng phát triển hơn. Cũng còn có những mặt trái như đồng tiền lên ngôi, nạn mãi dâm, đĩ điếm, cờ bạc phát triển, hút sách, chơi bời,… cũng đáng báo động. Một trong những đối tượng rơi vào sự sa ngã của chốn đô thành phồn hoa là tầng lớp thanh niên. Nắm bắt được những thực tế đó. Mạnh Phú Tư đã có những trang viết phản ánh vấn đề này thật sâu sắc.
Dần trong Sống nhờ vốn là chàng trai chân chất, hiền lành. Khi mối tình đầu của chàng với cô gái hàng xóm không thành, Dần đi Hải Phòng học với lời dặn của ông ngoại: “cháu chịu khó mà học. Bao giờ như ông lí Vọng,
tha hồ mà lấy vợ đẹp”. Nhưng chốn đô thành kia có biết bao nhiêu điều quyến
rũ, thú vui chơi đã khiến Dần sa ngã khi mê cô đào hát tên là Thúy Nga, bỏ bê cả việc học và ước mơ trở thành đào hát để có thể được diễn cùng nàng: “Cái sung sướng nhất của tôi là luôn luôn được nhìn gần mặt Thúy Nga. Cứ mỗi lần Thúy Nga ra sân khấu là tôi lặng hẳn người, nhìn cô không dứt. Tôi run cả chân tay, ngắm cô ta: dù trịnh trọng trong bộ quần áo triều phục hay sơ
sài trong chiếc áo dài một cô gái quê, tôi cũng đều thấy cô đẹp cả. Tôi còn nhớ một lần cô đã đóng xong cái vai của cô, cô đi vào. Vừa bước về phải, cô nhìn thấy tôi; cô ngượng ngùng e thẹn rồi lùi bước đi về phía trái. Từ cái giờ khắc đó tôi chỉ tơ tưởng tới sân khấu của rạp hát. Tôi chẳng còn nghĩ gì tới học hành”.
Dần trong tiểu thuyết Một thiếu niên trải qua cuộc đời gia sư đầy lận đận nơi chốn đô thành, chàng thiếu niên rơi vào cảnh thất nghiệp. Đang buồn nản, một người bạn tên Trọng đã đưa Dần vào cuộc sống phóng đãng. Sự sa ngã của Dần bắt đầu từ khi quen với Trọng trong chuyến tàu mặc dù lúc đầu Dần cũng không mấy cảm tình với Trọng: “Sự quen biết đã là một việc bắt
buộc vì trong cuộc du lịch tôi không có bạn và người chủ tầu đã xếp tôi cùng với anh. Cái ý khinh thường ngay từ khi mới bắt đầu làm quen chỉ lăn lộn trong chốn ăn chơi nay không còn trong óc tôi chính vì chính tôi cũng đã muốn đặt chân vào cuộc đời đó”. Những cuộc vui thường diễn ra thâu đêm
suốt sáng bên cạnh những cô đào xinh đẹp hết đi ăn, đi hát, đi nhảy khi cảm thấy thấm mệt đến việc hút thuốc phiện. Trong những việc như thế họ cứ tìm cách nô đùa cho thỏa thích, rồi mỗi chàng một cô xinh đẹp cùng nhau đi ngủ. Bên cạnh Dần lúc này là Lan nhưng Dần dường như chẳng quan tâm gì đến cô ta, Dần chỉ cảm thấy mệt mỏi: “Bên cạnh tôi Lan cũng đã ngủ. Hơi thở
của nàng, dưới làn chăn bông làm tôi thấy âm ấm nơi sau lưng. Để mặc Lan nằm bên mình, tôi không nghĩ gì tới nàng”. Sau một đêm nô nghịch, sự thật
lại trở về khiến anh cảm thấy hối hận về việc mình làm, cảm thấy ghê sợ khi nhìn những cô đào hát: “Tôi chán nản thấy sự thay đổi rõ rệt, sống sượng sau
một đêm nô nghịch. Tôi hối hận là thứ nhất là lo lắng khi có ý nghĩ rằng mình sắp sa vào cảnh trụy lạc như nhiều thiếu niên khác, say sưa trong vật chất. Khi thoáng nhìn lại những bộ mặt hốc hác cằn cỗi của bọn Hiền, Lan, Cúc, Tân, tôi có ý nghĩ chua cay rằng mọi người đàn bà đều như thế chỉ có đôi chút mầu sắc dưới tầng kem phấn”. Trong những cuộc mua vui như vậy Dần
vẫn ý thức về sự sa ngã của mình, tự trách mình khi nhớ về quá khứ mình cũng từng là một thanh niên có hoài bão, có ý chí, nhưng giờ đây tất cả những thứ đó trở thành vô nghĩa: “Trong lòng tôi mất hẳn cái hãnh diện khi xưa
rằng mình hơn các thiếu niên khác ở chỗ có đôi chút tư tưởng và luôn luôn băn khoăn nghĩ đến tính tình trí óc. Đáng thương nhất cho tôi là bây giờ tôi thấy mọi cái đều vô nghĩa, cả đến những tư tưởng mà khi trước tôi cho là cao xa… Sự trụy lạc về xác thịt đã như lôi kéo theo cả cái trụy lạc về tinh thần”.
