Tài cuộc sống thành thị

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của văn xuôi Mạnh Phú Tư trước 1945 (Trang 41 - 48)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2.tài cuộc sống thành thị

Trong những nhà văn của dòng văn học hiện thực 1930-1945 nổi lên Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài, Mạnh Phú Tư… Mỗi nhà văn đều có một đều có một phong cách và tài năng riêng, không dễ chọn ngôi vị đầu. Nguyễn Công Hoan vạm vỡ, Ngô Tất Tố sắc sảo và uyên thâm, Vũ Trọng Phụng hiện đại và toàn năng, Nam Cao trí tuệ và nhân ái, Tô Hoài đậm bản sắc dân tộc, Mạnh Phú Tư tỉ mỉ và sâu sắc. Những nhà văn này có những đóng góp quan trọng vào nền văn xuôi hiện đại với các tác phẩm có giá trị bền vững.

Xã hội Việt Nam giai đoạn 1930-1945 đã bước vào thời kỳ hiện đại với sự hưng thịnh của thành thị. Đây là thời kỳ có những bước phát triển khác với

chặng đường trước. Những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng đã mang tầm vóc và kích cỡ của những thành phố hiện đại. Đã có hàng trăm nhà xuất bản và tờ báo. Năm 1938 là năm báo chí phát triển mạnh nhất so với toàn bộ thời kỳ trước. Dư luận xã hội rộng mở trong điều kiện của thời kỳ Mặt trận dân chủ. Trong thời kỳ này, trên báo chí đã có nhiều cuộc tranh luận về tư tưởng và nghệ thuật. Về giáo dục, đã có nhiều trường đại học, số lượng sinh viên, học sinh đông đảo góp phần tạo nên một lớp công chúng mới trong văn học. Về sinh hoạt xã hội, nhiều rạp chiếu bóng, rạp hát, vũ trường hoạt động, đêm Hà Nội sầm uất không khí chơi bời. Mặt trái của thành thị bộc lộ rõ qua nhiều mặt: đồng tiền lên ngôi, nạn mãi dâm, đĩ điếm, cờ bạc phát triển, người nông dân nghèo khổ tràn về thành thị kiếm sống. Đời sống thành thị bộc lộ những mặt đối lập rõ rệt trên nhiều phương diện. Thời cuộc là thế, làm sao nhà văn miêu tả được những bức tranh xã hội phức tạp, nhiều mâu thuẫn đó? Văn chương Việt Nam có thế mạnh là những trang viết về nông thôn, đối tượng miêu tả từ ngàn đời, tuy có nhiều biến động nhưng cũng trong những khuôn khổ đường nét quen thuộc. Có một khoảng trống là viết về thành thị. Nhiều nhà văn có tài năng, có những tác phẩm hay thành công về thành phố. Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố đã chạm đến những vấn đề của đô thị, Nguyên Hồng là nhà văn của những xóm chợ nghèo khổ, Nam Cao viết giỏi về làng quê và người trí thức nghèo tự thu mình lại trong những suy nghĩ nội tâm, Tô Hoài rất thành công về người ven thành, Mạnh Phú Tư góp vào đề tài thành thị bằng những trang viết thật chân thật, làm cho người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về đời sống thành thị xã hội Việt Nam những năm 1930-1945.

Với tiểu thuyết Một thiếu niên Mạnh Phú Tư cho người đọc một cảm nhận khái quát toàn bộ đời sống thành thị lúc bấy giờ, thông qua lời kể của nhân vật Dần cũng là nhân vật chính của tiểu thuyết.

Nhân vật Dần kể rằng vì cái chết của bà nội, gia đình lâm vào cảnh khó khăn nên chàng thanh niên này mới đến Hà Nội mong kiếm một việc làm để

nuôi thân và tiếp tục con đường học vấn. Được người quen giới thiệu chỗ dạy học tối tại nhà một ông phán. Qua lời miêu tả ta thấy ông phán là người keo kiệt: “mùa đông tới, muốn trả công khó nhọc của tôi, ông phán cho tôi một

chiếc áo len. Nó mới đẹp làm sao! Đằng trước rách, đằng sau rách. Mà rộng như cái áo tế… hai đôi giầy cũ, vẹt đế và rách nhiều chỗ”. Tiếp theo người

đọc còn thấy được sự bất bình đẳng về giai cấp dẫn đến bất bình đẳng về quyền lợi: “mỗi ngày tôi phải làm việc cho ông tới ba giờ, và ông, mỗi ngày

ông chỉ tới sở có bẩy giờ. Cách biệt nhau có bốn giờ. Vậy mà ông đã có đủ hết mọi cái cần thiết cho cách sống của ông, còn tôi, một ngày hai bữa cơm với thỉnh thoảng một chiếc vé chớp bóng mười lăm xu. Trong cách so sánh này, tôi thấy một sự bất công không thể nào chịu được… lần thứ nhất tôi thấy mình bị bóc lột một cách tàn ác”. Dần bỏ ông phán đến dạy học tại tư gia ông

