Trường thẩm mỹ riêng của văn xuôi Mạnh Phú Tư

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của văn xuôi Mạnh Phú Tư trước 1945 (Trang 36)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Trường thẩm mỹ riêng của văn xuôi Mạnh Phú Tư

Với tiểu thuyết Làm lẽ Mạnh Phú Tư được xem là một trong những nhà văn hiện thực có khuynh hướng tiến bộ trước cách mạng. Ông thường quan tâm đến chủ đề hôn nhân và gia đình trong sáng tác của mình. Qua Làm lẽ

Mạnh Phú Tư đã bộc lộ niềm thông cảm sâu xa với số phận người phụ nữ đồng thời lên án chế độ đa thê đã bóp nghẹt quyền sống và hạnh phúc của họ. Cốt truyện của Làm lẽ đơn giản, ít hành động. Tác giả chủ yếu miêu tả ngôn ngữ, lời nói của nhân vật, với những đường nét ngoại hình hơn là đi sâu khai thác diễn biến tâm lý nhân vật. Văn phong chân phương, mộc mạc, đôi chỗ còn vụng về.

Với Gây dựng, Mạnh Phú Tư đã bộc lộ sở trường khai thác những khía cạnh khác nhau của chủ đề gia đình và hôn nhân. Tác giả đã phản ánh khá sâu sắc vấn đề hôn nhân mang nặng lễ giáo phong kiến trước cách mạng: bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Mạnh Phú Tư đã khắc họa sinh động tính cách của một người mẹ giàu lòng thương con nhưng đa mưu và quyết đoán đến mức biến hôn nhân thành sự tính toán, mưu lợi. Ngòi bút của nhà văn tỏ ra từng trải và thuyết phục khi đi sâu miêu tả cách trạng thái tâm lý và tình cảm của con người.

Sống nhờ là tác phẩm tự truyện đã được “tiểu thuyết hóa”, được hư cấu,

tưởng tượng ít nhiều. Tiểu thuyết có ý nghĩa xã hội trong việc tố cáo chế độ phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người. Mạnh Phú Tư đã tỏ ra am hiểu phong tục tập quán của người dân thôn quê. Ông có những quan sát tỉ mỉ, những nhận xét tinh tế cùng một giọng văn thành thực và xúc động. Nghệ thuật trong Sống nhờ đã đến độ chín khi thể hiện thế giới nội tâm phong phú và phức tạp của con người. Sống nhờ là tiểu thuyết nổi trội hơn cả trong số những sáng tác của Mạnh Phú Tư. Với Sống nhờ, nhà văn đã tạo được vị trí nhất định trong dòng văn học hiện thực Việt Nam.

Trong Nhạt tình, bằng một cốt truyện đơn giản, Mạnh Phú Tư đã đi sâu phân tích một thực trạng xã hội: sự tan vỡ của gia đình do người chồng tham sắc, ham vợ lẽ, bạc đãi hắt hủi vợ con. Tác giả đã lên án những kẻ vì ích kỷ mà tàn nhẫn phá hoại gia đình chà đạp lên quyền sống và hạnh phúc của những người thân yêu. Đồng thời, tác phẩm cũng ca ngợi những con người vượt lên đau khổ để tồn tại, biết tự giải phóng mình khỏi cảnh gia đình tan nát, khỏi một cảnh sống tối tăm để giữ gìn nhân phẩm, vươn lên giành hạnh phúc. Các nhân vật được khắc họa rõ nét: một ông Sinh, vốn là công chức hiền lành vì mê gái mà trở nên vũ phu, bất nhẫn; một cô đầu Nga gian manh và đầy tham vọng; một cô Huệ hiền lành nết na; một chàng trai Tài ngoan ngoãn, thương mẹ và đầy nghị lực. Mạch truyện đều đều, ít có những tình tiết và diễn biến phức tạp, nhưng Mạnh Phú Tư vẫn tỏ ra là một cây bút biết đi sâu phân tích những hoàn cảnh, tâm trạng éo le của con người.

Chương 2

ĐÓNG GÓP CỦA VĂN XUÔI MẠNH PHÚ TƯ

TRÊN PHƯƠNG DIỆN ĐỀ TÀI, CHỦ ĐỀ, CẢM HỨNG SÁNG TẠO 2.1. Đóng góp về đề tài

2.1.1. Đề tài gia đình

Tiếp xúc với phương Tây, từ cuối thế kỉ XIX nước ta bắt đầu có nền văn học quốc ngữ, rồi dần dần xuất hiện đông đảo các thế hệ nhà văn, đề cập đến nhiều loại đề tài, trong đó đề tài về gia đình được đặc biệt chú ý. Lúc đầu là những truyện ngắn của các nhà Nho tiếp thu tân học, hoặc những tri thức mới làm quen với các thể loại sáng tác phương Tây. Nguyễn Bá Học viết hẳn truyện ngắn lấy tên là Câu chuyện gia đình, đăng trên báo Nam phong, Vũ Đình Long viết những vở kịch đầu tiên như Chén thuốc độc; Tòa án lương

