Tính phong phú của hệ thống chi tiết về phong tục

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của văn xuôi Mạnh Phú Tư trước 1945 (Trang 106 - 115)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Tính phong phú của hệ thống chi tiết về phong tục

Trong các tác phẩm của mình Mạnh Phú Tư di vào miêu tả những chi tiết phong tục một cách phong phú và có hệ thống.

Ở tiểu thuyết Làm lẽ, ông đi vào khai thác phong tục mặc lễ cưới, đó là việc đi vào khai thác về tục ăn mặc. Còn trong Gây dựng ông tập trung chú ý đến quan niệm sống “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” hay tục khi có việc gì hệ

trọng, nhất là trong việc cưới hỏi thường xem ngày tốt để xuất hành. Còn trong tiểu thuyết Sống nhờ và Một thiếu niên thì vấn đề phong tục được ông đề cập khá phong phú. Trong Sống nhờ tác giả cho người đọc thấy rõ trong làng thường có tục “đổi con lấy dâu”, đến quan niệm cô gái góa không tái giá có chồng khác vì điều đó mang tai tiếng không tốt cho bên nhà chồng và chính bản thân người phụ nữ đó. Tiếp theo người đọc còn thấy được tục thờ cúng tổ tiên, tổ tiên là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho họ. Mỗi khi trong nhà gặp chuyện gì không may thì họ nghĩ rằng do tổ tiên trách phạt, họ luôn dành nơi đẹp nhất, tôn kính nhất trong nhà để thờ cúng tổ tiên. Trong việc làm nhà người làng quê cũng rất cẩn thận trong việc chọn thợ, chọn từng cây cột trong nhà để mong khi nhà xây xong mọi người sống trong nhà đều được bình yên, gặp nhiều may mắn.

Với bao nhiêu phong tục như vậy được Mạnh Phú Tư đi vào khai thác và đưa vào tác phẩm của mình. Điều này chứng tỏ ông đã rất tường tận về phong tục, tất cả những phong tục đó đã đi sâu vào đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người dân. Trong những nét phong tục ấy, tuy có những phong tục lạc hậu, những quan niệm sống không phù hợp với thực tại đã gây ra đau khổ bất hạnh cho con người. Nhưng bên cạnh đó cũng có những phong tục góp phần làm đẹp tâm hồn người dân đất Việt.

Trong các tác phẩm của mình Mạnh Phú Tư đã tạo nên hệ thống phong tục đi từ cách ăn mặc đến quan niệm sống, đến đời sống vật chất và tinh thần. Tất cả những điều đó làm cho người đọc thấy được một bức tranh về phong tục thật hệ thống và phong phú.

3.3.3. Một vài so sánh với các tác giả khác

Có nhiều tác giả trong tác phẩm của mình bên cạnh phản ánh hiện thực xã hội cũng thường đề cập đến vấn đề phong tục.

Nguyễn Công Hoan trong tiểu thuyết Lá ngọc cành vàng bên cạnh mang giá trị chống lễ giáo phong kiến, đòi quyền tự do yêu đương của nam

nữ thanh niên. Nhà văn Nguyễn Công Hoan còn đề cập đến quan niệm sống của gia đình thế gia vọng tộc. Nga không có quyền quyết định hôn nhân cho mình mà phải theo sự xếp đặt của cha mẹ. Ông phủ bà phủ khi Nga đến tuổi cập kê chọn mối này đến mối khác xem kỹ mối nào mới xứng với gia đình mình. Khi ông Tham muốn giúp đỡ Nga và Chi được ở bên nhau, ông phủ bắt ông Tham phải nằm xuống để đánh đòn:

“Ông Phủ trừng mắt, hỏi:

- Thế chú còn đợi gì mà không đội khăn vào?...

- Tội chú đáng đánh đòn. Nhưng anh nghĩ thương cho chú đã lớn, vả đã là ông nọ ông kia, nên anh trình các cụ tha cho chú. Vậy chú vào lễ tạ các cụ rồi nằm xuống đây.

