Những bức tranh phong tục đặc thù

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của văn xuôi Mạnh Phú Tư trước 1945 (Trang 102 - 106)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.1.Những bức tranh phong tục đặc thù

Trong những tác phẩm của mình, bên cạnh việc phản ánh hiện thực xã hội giai đoạn 1930-1945, Mạnh Phú Tư còn đưa đến cho người đọc những bức tranh phong tục mang đậm không khí chốn làng quê, từ cách ăn mặc trong việc cưới hỏi, cách làm nhà, tục xem bói khi hỏi vợ đến tục coi ngày tốt xem mắt dâu,…

Trong tiểu thuyết Làm lẽ tác giả cho người đọc thấy bức tranh phong tục về cách ăn mặc của cô dâu, chú rể trong ngày cưới. Trước khi Trác về nhà chồng, sau khi bà Tuân thỏa thuận xong với mẹ nàng về chuyện cưới hỏi, bà vẫn không quên dặn mẹ nàng may trang phục khi về nhà chồng theo hướng “nhập gia tùy tục” ăn mặc theo phong tục nhà chồng: “Cụ may cho cháu

chiếc áo the, áo trắng lót, và cụ nhớ nên may quần lĩnh thì hơn, đừng may váy, về làng bên ấy người ta cười chết. Đàn bà, con gái bên ấy người ta toàn mặc quần cả”. Khi cưới vợ cho con bà Thân cũng may những trang phục theo

đúng phong tục người xưa cho con trai mình: “Mẹ cũng may cho anh con một

cái áo the, một cái áo trắng, một đôi quần chúc bâu, và mua một cái khăn xếp, rồi một đôi giày láng”.

Trong Nhạt tình Mạnh Phú Tư cho người đọc thấy được quan niệm sống “phu xướng phụ tùy” và “thói gia trưởng”, mọi việc trong nhà do người

chồng, người cha quyết định. Chồng nói thì vợ phải nghe. Khi ông Sinh có vợ lẽ bà Sinh cũng đành chấp nhận. Khi chồng nghe vợ lẽ hành hạ bà và con bà cũng cắn răng chịu đựng không dám chống cự lại chồng.

Trong Gây dựng Mạnh Phú Tư cho người đọc thấy được quan niệm trong việc dựng vợ gả chồng cho con là theo ý cha mẹ “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Người đọc còn thấy được quan niệm người xưa thường mỗi coi vợ cho con khi ra đi thường nhờ thầy bói xem ngày xuất hành có thuận lợi không.

Khi nghe Thúc viết thư nói rằng mình đã tìm được người vừa ý bà Cang cho rằng việc ấy phải để bà xếp đặt, không đồng ý việc Thúc tự ý quyết định chuyện duyên nợ của mình: “Bà Cang xem xong lá thứ thứ nhất chỉ

buồn cười về cái tính nóng nảy của con. Nhưng khi nhận được lá thư thứ hai tiếp ngay, bà hết sức cáu kỉnh. Bà vò nát lá thư, vứt vào một xó ngăn kéo và lẩm bẩm: “ Thế này thì ra cái thằng Thúc bây giờ nó không còn coi mẹ nó ra cái gì! Nó tưởng bây giờ đi làm có tiền thì muốn sao thì sao, muốn trăng thì trăng đấy hẳn. Còn phải quyền ở mình chứ! Gây dựng cho nó thế nào thì nên thế chứ! Cái hạng chưa sạch hơi sữa mẹ ấy thì đã biết cái gì vào cái gì!”. Đối

với Vinh con gái bà cũng vậy, bà biết Vinh đem lòng yêu Thanh do trước đây bà vun vào nhưng khi thấy Lân hơn hẳn Thanh bà lại muốn gả Vinh cho Thanh. Bà phân trần cho Vinh nghe nhưng đó chỉ là điều bà muốn con hiểu chứ thực chất Vinh không có quyền quyết định lương duyên của mình giống như anh cô ấy: “Trước những lời phân trần đó của mẹ, Vinh cũng chỉ nghe và

tuân theo cũng như từ trước đến nay nàng đã tuân theo mẹ trong hết mọi việc”. Khi bà Phong mai mối con gái lớn của bà Hiến, bà Cang đã ưng thuận