điền chủ,. Qua lời miêu tả của chàng, hai vợ chồng ông chủ điền hiện lên như những kẻ lãnh đạm, bủn xỉn, khinh miệt người nghèo, cụ thể là những người đầy tớ trong nhà: “Bà thì cao, có lẽ gấp đôi ông. Con người trắng trẻo, ăn nói

ngọt ngào… bà phải cái tật con con, có lẽ cũng nhiều người có, là chỉ hứa mà không hề giữ lời… Ông chồng thì con người ngắn ngủi, chẳng tròn hẳn mà cũng chẳng dài, hình thù dở dang như một củ khoai tây non… hai con mắt vì béo quá mà thành bé..ông rất hà tiện lời nói… mỗi lần ông nói… không chửi thằng xe lau thì mắng vú già rửa bát chưa kĩ”. Tiếp đó, chàng còn cho người

đọc thấy thêm không chỉ sự keo kiệt, bủn xỉn, lãnh đạm của giới thượng lưu nơi thành thị mà còn cả sự lọc lừa. Dần nhờ bà chủ trọ giới thiệu cho một chỗ dạy học ở tư gia, “Bà chủ này có rất nhiều chỗ quen vì bà có nhiều nghề. Bà

làm nghề mối lái cho những người mua hay bán đồ cũ, tậu hay bán nhà và hơn nữa mối lái vợ chồng. Trong những nghề đó vốn của bà chỉ là những câu nói khéo, món tiền hoa hồng bà kiếm được không phải là ít”. Để được việc,

bà giới thiệu Dần là “cháu ông án về hưu… đã đỗ tú tài phần thứ nhất, lại đỗ

cuộc sống của những thanh niên nghèo khó nơi thị thành phải làm gia sư thật không dễ chút nào đến nỗi chỗ không thể ở được cũng phải ở. “Bà ta dành cho tôi một cái gác không trần, mái gần chạm đầu (nên nhớ là tôi rất thấp) ở ngay bên một gian bếp. Mỗi ngày, hai bữa cơm khói lùa vào gian gác làm khó thở đến tức ngực. Mùa hè thì gian gác quả thực là một cái hũ bị đút nút. Tôi ở trong gian gác chỉ suốt ngày chạy ra chạy vào bịt mũi hay là lau nước mắt, lau mồ hôi. Chỗ ở thì thực là đủ mọi cái khổ”. Không chỉ làm gia sư,

chàng thanh niên còn làm thư ký và ngay cả kế toán cho bà chủ nhưng “đến

dạy đã được hơn hai tháng mà không thấy nói gì đến món tiền lương hằng tháng”. Từ giã bà chủ Cầu Gỗ, chàng đến làm gia sư cho một nhà buôn sợi rất

to ở phố Hàng Vải. Qua lời kể, có lẽ đây là ông chủ giàu nhất so với ông phán, ông chủ điền và bà chủ Cầu Gỗ vì ông ta có hơn hai mươi nóc nhà gạch ở Hà Nội và độ chừng gần hai trăm mẫu ruộng ở làng. Ông chủ giàu như thế chắc cuộc sống của chàng thanh niên gia sư sẽ tốt hơn chăng? Nhưng sự thật là càng giàu sang thì họ càng trở nên keo kiệt hơn: “Mỗi ngày tất cả tới sáu

bẩy giờ dạy. Trả lại sự khó nhọc đó trừ mỗi ngày hai bữa cơm, cuối tháng người ta trả thêm món lương… bốn đồng! Ở nhà ông chủ này, có một điều rất đặc sắc là không có quà sáng. Ông ta có một lối thu xếp hai bữa cơm để có thể hà tiện được món lót dạ… cơm ăn thì thực là giản dị. Tôi tưởng chẳng còn ai kĩ càng bằng vợ chồng ông! Hẳn cả hai ông bà đều nghĩ rằng ăn nhiều thịt cá chỉ tổ đau dạ dày nên trong mọi bữa cơm chỉ có toàn là rau…trên chiếc mâm thau to tướng, đánh bóng sáng lòe, chỉ trơ vơ hai bát canh hoặc nước rau với một quả trứng luộc là cùng. Tôi chẳng lấy sự tằn tiện đó làm lạ vì tôi vẫn không quên rằng ông là một người rất giàu”.