Ông Tham rưng rưng nước mắt, vào lễ tạ bốn lễ. Hai ngọn lửa thẳng, tự nhiên nghiêm trang như đôi mắt uy nghi của vong hồn hiện về, chòng chọc nhìn người con bất hiếu. Nước nến chảy xuống như hai dòng lệ thảm. Mùi hương ngào ngạt làm chỗ thờ tự tăng vẻ thiêng liêng, mà cái ảnh treo trên, cũng như có hồn, đang phản phất đâu đây để chứng kiến tấm lòng thành của ông Phủ…

Lập tức, ông Tham nằm sấp trên chiếu, duỗi thẳng cẳng, gục đầu xuống ván gác. Ông Phủ lấy chiếc ba toong, nâng hai tay, quay về phía thờ, vái dài một cái, rồi để ở ngang mông em. Rồi ông đứng cạnh bàn thờ, nhìn ông Tham mà diễn thuyết. Lúc ấy, đôi con mắt ông lờ đờ, chân thành, như được linh hồn cha mẹ ông bà nhập vào thân ông, như được văng vẳng thấy những lời nghiêm huấn sắt đá của người xưa, mà nhắc lại cho em nghe vậy.

Nhìn chung về phương diện phong tục Nguyễn Công Hoan đi sâu vào quan niệm sống còn vấn đề về ăn mặc, cách sinh hoạt, ăn, ở thì chưa đề cập sâu sắc bằng Mạnh Phú Tư. Cho nên về phương diện phong tục thì Mạnh Phú Tư miêu tả phong phú hơn nhiều.

KẾT LUẬN

Qua việc tìm hiểu những sáng tác tiêu biểu của Mạnh Phú Tư, chúng tôi nhận thấy Mạnh Phú Tư đã có những đóng góp không nhỏ cho giai đoạn văn học 1930-1945 về phương diện đề tài, chủ đề, tạo dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật và miêu tả phong tục.

Về mặt đề tài ông đi sâu vào khai thác những câu chuyện trong gia đình và cuộc sống phức tạp nhiều cạm bẫy nơi thành thị. Đề tài tuy không mới nhưng có nhiều phương diện chưa được các nhà văn đương thời khai thác. Riêng những trang viết về tình cảnh người phụ nữ trong chế độ đa thê của ông đã gợi nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều nhà văn thế hệ sau. Về phương diện chủ đề, Mạnh Phú Tư tuy đi vào những vấn đề không mấy nổi cộm trong xã hội giai đoạn này nhưng cũng làm người đọc chú ý quan tâm. Đó là số phận đắng cay những người mang thân đi làm lẽ, những người phụ nữ chịu sự khổ đau của thói gia trưởng và sự sa ngã của thanh niên trong môi trường đô thị. Từ những đề tài và chủ đề mà mình khai thác, Mạnh Phú Tư đã thể hiện sự cảm thương sâu sắc và chân thành đến những số phận đắng cay, bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời ông cũng mạnh mẽ phê phán những thủ tục lạc hậu chính là nguyên nhân gây ra đau khổ cho con người, chà đạp lên những giá trị sống tốt đẹp.

Để tạo được ấn tượng cho người đọc, trong những tác phẩm của mình Mạnh Phú Tư đã tạo dựng những cốt truyện giản dị, cùng với giọng văn chân thành và xây dựng được những nhân vật mang tính đặc trưng. Tất cả những yếu tố này góp phần thành công cho các tác phẩm.

Người đọc cũng không ngạc nhiên khi Mạnh Phú Tư được gọi là nhà văn miêu tả phong tục. Trong những sáng tác của mình Mạnh Phú Tư đã vẽ ra được những bức tranh phong tục thật phong phú, giúp cho người đọc hiểu thêm về những nét phong tục của từng vùng quê, từ đó làm cho người đọc có

ý thức giữ gìn phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và loại bỏ những thủ tục lạc hậu để làm cho cuộc sống này ngày càng tốt đẹp hơn.

Nói tóm lại, Mạnh Phú Tư đã có những đóng góp rất đáng kể cho văn học giai đoạn 1930 - 1945. Mong rằng càng về sau các tác phẩm của Mạnh Phú Tư càng được các nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học, bạn đọc quan tâm sâu sắc hơn để chúng ta có những nhìn nhận thật chính xác và đúng đắn những đóng góp của ông cho dòng văn học giai đoạn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh (2001), “Nhạt tình”, Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam

(Từ cuối thế kỷ XIX đến 1945), Nxb Văn học, Hà Nội, tr. 893 - 896.