Không bao lâu Dần cũng chán nản những cuộc mua vui như thế, nhưng sự sa hoa, trụy lạc vẫn còn như cám dỗ chàng thanh niên trẻ tuổi, Dần tìm đến những cuộc mua vui khác đó là những tiệm khiêu vũ, lúc đầu có nhiều bỡ ngỡ nhưng sau đó chàng cũng quen dần thậm chí là không thể không đến đó để mua vui. “Tối đầu tôi chỉ ngồi ngắm các vũ nữ, nhìn nhận các bước đi của họ
rồi chợt nhả bên mấy cô…Một hai lần, tôi quen bầu không khí trong phòng khiêu vũ. Và từ đó, không tối nào Thiện đi đến tiệm khiêu vũ mà không có tôi”. Điều đáng nói ở đây, những thanh niên sa ngã đã không thực nhận sự sa
ngã của mình, không sống thật với tâm hồn mình, trước mặt mọi người, họ vẫn ngụy trang mình bằng những hoài bão, lý tưởng cao cả” “Tôi lấy làm lạ rằng trong nhiều cuộc phỏng vấn thanh niên của nhiều tờ tuần báo ra số đặc biệt, lại có những thiếu niên dấu giếm kĩ càng tâm hồn của mình và trả lời các phóng viên bằng những câu giả dối: nào nói theo cái lí tưởng này lí tưởng khác, nào mơ ước những công việc kiến thiết to tát. Không một ai nói đến cái chán nản của tâm hồn mình, cái thờ ơ trước mọi việc. Chả lẽ nào lại chỉ có một mình tôi sa ngã như vậy. Sao ta lại không có can đảm thú ra những tâm trạng những ý nghĩ của chính ta”. Những thú vui nơi chốn đô thị
đã biến những thanh niên là những người vốn có mục đích lý tưởng thành những kẻ vô ích, chán đời: “Bọn chúng mình bây giờ là sống lạc loài cả.
Chẳng chết bằng thuốc phiện thì rồi cũng chết bằng một thứ thuốc độc gì khác chứ thoát sao được!”. Những thanh niên trong môi trường đô thị ấy, đâu
biết rằng sau những cuộc mua vui trụy lạc là cả một tương lai đen tối đang chờ họ, hậu quả của những tháng ngày ăn chơi là cả một kiếp sống lạc loài không chốn nương thân, thậm chí có người phải tự kết liểu cuộc đời mình. Trong một dịp tình cờ Dần gặp lại Lan một đào hát mà anh quen lúc trước trong những lần mua vui cùng với các bạn, từ một cô đào khá xinh đẹp, cuộc sống sang cả nay trở thành “Người đàn bà không còn duyên sắc cho lắm…
Lan đã thay đổi nhiều. Da đen sạm. Trán răn và hai má hóp”. Còn bất ngờ
hơn khi Dần nghe Lan nói là Trọng từ oanh liệt một thời ăn chơi nay vì cờ bạc đến phải bán nhà, bán xe rồi đâm ra tự tử. Hình ảnh Lan và Trọng đã để lại trong lòng Dần bao suy nghĩ. Dần thấy cảm thương cho số phận Lan và dường như có thiện cảm với cô hơn, không như lúc đầu gặp gỡ: “Tôi yên lặng
ngẫm nghĩ đến những câu nói của Lan và nghĩ lại thương cho nàng. Tôi tưởng tượng đến cái cảnh ôm một cây đàn rồi cùng Lan đi lang thang đây đó ắt cũng có nhiều cái lạ”. Còn cái chết của Trọng làm Dần cảm thấy ghê rợn,
nhưng Dần cảm thấy Trọng là người can đảm, ít ra Trọng cũng dám đối diện với chính mình với những hậu quả mà mình gây ra “Và chẳng hiểu tại sao tôi tưởng tượng cái cảnh Trọng thắt cổ treo mình lên một cái xà nhà hẻo lánh trong ban đêm để thân mình lơ lửng trong không. Tôi ghê rợn cả người nhưng vẫn nghĩ thầm: Thằng ấy thế mà can đảm hơn nhiều thằng”.