Ở cái chốn thị thành ấy thì nghề gia sư thật phải nếm trải nhiều chua chát. Dần tiếp tục cuộc hành trình với nghề cậu giáo. Khi nghe ở Vĩnh Yên có người cần một ông giáo nhưng phải thi chọn. Số cậu giáo cần chỉ hai người mà số xin dạy có tới hơn hai chục. Vì cuộc sống, chàng thanh niên cố sức để

làm bài cuối cùng cũng được chọn, đang nghĩ đến viễn cảnh tươi đẹp khi được chọn đi dạy thì Đình, người bạn ở chung nhận xét: “Mày cứ tin rằng

một thằng giáo nuôi trong nhà chỉ là một đứa đầy tớ… Nhưng được trả đắt hơn, ăn uống cẩn thận hơn và được chỗ nằm sạch sẽ hơn!...” Chàng trai cũng

kịp nhận ra rằng bạn mình “chưa hề dấn thân vào cái nghề tạm bợ đó mà đã

nói ra một câu hoàn toàn là sự thực, sự thực đau đớn!”. Lần này chàng làm

gia sư cho con ông chủ điền và ông phán già với tiền lương là mười đồng, đây là số tiền khá hơn so với những người chủ trước, nhưng chỉ được một tháng con ông phán không học nữa nên ông chủ điền hạ xuống còn năm đồng. Cuộc đời gia sư là thế. Bết rằng mình bị bóc lột thế nhưng vì cuộc sống phải đành chấp nhận. Và theo bước chân chàng thanh niên này, người đọc càng nhận ra rõ hơn bản chất của giới thượng lưu, quý tộc nơi thành thị. Lần này chàng làm gia sư cho nhà ông bố chánh về hưu. Những lần làm gia sư trước qua cách kể chuyện của chàng trai người đọc nhận ra sự keo kiệt, bủn xỉn của bọn thượng lưu nơi thành thì trong lần này chính nhân vật phải thốt lên: “Tôi thấy hết mọi cái keo kiệt bủn xỉn của những kẻ giầu sang và cái khinh rẻ đồng tiền nẩy nở trong trí óc tôi”. Chàng thanh niên len lỏi mãi mới tìm được nhà của ông vì

ông ta ở một chỗ rất kín đáo. Và khi tới cổng còn phải dựt chuông chờ đợi cho thằng nhỏ ra hỏi, cho biết tên tuổi, rồi lại chờ cho nó xích chó vào mới được vào. Sau một hồi bàn bạc, chàng gia sư được ở một căn buồng gần bếp với ngày hai bữa cơm và một món lương bốn đồng. Mọi việc tưởng thế đã xong xuôi, nhưng khi chàng gia sư vừa dọn đến ở ông ta lại nói thêm: “món

tiền lương giảm tôi xin giảm xuống… ba đồng… Như thế cho tiện việc tính toán. Ba đồng một tháng, nghĩa là một hào một ngày, vậy bao giờ cậu có việc gì phải nghỉ, hoặc đi đâu xa, hoặc về quê thì tôi có thể tính trừ cho dễ dàng… Chứ bốn đồng một tháng thì lại có mấy xu lẻ thì lôi thôi quá”. Hết làm gia sư cho ông chánh, chàng thanh niên tiếp tục làm cho ông chủ khác. Ông này là một công chức được đánh giá là người rất chi li: “Mỗi ngày ông chỉ phải đưa

cho thằng bếp chừng hai hào tiền chợ. Quà sáng chỉ là cháo, thằng bếp phải nấu lấy hay cơm nếp, gạo và đỗ ông mang ở nhà xuống. Cơm nếp chấm mắm hay muối vừng. Một đôi khi ông muốn cho các con ông chán món ắn sáng đó thì ông cho mỗi đứa ba xu ăn phở. Một tháng chỉ chừng ba lần ăn phở là nhiều… Giò kho ông ăn có hạn. Mỗi bữa là mấy miếng và vì thế còn bao nhiêu miếng trong nồi kho, ông nhớ không sai”. Tạm biệt ông công chức,

chàng làm gia sư cho ông kí kế toán xem ra cũng đỡ hơn nhiều. Ngày mới đến dạy thì chỉ mỗi ngày hai giờ, dần dần lên tới bốn giờ, rồi không còn giờ giấc thậm chí khi các con đùa nghịch bà chủ lại bắt chúng vào bàn học. Ngoài công việc dạy học chàng còn thêm cái việc xử án để giải hòa cho bọn trẻ, tiền lương mỗi tháng là mười đồng nhưng “chẳng bao giờ bà chủ giả đủ liền một