bèn rủ bà Phong đi Bắc Ninh xem mặt dâu nhưng do nhiều lần việc hỏi vợ cho Thúc không thành bà cho rằng Thúc cao số nên lần này bà cẩn thận coi thầy xem ngày tốt để xuất hành cho thuận lợi: “Bà Cang và bà Phong đi Bắc Ninh. Bà Cang thấy công việc của Thúc có vẻ khó khăn, nên lần này bà chu đáo hơn. Bà cho rằng cái số của Thúc như thế là cao số, vất vả nên bà cố sức

thận trọng để tránh những điều rủi ro. Bà đã chọn ngày rất cẩn thận. Nhờ người xem lịch rồi bà ra đi vào ngày mồng tám, theo thầy số, là ngày xuất hành tốt”.

Trong Sống nhờ hiện lên bức tranh phong tục đặc thù vùng quê theo quan niệm “đổi con lấy dâu” hay quan niệm “phu tử tòng tử”, tục cầu thần linh khi thấy có điều không may, tục làm nhà, tục trai theo cha gái theo mẹ,… Bà nội Dần và bà ngoại Dần kết thông gia với nhau vì bởi lẽ hai gia đình ngang hàng nhau, cả hai đều muốn con mình tránh cảnh mẹ chồng nàng dâu và hơn nữa tiết kiệm tiền nộp cưới nên họ đã đổi con để lấy dâu: “Cái lối đổi

con lấy dâu như thế thường có ở mấy làng vùng tôi. Khi hai bên có con gái đã lớn và lại đều là hai gia đình cùng ngang hàng thì đôi bên đổi con gái cho nhau. Điều thứ nhất để tránh sự phí tổn về tiền nộp cưới. Điều thứ hai cốt để gây sự liên lạc chặt chẽ của đôi bên dâu gia và cũng để tránh cảnh nàng dân mẹ chồng. Nếu người này hành hạ nàng dâu, người kia cũng dễ có điều kiện trả thù lại”. Khi hai gia đình nội ngoại đã gắn bó với nhau thì người làng có

tin đồn nếu kết thông gia sẽ có một gia đình chịu sự không may và một gia đình được đoàn tụ. Nghe được điều đó bà nội Dần thấy trong lòng lo lắng nên cầu thần linh, chỗ nào nghe đồn là linh thiêng thì bà tìm đến ngay. Chừng nào bà xem thầy nói là cha mẹ Dần lấy nhau sẽ may mắn thì bà mới yên lòng: “Nhưng khi hai gia đình đã gắn bó với nhau và cái tin này đã lan ra khắp

làng mọi người đều bàn tán rằng sẽ có một gia đình chịu nhiều sự không may và một gia đình sẽ được đoàn tụ. Bà tôi thành hối hận. Đi đâu bà tôi cũng than vãn về điều đó. Bà tôi lo lắng đến nỗi tuy chưa cưới nàng dâu về mà đã luôn luôn đi lễ bái khắp mọi đền chùa ở những nơi lân cận. Cứ thấy ai nói chỗ nào có thờ cúng linh thiêng bà nội tôi lại tắm táp sạch sẽ, rồi mua vàng hương đi đến tận nơi cầu nguyện. Mãi đến lúc xem một ông thầy bói trong làng bảo thầy mẹ tôi lấy nhau sẽ có nhiều cái may mắn, bà tôi mới yên lòng”.

nhạc thì ít ốm đau nên bà nội Dần mượn cớ này để bắt mẹ Dần đem đổi vàng sính lễ lúc cưới thành những thứ đó cho Dần nhưng thực chất bà sợ mẹ Dần chồng chết mà đeo vàng trong người không nên bà sợ mất của và hơn nữa bà sợ mẹ Dần có chồng khác rồi mang theo những thứ ấy: “Gái góa thì đeo

vàng, đeo bạc trong người làm gì! Mang mà đánh cho con chiếc vòng đeo cổ. Còn thừa thì đánh thêm cho nó cái khánh, mấy chiếc nhạc con nữa… Trẻ con đeo cái thứ ấy, nó kỵ nắng kị gió… để hôm nào tao mang đi tao đánh cho công xá hết bao nhiêu tao sẽ liệu…”. Khi ở với hai chú đều bị ngược đãi, Dần