tâm, Hồ Biểu Chánh viết những cuốn tiểu thuyết dài, được độc giả hoan

nghênh như Cha con nghĩa nặng. Vấn đề gia đình trong các tác phẩm đầu tiên này là khuynh hướng thiên về luân lý. Nhà văn thường muốn duy trì đạo đức, phong hóa cũ, tỏ ý bất bình vì những sự lố lăng đang diễn ra trong các gia đình Việt Nam: gia đình cũ thì đã thấy những chuyện trên dưới hỗn hào không có lễ nghĩa, gia đình mới (những nhà chồng đi làm thông phán, lý lục, vợ đi dạy học hay làm hộ sinh,…) có nhiều chuyện hư hỏng như đam mê cờ bạc, trai gái hút xách: cha con vợ chồng đều tha hóa, xã hội đảo điên. Ở những tác phẩm ấy, các tác giả thường đưa người đọc tới bài học luân lý rằng phải tu tỉnh, phải biết trở về với lương tâm, với lễ giáo.

Sang đến những thập kỉ ba mươi, bốn mươi, các tác phẩm viết về gia đình mới thực dồi dào, nổi bật nhất là sự phản ánh hiện thực, cái hiện thực rất đáng bất bình của các gia đình cổ hủ ở cả nông thôn và đô thị Việt Nam. Các tác giả đã dựng lên những cảnh éo le, những nỗi bất công, những nhân vật chịu tủi nhục hay khổ sở trong các gia đình này. Có những người chủ gia

đình, suốt đời lam lũ, khổ cực, vật lộn để mong có được chút của riêng làm gia bản, mà đến chết, mơ ước vẫn không thành (Con trâu). Hoặc những người đàn bà cả một cuộc đời lo lắng cho chồng, đẻ nhiều lần cuối cùng mới được mụn con trai thì chồng chết phải chịu cơ cực để nuôi con (Chồng con). Cả hai tác phẩm trên đều của tác giả Trần Tiêu. Trong các gia đình khá giả, có những thực tế đã diễn ra như anh chị em nghi ngờ nhau vì gia tài, người vợ tìm cách lừa gạt, xoay xở con chồng, nhưng bản thân cũng chẳng sung sướng gì trong cái gia đình đầy mâu thuẫn ấy (Thừa tự của Khải Hưng). Xoay quanh đề tài gia đình, Mạnh Phú Tư đã có những đóng góp riêng. Ông đã đi vào cuộc sống và tâm tình của những người đàn bà khổ sở vì chế độ đa thê: vợ cả bị chồng phụ bạc (Nhạt tình) vợ lẽ bị hành hạ (Làm lẽ) và cả những nỗi niềm của những đứa trẻ mồ côi, phụ nữ góa chồng (Sống nhờ).

Với Nhạt tình Mạnh Phú Tư đã đi sâu vào thân phận tủi nhục của người phụ nữ trong cảnh chồng chung trong xã hội đương thời, đưa đến một cái nhìn khá mới mẻ. Ông dựng nên một gia đình gần như hoàn hảo, hạnh phúc về vật chất lẫn tinh thần. Ông bà Sinh có hai con một trai, một gái, sống đầm ấm, yêu thương nhau. Bà Sinh người phụ nữ có nhan sắc lại nết na, gia đình khá giả, sau khi lấy chồng bà đảm đang nuôi chồng ăn học đến thành tài có việc làm. Gia đình đang yên ấm hạnh phúc ông Sinh lại dan díu với Nga - một đào hát mà lúc bấy giờ mọi người thường dè bỉu là Xướng ca vô loại. Trái với những người phụ nữ khác ghen tuông tìm cách hành hạ vợ lẽ, bà Sinh vẫn từ tốn khuyên chồng và thậm chí chấp nhận cho Nga về nhà mình sống để rồi mẹ con bà chịu cảnh khổ sở vì người chồng ham mê vợ lẽ trở thành tàn tệ với vợ cả và bỏ mặc hai con đói rách. Từ đó Mạnh Phú Tư đi sâu phân tích thực trạng sự tan vỡ hạnh phúc gia đình do người chồng ham mê sắc đẹp mà nỡ hắt hủi vợ con, đồng thời ông cũng lên án sự ích kỷ vì bản thân và hạnh phúc của riêng mình mà sẵn sàng chà đạp những người thân yêu.