lúc. Hình như bà cho thế là một sự xa phí đau đớn”. Không làm gia sư cho

nhà ông kí kế toán nữa, cuộc đời làm gia sư của chàng thanh niên xem ra oanh liệt nhất là “gõ cái đầu tây ra đời đã được ngoài hai mươi năm”. Thời gian làm gia sư tại đây của chàng thanh niên làm cho người đọc có cái nhìn phong phú hơn về đời sống của giai cấp thượng lưu nơi chốn thành thị, không keo kiệt, bủn xỉn thì ngu dốt hay cưng chiều con quá mức: “Cậu học trò của tôi được mẹ chiêu đãi lạ lùng. Cậu hơi kêu mệt khó chịu bà đã bảo tôi cho con bà nghỉ… Mỗi lần tôi nói đến việc học của con bà, bà lại cắt hẳn câu chuyện bằng câu (Ông chớ cho nó học nhiều quá!). Nói cho bà biết rằng con bà giỏi văn chương giỏi toán pháp hay kế toán cũng không làm bà sung sướng bằng khi bà biết con bà đã nô nghịch nhiều, đã nói nhiều câu chuyện có duyên hay đã đánh tôi thua liền hai ván bài hoặc hai bàn pingpong. Và cái cậu tây non ngoài hai mươi tuổi này ngờ nghệch chẳng biết một tí gì… tuy cậu là người Pháp nhưng cậu rất lờ mờ về mẹo luật tiếng Pháp. Còn như giảng cho cậu những luật mẹo thì đừng nên nghĩ tới. Óc cậu có lẽ là một khối đất sét, không để thấm qua một tí gì!”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chấm dứt cuộc đời gia sư, chàng thanh niên chuyển sang lối sống khác, chàng tìm đến thế giới phóng đãng. Cái thế giới đó đã giúp người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về đời sống thành thị lúc bấy giờ. Trong một chuyến tầu Dần quen với một người bạn tên là Trọng, là một nhà kinh doanh sành sỏi. Chính Trọng đã đưa Dần vào lối sống trụy lạc “Trọng luôn luôn tới rủ tôi đi

chơi. Trong mọi cuộc vui tổn phí bao nhiêu anh vẫn bỏ tiền mình ra trả”.

Đáng nói ở đây không chỉ có các thanh niên rơi vào cuộc sống trụy lạc mà cả những cô gái Hiền, Cúc, Lan với cách sống không có ngày mai. Tất cả họ đều say cuồng trong cách sống trụy lạc hết ca hát, nhảy múa, hút thuốc phiện, đến bữa cơm, sau đó “từng cặp đôi một giường riêng đưa nhau đi ngủ”. Khi tỉnh dậy mọi thứ ban đêm ta nhìn thấy trông thật đẹp sau ánh đèn lờ mờ, thì ban ngày hiện thực trở về không như ta tưởng, nó cũng giống như là cái tương lai tăm tối mà ta đang sắp phải đối diện: “Chín giờ hơn tôi giở dậy. Lan cũng đã

thức giấc, nhô đầu ra ngoài chăn, dương mắt nhìn trần màn. Nàng mỉm cười khi thấy tôi quay đầu về phía nàng. Vừa trông nét mặt nàng tôi đã cảm thấy một sự rùng rợn ghê gớm. Hai má Lan lốm đốm một vài vệt phần còn lại sau những cuộc nô đùa lộ vẻ bẩn thỉu vô hạn. Và dưới ánh sáng cảu ban ngày, tôi nhận rõ được hai má lõm, cái trán răn và đôi môi nhợt nhạt của Lan. Cái đẹp giả dối dưới tầng phấn và dưới ánh đèn của ban đêm lúc đó không còn một dấu vết và đã nhường chỗ cho cái xấu của tuổi quá thì, cái xấu làm cho kẻ hám sắc hoàn toàn chán nản…Tôi chán nản thấy sự thay đổi rõ rệt, sống sượng sau một đêm nô nghịch. Tôi hối hận và thứ nhất là lo lắng khi có nghĩ rằng mình đã sắp sa vào cảnh trụy lạc như nhiều thiếu niên khác, say sưa trong vật chất. Khi thoáng nhìn lại những bộ mặt hốc hác cằn cỗi của bọn Hiền, Lan, Cúc, Tân tôi có ý nghĩ chua cay rằng mọi người đàn bà đều như thế chỉ có đôi chút mầu sắc dưới tầng kem phấn”.

Từ việc đi làm gia sư của Dần trong tiểu thuyết Một thiếu niên của Mạnh Phú Tư, ta thấy xã hội thành thị hiện lên khá sống động với đủ mọi tầng

lớp, mọi hạng người từ ông phán, chủ điền, những người làm nghề buôn bán, nhà buôn sợi, công chức, nhà kinh doanh đến những cô gái giang hồ. Tất cả họ bên ngoài được che đậy bằng sự giàu sang, lịch thiệp, sành điệu. Nhưng đằng sau đó là sự keo kiệt, bủn xỉn, hà tiện, nhỏ nhen, chi li, tính toán, lừa gạt, ngu dốt, trụy lạc. Họ thuộc tầng lớp quý tộc, thượng lưu, trí thức nhưng cách

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của văn xuôi Mạnh Phú Tư trước 1945 (Trang 41 - 48)