tìm về với ông bà ngoại thì bị chú hai lấy cớ trai theo cha, gái theo mẹ bắt Dần phải trở lại sống với chú hai: “Chú hai tôi lấy cớ là giai theo cha, gái

theo mẹ. Cha tôi chết, còn để tôi lại, mọi quyền thế về tôi đều phải ở trong tay những người bên nội. Chú tôi nhất định đòi tôi về”. Khi bên nhà nội hai chú

không lo làm ăn mà suốt ngày rượu chè, đánh bạc bà nội Dần cho là các chú hư thân do mồ mả ông bà không được trông coi tử tế nên bị trách phạt như vậy. Bà nội Dần tìm cách chỉnh đốn lại nề nếp gia đình theo quan niệm của ông bà để lại: “Bà tôi cầy cục xem bói rồi tìm thấy lấy hướng đất chạy cái mộ

ông tôi từ giữa đồng tới gần ngõ ra vào. Bà tôi bỏ tiền ra làm lại cái nhà thờ cho thực tố hảo. Bà tôi tin rằng các chú tôi đã hư thân mất nết là chỉ bởi mồ mả các cụ trong nhà không trông nom được cẩn thận và các cụ không được thờ phụng cho xứng đáng. Tám gian nhà cũ bà tôi chịu hết mọi phí tổn sửa chữa lại, không hề bắt con nào đóng góp thêm. Đó là món tiền bà tôi tằn tiện từ mấy năm trước. Bà tôi nghĩ rằng nếu bắt đóng góp thì rồi mỗi khi có chuyện bất hòa, các con lại kể lể nhiều lời, chẳng qua chỉ làm tủi vong linh ông bà ông vải.

Tám gian nhà, hai gian giữa đẹp nhấtt bà tôi giữ kê bàn thờ. Bác dâu tôi chiếm hai gian, hai chú tôi mỗi người hai gian. Bà tôi bắt chú hai tôi bán nhà đi để cùng về ở chung đụng như trước để mỗi người bảo ban, can ngăn nhau một tí.

Khi các chú tôi đã cùng về ở với nhau và bà tôi đã cho kê bàn thờ vào những gian nhà mới, bà tôi làm mấy mâm cúng rồi mới mấy người đứng tuổi trong họ đến ăn uống như để chứng thực cho cái lòng tận tâm của bà tôi đối với tổ tiên. Khi mọi người đã đến đông đủ và mấy mâm rượu đã bày trên giường, bà tôi mặc chiếc áo vải đen mới, lấy ở hòm ra, còn đầy nếp, khép nép đứng trước mặt mọi người nói:

- Hôm nay nhân đổi chỗ ở cho các cụ đã quy tiên, nhà cháu có chén rượu nhạt mời các cụ xơi để mong cho gia đình nhà cháu được vui vẻ. Giầu nghèo ai an phận người ấy, nhà cháu góa bụa, gây dựng cho các con được thế này là quá lắm rồi. Về sau này nhà cháu qua đời đi, thì giữ được là nhất không thì nhà cháu cũng chả còn điều gì ân hận”.

Trong Một thiếu niên sau nhiều năm bôn ba tự kiếm sống một cách chật vật nơi thành thị, có lúc Dần tưởng như mình sắp phải sa ngã vào chốn trụy lạc không còn đường quay về. Nhưng Dần đã tìm thấy sự bình yên khi trở về quê được người bà lo tính chuyện vợ con và làm nhà cho mình được yên bề gia thất, yên ổn làm ăn để bà yên lòng. Trong cách miêu tả làm nhà, Mạnh Phú Tư đã làm hiện lên bức tranh phong tục làng quê khi làm nhà người ta thường xem bói cột nhà nên đặt ở đâu, chọn gỗ như thế nào,… điều đó rất hệ trọng trong việc làm ăn sau này của nhà chủ: “Nhà làm xong thế nào cũng

phải phụ đồng trượng xem cây cột nào có tà ma thì phải làm bùa trừ nó đi. Có nhiều nhà không trừ tà, đêm đến có những mộc gỗ nó hiện thành người đi lại trong nhà, không thể ở được. Có nhiều thứ mộc lắm, mộc tôm, mộc…”

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của văn xuôi Mạnh Phú Tư trước 1945 (Trang 102 - 106)