Làm lẽ thì lại khác. Ở đây không có một vợ lẽ đầy mưu mô xảo trá

nham hiểm như trong Nhạt tình mà là một người vợ lẽ đầy hiền lương, đảm đang, cam chịu luôn bị vợ cả áp bức. Thậm chí, ông chồng trong tác phẩm này cũng không phải là một người gia trưởng đầy quyền lực như trong Nhạt

tình mà là một người chồng nhu nhược luôn để mọi việc cho vợ cả sắp đặt.

Không phải vợ cả do hiếm muộn muốn có con trai nối dõi tông đường mà đi cưới vợ lẽ cho chồng. Tất cả là vì bà mẹ không muốn con mình vất vả việc nhà mà khỏi mất tiền mướn con sen nên tìm cách cưới vợ lẽ cho con rể. Nhân vật chính trong Làm lẽ là Trác một cô gái ngoan hiền, siêng năng, chăm chỉ và mọi việc luôn để mẹ mình sắp đặt, khi nghe mẹ nói gả chồng lại làm vợ lẽ nàng cũng cảm thấy bình thường. Thông thường vợ lẽ sẽ được chồng thương yêu bênh vực, chở che nhưng Mạnh Phú Tư cho người đọc một cách nhìn hoàn toàn khác. Cậu phán không ghét bỏ gì Trác nhưng cũng không bênh vực thương yêu nàng, đến đứa con của Trác cũng không có được tình thương yêu của người cha, chính vì thế mà vợ cả ngày càng hành hạ cay độc hơn với mẹ con vợ lẽ. Là một người đàn ông trụ cột trong gia đình, nhưng cậu phán không có chút quyền hành gì. Mọi việc do vợ cả định đoạt. Ngay cả việc ăn ở với vợ lẽ anh ta cũng làm lén lút không dám công khai. Trong tiểu thuyết này Mạnh Phú Tư đã bộc lộ lòng cảm thông chia sẻ với số phận những người phụ nữ mang thân đi làm lẽ đồng thời cũng lên án chế độ đa thê đã chà đạp lên quyền sống hạnh phúc lứa đôi của con người.

Trong Sống nhờ Mạnh Phú Tư kể chuyện về đứa trẻ mồ côi. Nó không phải không có nơi nương tựa, bởi có rất đông họ hàng thân thích. Thế nhưng Dần - nhân vật chính trong tiểu thuyết - mới sáu tuổi đầu đã phải chịu biết bao cay đắng tủi nhục trong cảnh sống nhờ. Điều đáng nói ở đây không phải đứa trẻ mồ côi này chịu sự ngược đãi, ghẻ lạnh của người đời, cũng không phải gia đình quá nghèo túng mà không nuôi nỗi đứa cháu mồ côi tội nghiệp mà do lòng ghen tỵ của con người. Vì ghét mẹ Dần tái giá không ở vậy thờ chồng

nuôi con và hơn thế nữa, vì lợi ích cá nhân mà các chú đã hắt hủi bà cháu Dần. Mặc dù chịu bao cay đắng trong sự hành hạ của hai chú khi ở bên nội và người dì khi ở bên ngoại, nhân vật của Mạnh Phú Tư vẫn có niềm hy vọng, vẫn sống lạc quan. Đó là tấm lòng của nhà văn đối với nhân vật của mình. Khi mẹ tái giá, sống bên nội Dần vẫn được người cô hết lòng thương yêu, chăm sóc chẳng khác gì mẹ ruột, Dần cũng rất thương cô mình. Mẹ Dần mặc dù có chồng khác nhưng vẫn lén về thăm Dần. Điều đó phần nào sưởi ấm tâm hồn cậu. Hơn hết là bà nội hết lòng thương yêu, lo lắng, cưu mang đứa cháu mồ côi. Nhưng niềm hy vọng lạc quan ấy chẳng bao giờ tồn tại lâu với Dần. Cô Dần sớm qua đời. Khi gia đình hai bên nội ngoại được hòa thuận với nhau sau cái chết của mẹ Dần, Dần có cuộc sống khá ổn định. Đến tuổi thanh niên Dần không còn bị hành hạ hắt hủi nữa thế nhưng tương lai không mấy sáng sủa vì bà ngoại và bà nội không còn đủ khả năng lo cho Dần ăn học khuyên chàng về quê làm một anh nông dân cày sâu cuốc bẫm. Qua đó thấy rằng cái xã hội khắc nghiệt ấy không cho con người một cuộc sống tốt đẹp. Vừa thoát khỏi tuổi thơ đầy cay đắng đến tuổi thanh niên cũng chẳng có gì sáng sủa hơn, cuộc đời vẫn cứ tối tăm trong cảnh nghèo khó.