2. Vũ Tuấn Anh - Bích Thu (chủ biên, 2001), Từ điển tác phẩm văn xuôi

Việt Nam (Từ cuối thế kỷ XIX đến 1945), Nxb Văn học, Hà Nội.

3. Lại Nguyên Ân (1999), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. M. Bakhtin (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển dịch và giới thiệu, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

5. Nam Cao (2001), Một đám cưới, Nxb Văn học, Hà Nội. 6. Nam Cao (2001), Mua nhà, Nxb Văn học, Hà Nội.

7. Nam Cao (2001), Bài học quét nhà, Nxb Văn học, Hà Nội. 8. Nam Cao (2001), Đời thừa, Nxb Văn học, Hà Nội.

9. Vũ Khắc Chương (2000), Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Nam

Cao, Nxb Văn học, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học lý luận và ứng dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

12. Đinh Trí Dũng (2000) Một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam từ 1900

đến 1945, Bài giảng chuyên đề cao học.

13. Dương Dương (2012), Nguyên Hồng tuyển tập, Văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Văn học.

14. Phan Cự Đệ (2008), “Đánh giá lại Số đỏ”, Sách tham khảo dùng trong

nhà trường Vũ Trọng Phụng - Số đỏ - tác phẩm và dư luận, Nxb Văn

học, tr 206-214.

16. Hà Minh Đức, “Vũ Trọng Phụng, tài năng và thời cuộc”,

www.trieuxuan.info

17. Hà Văn Đức (1991), “Nguyễn Tuân một bậc thầy về ngôn ngữ”, Tạp chí Khoa học Đại học Tổng hợp, số 4.

18. Mạc Hà (2004), “Mạnh Phú Tư, nhà văn hiện thực”, Phê bình bình luận

văn học Mạnh Phú Tư, Nguyễn Thế Phương, Vũ Thị Thường, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Đào Vũ, Vũ Tiến Quỳnh tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Văn

nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.

19. Nguyễn Công Hoan (2006), Lá ngọc cành vàng, Nxb Tổng hợp Đồng Nai.

20. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 1992), Từ

điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21. Lê Thị Đức Hạnh (2006) “Vợ lẽ nàng hầu”, Từ điển tác phẩm văn xuôi

Việt Nam tập I, Nxb Giáo dục, tr. 939 - 941.

22. Lê Thị Đức Hạnh (2006) “Cô giáo Minh”, Từ điển tác phẩm văn xuôi

Việt Nam tập I, Nxb Giáo dục, tr. 168-170.

23. Lê Thị Đức Hạnh (2006) “Lá ngọc cành vàng”, Từ điển tác phẩm văn

xuôi Việt Nam tậpI, Giáo dục tr. 439-441.

24. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

25. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

26. Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu, truongton.net

27. Khái Hưng (2002), Nửa chừng xuân, Nxb Văn học, Hà Nội.

28. Mai Hương (2006), “Giông tố”, Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam

tập I, Nxb Giáo dục, tr. 331-333.

29. Mai Hương (2006), “Số đỏ”, Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam tập I, Nxb Giáo dục, tr. 703-705.

30. Mai Hương (2006), “Tắt đèn”, Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam tập

I, Nxb Giáo dục, tr. 735-737.

31. Nguyễn Khải, Mùa lạc, http://kinhdotruyen.com.

32. Lan Khai (1941), Phê bình các nhân vật hiện thời, Nxb Minh Phương, Hà Nội.

33. Tôn Phương Lan (2006), “Cha con nghĩa nặng”, Từ điển tác phẩm văn

xuôi Việt Nam tập I, Nxb Giáo dục tr. 105-107.

34. Mã Giang Lân (2005), Văn học hiện đại Việt Nam (Vấn đề - tác giả), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

35. Phong Lê, “Văn Nguyên Hồng”, http://vietvan.vn.

36. Nhất Linh, Đoạn tuyệt, vnthuquan.net

37. Nhất Linh, Khái Hưng (2006), “Đời mưa gió”, Văn chương Tự lực văn

đoàn tập 3, Nxb Giáo dục, tr 143-269.

