Những hệ lụy của thói gia trưởng

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của văn xuôi Mạnh Phú Tư trước 1945 (Trang 57 - 59)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Những hệ lụy của thói gia trưởng

Những phong tục cổ hủ gây không ít đau khổ cho những người phụ nữ trong xã hội. Bên cạnh chế độ đa thê, một điều khác cũng làm cho số phận người phụ nữ cũng gặp nhiều đắng cay, đó chính là thói gia trưởng. Trong gia đình, người đàn ông xem như là trụ cột, nắm hết mọi quyền hành, chồng bảo thì vợ phải nghe. Chính vì thói gia trưởng mà người chồng có thể thẳng tay hành hạ vợ con khi họ làm phật ý mình. Hiểu được những hệ lụy của thói gia trưởng là nguyên nhân gây khổ đau cho người, Mạnh Phú Tư trong những trang viết của mình ông đã phản ánh hiện tượng này một cách thật đặc sắc.

Bà Sinh trong Nhạt tình hết lòng nhẫn nhịn khuyên can chồng, dùng tình thương hai con mong chồng quay về bên gia đình khi bà biết ông có vợ lẽ. Thói gia trưởng đã “cho phép” ông Sinh ngang nhiên công nhận với vợ là mình có vợ lẽ mà không chút gì ngượng ngùng: “Ừ thì tao có vợ hai, Rồi

tao còn lấy đến vợ ba, vợ tư nữa! Việc gì mà tao phải giấu giếm mày”. Bà Sinh đành chấp nhận cho chồng mình đem vợ lẽ về nhà, để rồi bà chịu biết bao hệ lụy do người chồng gia trưởng gây ra. Nga vợ lẽ của ông Sinh lợi dụng sự gia trưởng mượn tay chồng hành hạ mẹ con vợ cả. Mỗi lần trong nhà vợ cả và vợ lẽ cãi nhau, Huệ đứa con gái lớn cũng không dám bênh vực mẹ để đánh Nga vì Nga mách với ông Sinh thì ngay lập tức mẹ con bà Sinh chẳng những bị chửi, mắng mà còn phải chịu đòn: “Huệ cũng cố giữ lễ độ can ngăn. Nàng không dám về hùa với mẹ để đánh đập Nga… Trong cuộc xô xát đầu tiên Huệ có tìm cách bênh vực mẹ và đánh lại Nga. Rồi khi Nga đã nói lại với ông Sinh, Huệ bị một trận đòn. Nếu chỉ riêng một mình nàng bị đánh đập có lẽ nàng cứ liều bênh mẹ, đánh lại Nga rồi chịu đòn. Nhưng khốn nỗi, chẳng riêng gì một mình nàng. Vì cái tội mà cha nàng gọi là hỗn xược đánh lại dì của nàng, cả mẹ nàng cũng chịu mắng và đánh lây nên từ đó nàng chỉ can ngăn vậy”. Biết rằng Nga ngày một ranh ma tìm cách lấy

đình nay trở thành kẻ ăn nhờ ở đậu nhà Nga vì “Bà biết rằng khi mà chồng

đã không còn muốn che đỡ mình thì có cố giữ lấy những quyền hành đó về phần mình là vô ích. Bà đành lòng phục. Từ cái ngày đó, bà luôn luôn có cảm tưởng rằng mẹ con bà chỉ còn như những kẻ đi ở nhờ”. Nga ngày một thêm lất át ngược đãi bà. Có lúc “Bà nghĩ đến những cảnh chồng chung trong nhiều gia đình khác, người vợ cả giữ được đủ quyền thế và người vợ lẽ chỉ như một đứa ở, bà càng thấy tức tối, và tưởng như mình là kẻ đem thân đi làm lẽ”. Không còn chịu nổi cảnh hành hạ của ông Sinh, bà xin ra ở

riêng, chỉ xin ông món tiền nhỏ cho hai con nhưng ông Sinh rất nhẫn tâm không đồng ý: “tôi không có tiền cho ở riêng. Chỉ có gian buồng ấy với

ngày hai bữa cơm, ở được thì ở, mà không thì ba mẹ con muốn dắt nhau đi đâu thì đi. Tôi không thèm giữ. Những lời nói đó của chồng khiến bà hiểu rõ thêm rằng bà và hai đứa con là những người thừa trong cái gia đình nhà chồng”. Khi xin đưa hai con về quê sinh sống, ông thản nhiên nói: “Không có vợ ấy thì có vợ khác, không có những đứa con ấy thì có những con khác! Khi bà ngỏ lời xin tiền lộ phí, ông vứt cho một tờ giấy năm đồng” và nói:

“Thế này cũng còn thừa nhiều lắm”. Thật là một người cha, người chồng vô

tâm “Bà nén lòng hổ thẹn cầm tờ giấy bạc rồi thu xếp để về với mẹ”. Cái thói gia trưởng ấy đã cho ông Sinh có đủ quyền hành để đối xử tệ bạc với vợ con mà họ không có quyền oán trách gì ông.

Thói gia trưởng đã đẩy cuộc sống của bà cháu Dần trong Sống nhờ vào

cuộc sống không ổn định. Còn riêng Dần chịu biết bao hành hạ của các chú vì bà Dần vẫn theo luật lệ xưa chồng mất thì theo con trai, bà cháu Dần sống với chú lớn, Dần chịu biết bao hành hạ của chú lớn nhưng không dám chống cự lại. Bà thấy Dần tội nghiệp nên hai bà cháu mới sang ở với chú hai, thời gian đầu cũng đỡ, nhưng sau mọi việc vẫn như cũ Dần cũng phải chịu khổ sở. Mặc dù làm việc rất cực nhọc nhưng Dần vẫn có ý thức tự kiếm tiền nuôi bà. Tiền kiếm được bao nhiêu đều bị chú hai lấy hết mà Dần không có cách gì chống

cự lại, ngay cả bà cũng không bênh vực được. Bởi thói gia trưởng đã cho chú hai cái quyền ấy Dần đành phải chấp nhận.

Cái thói gia trưởng ấy đã đẩy biết bao người vợ, người mẹ hiền lành, nhân hậu suốt đời sống vì chồng vì con họ chưa được hưởng một ngày hạnh phúc mà đáng lý ra mình phải có. Trái lại họ phải chịu cảnh sống khổ sở, nhọc nhằn. Biết bao đứa trẻ chịu cảnh ghẻ lạnh như Dần trong Sống nhờ, như Tài trong Nhạt tình mặc dù ở cái tuổi ấy cần được thương yêu,

chăm sóc hơn là phải chịu biết bao khổ cực, hành hạ do chính cái thói gia trưởng ấy gây ra.

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của văn xuôi Mạnh Phú Tư trước 1945 (Trang 57 - 59)