Quả thật Mạnh Phú Tư đã cho người đọc thấy được sự thực: bên cạnh sự phát triển tiến bộ nơi chốn thị thành, bên cạnh những mặt tích cực lại có những tiêu cực. Ông đã đi sâu phản ánh sự sa ngã của những thanh niên trong môi trường đô thị tấp nập. Họ là thế hệ trẻ đáng lý ra phải có lý tưởng hoài bão cao cả, phấn đấu hết mình để có tương lai tương đẹp, để góp phần làm nên xã hội tiến bộ. Qua việc phản ánh cuộc sống sa ngã của những thanh niên này, ông cũng muốn cảnh tỉnh họ, kêu gọi họ hãy trở về làm một người thanh niên chân chính, sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Không chỉ riêng Mạnh Phú Tư thể hiện chủ đề những hệ lụy của chế
độ đa thê, nói lên nỗi khổ những người phụ nữ đi làm lẽ mà trong giai đoạn
này. Bên cạnh ông, Trọng Lang trong phóng sự Vợ lẽ nàng hầu cũng đã thể
hiện tấm lòng xót thương trước nhiều cảnh huống của những người phải sống kiếp vợ lẽ.
Tập phóng sự có mười bài. Bài thứ nhất nói về Một nhà tranh một trái
tim: Lực nhờ “tôi” (tức người kể chuyện) viết giấy mời đi dự tiệc khánh thành
nhà mới tưởng tượng của “tôi” tận quê, rồi đưa cho vợ, như một thứ giấy thông hành để đến với vợ lẽ là Ngời, một gái giang hồ khá đẹp mà anh nhốt ở một nơi. Anh đã có với Ngời một đứa con gái và coi như mình đã tụt xuống một cái hố, nó là mồ chôn những kẻ phụ vợ, phụ con. Lực thấy ở nhà thì muốn đến đây, đến thì muốn về, về thì không nỡ.
Bài thứ hai Người cũ năm xưa: Những bạn cũ của Ngời đến dự tiệc trà đầy tháng con Ngời. Họ là những người làm tiền, nhưng không ở luôn một chỗ nào, có nghĩa là sắp đẩy ta xuống hố lại bỏ đi, thế là ta ngoi lên được, trừ khi có một đứa trẻ ra đời.
Bài thứ ba Một cuộc đời: Một trận say rượu, say phát điên của một bà bạn Ngời. Bà thổ lộ mấy nét về cuộc đời đau khổ của mình một cách cay đắng.
Bài thứ tư Một tâm sự: rượu vào, bà Miêng, bạn Ngời làm sống lại một tâm sự: lần đầu, lấy chồng ở nhà hát. Chồng trả nợ rồi chuộc ra. Hai người sống lén lút mỗi ngày năm phút, nửa giờ. Dù kín đáo, người vợ cả vẫn biết, đến dỗ ngon ngọt về ở chung và hết sức chiều chuộng. Hôm nhà có giỗ, uống rượu, vui miệng, Miêng chê bát chân giò nấu giả cầy oi khói. Thế là vợ cả gọi u già lên mắng, nhiếc móc là có “mợ hai của u” về đây mà làm hỏng. U già chợt nhận ra Miêng chính là con gái mình, Miêng cũng nhận ra mẹ và bỏ đi…
Bài thứ năm Một người đàn ông và một nghệ thuật lấy vợ lẽ: Lực rủ “tôi” đến nhà một người bạn, qua phố nhà hát, trường đào tạo những kiếp lẽ
mọn. Anh bảo Ngời của anh nay đã thành một chủ ả đào. Cái chính Ngời phải bỏ anh do sợ vợ cả trừng trị nên nói trá ra như vậy để anh khinh và quên Ngời. Lực còn đưa “tôi” đến ông Q. bạn anh, có nhiều tiền, lấy nhiều vợ lẽ, thường đánh đập, hành hạ và rồi những người đó lần lượt bỏ đi. Ông Q. kể là phải có nghệ thuật để giấu vợ cả, chẳng hạn tìm cớ có một công việc phải đi đêm, rồi cứ về muộn dần, thế là vợ phải quen.
Bài thứ sáu Nàng hầu: Vợ cả về quê, sợ ông Q. buồn, “cưới” cho ông một nàng hầu mà ông gọi là “cái váy đụp”, già và xấu để cơm nước và canh giữ ông. Nhưng vợ cả đã thất bại bởi mua nàng hầu lại hóa ra để đuổi ông đi suốt đêm với những kẻ khác đẹp đẽ hơn. Anh Lực bàn về chuyện vợ lẽ, nàng hầu, cho rằng họ chỉ là những con sen không lương. Anh tự kết tội khi nói về đứa con gái anh sau này cũng lại theo nghề của mẹ nó, vì con gái hay giống mẹ.