38. Mai Hương - Chu Nga (2004), “Đời sống tình cảm của người nông dân trong sáng tác của Nguyễn Thế Phương”, Phê bình bình luận văn học

Mạnh Phú Tư, Nguyễn Thế Phương, Vũ Thị Thường, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Đào Vũ, Vũ Tiến Quỳnh tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Văn nghệ,

Thành phố Hồ Chí Minh.

39. Đào Thị Mai Ngọc, “Nhà văn Ma Văn Kháng”, http://vssr.org.vn

40. Nguyễn Đăng Mạnh (2008), “Tiểu thuyết Số đỏ và tài nghệ Vũ Trọng Phụng”, Sách tham khảo dùng trong nhà trường-Vũ Trọng Phụng - Số đỏ

- tác phẩm và dư luận, Nxb Văn học, tr 194-201.

41. Phan Ngọc (2000), “Quá trình chuyển biến của một phong cách”, Thử

xét văn hóa học bằng ngôn ngữ học, Nxb Thanh niên, tr. 202- 205.

42. Nhiều tác giả (2001), Kỉ yếu Hội thảo tự sự học 2001, Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.

43. Nhiều tác giả (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội. 44. Vũ Ngọc Phan (2005), Nhà văn hiện đại, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội.

45. Phan Diễm Phương (2006), “Những ngày thơ ấu”, Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam tập I, Nxb Giáo dục, tr. 628-630.

46. Vũ Trọng Phụng (2004), “Vỡ đê”, Vũ Trọng Phụng toàn tập, tập 3, Nxb Văn học, tr. 325-554.

47. Vũ Trọng Phụng (2004), “Lấy nhau vì tình”, Vũ Trọng Phụng toàn tập,

tập 4 Nxb Văn học, tr. 5-176.

48. Vũ Trọng Phụng (2006), Giông tố, Nxb Tổng hợp, Đồng Nai.

49. Phan Diễm Phương (2006), “Bỉ vỏ”, Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt

Nam tập I, Nxb Giáo dục, tr. 44-46.

50. Nguyễn Thế Phương (1999), Đi bước nữa, Nxb Văn học

51. Trần Đình Sử (1996), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

52. Trần Đình Sử (chủ biên, 2004), Tự sự học - một số vấn đề lí luận và lịch

sử, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

53. Hoài Thanh (2004) “Đi bước nữa một câu chuyện sinh động, một đòn cần thiết đánh vào những tàn dư của tư tưởng cũ trong nông thôn chúng ta”, Phê bình bình luận văn học Mạnh Phú Tư, Nguyễn Thế Phương, Vũ

Thị Thường, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Đào Vũ, Vũ Tiến Quỳnh tuyển chọn

và giới thiệu, Nxb Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.

54. Trần Đăng Thao (2008), “Kết cấu hoành tráng - Một đóng góp lớn của Vũ Trọng Phụng trong lĩnh vực tiểu thuyết”, Sách tham khảo dùng trong

nhà trường Vũ Trọng Phụng - Giông tố - tác phẩm và dư luận, Nxb Văn

học, tr. 285-294.

55. Mai Ngọc Thanh, “Những ngày với nhà văn Nguyễn Thế Phương”,

http://vannghexuthanh.vnweblogs.com

56. Bích Thu (2001), “Làm lẽ”, Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (Từ

57. Bích Thu (2001), “Gây dựng”, Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (Từ

cuối thế kỷ XIX đến 1945), Nxb Văn học, Hà Nội, tr. 768 - 771.

58. Bích Thu (2001), “Sống nhờ”, Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (Từ

cuối thế kỷ XIX đến 1945), Nxb Văn học, Hà Nội, tr. 890 - 893.

59. Lê Ngọc Trà (1990), Lí luận văn học, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

60. Lê Dục Tú, (2006), “Đoạn tuyệt”, Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam

tập I, Nxb Giáo dục, tr. 255-257.

61. Lê Dục Tú, (2006), “Lạnh lùng”, Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam

tập I, Nxb Giáo dục, tr. 448-450.

62. Lê Dục Tú, (2006), “Nửa chừng xuân”, Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt

Nam tập I, Nxb Giáo dục, tr. 640-643.

63. Mạnh Phú Tư (2010), Tuyển tập văn xuôi, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 64. “Vấn đề gia đình trong các tiểu thuyết trước 1945”,

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của văn xuôi Mạnh Phú Tư trước 1945 (Trang 106 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w