2.1.2. Đề tài cuộc sống thành thị

Trong những nhà văn của dòng văn học hiện thực 1930-1945 nổi lên Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài, Mạnh Phú Tư… Mỗi nhà văn đều có một đều có một phong cách và tài năng riêng, không dễ chọn ngôi vị đầu. Nguyễn Công Hoan vạm vỡ, Ngô Tất Tố sắc sảo và uyên thâm, Vũ Trọng Phụng hiện đại và toàn năng, Nam Cao trí tuệ và nhân ái, Tô Hoài đậm bản sắc dân tộc, Mạnh Phú Tư tỉ mỉ và sâu sắc. Những nhà văn này có những đóng góp quan trọng vào nền văn xuôi hiện đại với các tác phẩm có giá trị bền vững.

Xã hội Việt Nam giai đoạn 1930-1945 đã bước vào thời kỳ hiện đại với sự hưng thịnh của thành thị. Đây là thời kỳ có những bước phát triển khác với

chặng đường trước. Những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng đã mang tầm vóc và kích cỡ của những thành phố hiện đại. Đã có hàng trăm nhà xuất bản và tờ báo. Năm 1938 là năm báo chí phát triển mạnh nhất so với toàn bộ thời kỳ trước. Dư luận xã hội rộng mở trong điều kiện của thời kỳ Mặt trận dân chủ. Trong thời kỳ này, trên báo chí đã có nhiều cuộc tranh luận về tư tưởng và nghệ thuật. Về giáo dục, đã có nhiều trường đại học, số lượng sinh viên, học sinh đông đảo góp phần tạo nên một lớp công chúng mới trong văn học. Về sinh hoạt xã hội, nhiều rạp chiếu bóng, rạp hát, vũ trường hoạt động, đêm Hà Nội sầm uất không khí chơi bời. Mặt trái của thành thị bộc lộ rõ qua nhiều mặt: đồng tiền lên ngôi, nạn mãi dâm, đĩ điếm, cờ bạc phát triển, người nông dân nghèo khổ tràn về thành thị kiếm sống. Đời sống thành thị bộc lộ những mặt đối lập rõ rệt trên nhiều phương diện. Thời cuộc là thế, làm sao nhà văn miêu tả được những bức tranh xã hội phức tạp, nhiều mâu thuẫn đó? Văn chương Việt Nam có thế mạnh là những trang viết về nông thôn, đối tượng miêu tả từ ngàn đời, tuy có nhiều biến động nhưng cũng trong những khuôn khổ đường nét quen thuộc. Có một khoảng trống là viết về thành thị. Nhiều nhà văn có tài năng, có những tác phẩm hay thành công về thành phố. Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố đã chạm đến những vấn đề của đô thị, Nguyên Hồng là nhà văn của những xóm chợ nghèo khổ, Nam Cao viết giỏi về làng quê và người trí thức nghèo tự thu mình lại trong những suy nghĩ nội tâm, Tô Hoài rất thành công về người ven thành, Mạnh Phú Tư góp vào đề tài thành thị bằng những trang viết thật chân thật, làm cho người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về đời sống thành thị xã hội Việt Nam những năm 1930-1945.

Với tiểu thuyết Một thiếu niên Mạnh Phú Tư cho người đọc một cảm nhận khái quát toàn bộ đời sống thành thị lúc bấy giờ, thông qua lời kể của nhân vật Dần cũng là nhân vật chính của tiểu thuyết.

Nhân vật Dần kể rằng vì cái chết của bà nội, gia đình lâm vào cảnh khó khăn nên chàng thanh niên này mới đến Hà Nội mong kiếm một việc làm để

nuôi thân và tiếp tục con đường học vấn. Được người quen giới thiệu chỗ dạy học tối tại nhà một ông phán. Qua lời miêu tả ta thấy ông phán là người keo kiệt: “mùa đông tới, muốn trả công khó nhọc của tôi, ông phán cho tôi một

chiếc áo len. Nó mới đẹp làm sao! Đằng trước rách, đằng sau rách. Mà rộng như cái áo tế… hai đôi giầy cũ, vẹt đế và rách nhiều chỗ”. Tiếp theo người

đọc còn thấy được sự bất bình đẳng về giai cấp dẫn đến bất bình đẳng về quyền lợi: “mỗi ngày tôi phải làm việc cho ông tới ba giờ, và ông, mỗi ngày

ông chỉ tới sở có bẩy giờ. Cách biệt nhau có bốn giờ. Vậy mà ông đã có đủ hết mọi cái cần thiết cho cách sống của ông, còn tôi, một ngày hai bữa cơm với thỉnh thoảng một chiếc vé chớp bóng mười lăm xu. Trong cách so sánh này, tôi thấy một sự bất công không thể nào chịu được… lần thứ nhất tôi thấy mình bị bóc lột một cách tàn ác”. Dần bỏ ông phán đến dạy học tại tư gia ông

điền chủ,. Qua lời miêu tả của chàng, hai vợ chồng ông chủ điền hiện lên như

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của văn xuôi Mạnh Phú Tư trước 1945 (Trang 36)