Bài thứ bảy Nàng hầu quê: Cậu trưởng con ông Chánh Bá, vừa lấy roi vụt vợ vừa kể tội đã mách bố mẹ cậu việc cậu đi hát, và bảo “tao lấy mày để làm nàng hầu”. Nhưng đây là vợ chính thức do cụ Chánh cưới cho từ lúc cậu chín tuổi. Cậu bảo với mẹ lấy cho một vợ nữa, rồi ai có con cho làm cả. Thân phận nàng hầu không hơn gì những con vật và dù họ có đang sống cũng như chết. Có những cô gái rất trẻ làm nàng hầu những ông già gần kề miệng lỗ, con cái không ra hồn người. Ở quê, có nhiều những cái chết âm thầm của sự sống.
Bài thứ tám Một người con của nàng hầu: Thôn quê tối tăm, bẩn thỉu, người sống mà như chết. Bác xe thịt lấy vợ mười lăm năm không có con. Khi lấy vợ lẽ thì vợ lẽ không đẻ mà vợ cả lại đẻ. Vợ lẽ phải làm quần quật, bữa đói, bữa no, tối phải thức dỗ con vợ cả, lại bị vợ cả đánh luôn. Có trường hợp con của nàng hầu một ông quan, mẹ không chịu nỗi cảnh làm hầu thứ tư đã trốn đi, con lớn lên học hành tử tế, nhưng khi lấy vợ thì phải có bố, có mẹ hẳn hoi. Bố cậu làm khai sinh cho, nhưng bên nhà gái thì chối vì cậu chị là con
“chị tư”, tức nàng hầu…Thế là đôi uyên ương định sống một cuộc đời lý tưởng không thành.
Bài thứ chín Vài tâm trạng: Anh K. cho biết ngày xưa mẹ anh không ghen, không hành hạ, nhưng con của bà, kể cả anh đều hành hạ chị Tư: bứt tóc, bấu má, bắt làm ngựa và đầu chị bị bù thì bố anh lại đánh mắng. Anh thương chị Tư, biếu chị năm xu, chị giữ mãi…
Bài thứ mười Một con gái của nàng hầu: Anh K. nói về đời cô Thộn. Cô Thộn là con bà nàng hầu thứ năm. Cô xấu, ái nam ái nữ, thất tình gần như điên. Đấy có lẽ là trời hành tội người cha của cô.
Có thể nói Vợ lẽ nàng hầu là thiên phóng sự sinh động, giàu chất sống, được Trọng Lang viết với tấm lòng xót thương trước nhiều cảnh huống của những người phải sống kiếp vợ lẽ, nàng hầu “ăn cơm nguội, nằm nhà ngoài”. Mặt khác, tác giả cũng lên án những người đàn ông ích kỷ, tàn nhẫn chà đạp lên cuộc đời những người phụ nữ, cả con cái họ mà “đạo lý lạc hậu đã áp bức, không cho phép khóc, không cho phép kêu đau”.
Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa tuy nói về bi kịch tinh thần của những người trí thức nghèo. Nhưng ta cũng thấy nhà văn Nam Cao cũng cho người đọc thấy được thói gia trưởng của một người đàn ông trong gia đình.
Hộ vốn là nhà văn có hoài bão, có lý tưởng sống đẹp, là người có lòng nhân hậu sâu sắc. Khi cứu với Từ, một người đàn bà vừa bị nhân tình bỏ rơi, với đứa con vừa mới sinh, cùng với bà mẹ già mù lòa. Hộ đã mở rộng vòng tay nuôi mẹ già, nhận làm cha đứa trẻ kia. Trước đây cuộc sống riêng mình bằng nghề viết văn, Hộ đã phải rất chật vật lắm mới đủ sống. Giờ đây phải gánh vác gia đình, Hộ đành phải cho ra đời những bài báo mà khi đọc rồi người ta quên ngay sau khi đọc. Hộ sinh ra chán nản buồn rầu, đem những điều đó, trút hết lên vợ con. Từ là người vợ hiền lành, dịu dàng, tận tâm với chồng “Từ yêu chồng bằng một thứ tình yêu rất gần với tình của một con chó
nên “Cau có và gắt gỏng. Hắn gắt gỏng với con, với vợ, với bất cứ ai, với
chính mình”.... Sau những lần tìm rượu để quên đi nỗi buồn vì mộng văn
chương không thành, Từ tận tâm chăm sóc, còn Hộ thì không tiếc lời chửi