Các loại nhân vật mang tính đặc trưng

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của văn xuôi Mạnh Phú Tư trước 1945 (Trang 87 - 91)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Các loại nhân vật mang tính đặc trưng

Một trong những thành công của một tác phẩm văn học là trong tác phẩm nhà văn đã xây dựng được những nhân vật mang tính đặc trưng mà khi đọc qua tác phẩm hình ảnh của nhân vật đó vẫn còn đọng lại trong lòng người đọc. Trong các tác phẩm của mình, Mạnh Phú Tư đã xây dựng được những nhân vật mang tính đặc trưng đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc như hình ảnh Trác trong Làm lẽ, ông Sinh trong Nhạt tình, bà Cang trong Gây dựng

Trác trong Làm lẽ điều đặc trưng đầu tiên của cô là đến tuổi cập kê nhưng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện chồng con, đây là điều tạo nên vẻ đáng yêu của nhân vật: “Từ trước tới nay Trác chưa hề nghĩ đến chồng con. Tuy đã

19 tuổi, nhưng vì bận lo ăn lo làm, nên chưa bao giờ nàng biết những chuyện trai lơ. Bởi thế nên ít khi nàng ngắm vuốt trang điểm. Những khi đi gánh nước hay đi chợ gặp các bạn khen đẹp và chế giễu sớm đắt chồng, nàng chỉ cười cho vui chuyện. Một đôi khi nàng gặp vài anh trai trẻ trong làng đem lời chòng ghẹo, nàng cũng thấy sôn sao, rạo rực, nàng cũng nghĩ ngợi, ước mong vẩn vơ, nhưng chỉ trong chốc lát, rồi vì bận công việc hàng ngày lòng nàng lại trở nên bình tĩnh như không có gì”. Điều đặc trưng ở Trác là nàng

luôn ở vào thế bị động từ chuyện mẹ quyết định cho cô đi làm lẽ nhà cậu phán cho đến khi về nhà cậu phán làm lẽ chịu biết bao hành hạ của mợ phán nhưng Trác không hề có cách chống cự lại.

Khi nhắc đến ông Sinh trong Nhạt tình thì người đọc luôn nhớ hình ảnh người chồng bội bạc, vô tình vô nghĩa. Từ khi mê Nga ông đã từ bỏ hẳn gia đình thậm chí đối với các con ông cũng trở nên lãnh đạm “Ít lâu nay đối với

con cái trong nhà ông tỏ vẻ rất lãnh đạm. Cả đến Tài, đứa con giai mà ông vẫn nâng niu, yêu quý, nay ông cũng chẳng hề lưu luyến”. Những lần nghe

lời Nga ông đã thẳng tay đối xử tàn tệ với vợ con, điều đó cũng không bằng việc làm người đọc căm ghét nhân vật này khi nghe tin Huệ con gái mình chết ông cũng không quan tâm lắm: “Và ngày được tin Huệ chết, ông cũng chỉ

thấy buồn trong chốc lát, rồi lòng ông lại bình tĩnh như cũ”. Người ta thường

nói “Hùm dữ không nỡ ăn thịt con” nhưng ông đã không hề quan tâm giúp đỡ đứa con trai mà ông đã từng thương yêu. Khi bà Sinh xin ông tiền trợ cấp cho Tài ăn học vì bà không còn khả năng lo nữa, ông không giúp đỡ bà Sinh chỉ vì một lý do đơn giản không muốn mất lòng cô vợ lẽ. Từ những chi tiết đó ông Sinh nổi bật lên là người chồng vô lương tâm, người cha vô trách nhiệm.

Khi đọc Gây dựng người đọc chắc chắn sẽ không quên người mẹ như bà Cang hết lòng lo chuyện gây dựng cho con, có lúc bà trở nên là người tráo trở. Khi Thúc con trai bà có công danh, sự nghiệp sau bao năm trời vất vả nuôi con ăn học, bà Cang tính đến chuyện cưới vợ cho con và đối với bà đo là việc rất hệ trọng: “bà Cang vẫn cố tìm cách dò la manh mối để hỏi Thúc-con

giai bà-một người vợ. Điều này cũng làm cho bà quan tâm như việc gả chồng cho Vinh, con gái bà”. Khi bà định cưới con gái bà Nhất - một người đã từng

giúp đỡ bà trong những năm tháng vất vả nuôi Thúc ăn học - nhưng khi nghe con từ chối, bà suy xét lại và từ chối không cưới con bà Nhất. “Việc con gái bà Nhất không xong, một phần vì Thúc không ưng ý, nhưng cũng một phần vì chính bà Cang không thuận tình. Bà đã được biết rõ ràng bà Nhất là người

tuy có nhã nhặn, không keo bẩn về đồng tiền nhưng nhiều khi có khắc nghiệt. Bà e rồi Thúc đã làm rể bà Nhất mà không chiều chuộng được đủ mọi điều rồi lại có chuyện không hay. Vả lại nhiều lần bà ngắm nghía cô con gái bà Nhất. Bà thấy dáng bộ cô có vẻ hấp tấp vất vả quá, bà đã đem lòng chê trách. Sự thực trước kia bà cũng định rằng nếu Thúc chẳng đỗ đạt được cao mà đi làm lương bổng ít ỏi cũng cố liều hỏi cho Thúc để giữ được cái tiếng là biết ơn huệ, không bạc tình lại vừa có chỗ nương tựa khi túng thiếu”. Trong những cách suy tính của bà bà cũng tự nhận mình đôi khi tráo trở: “Một đôi khi bà cũng tự biết rằng bà hơi có vẻ giáo giở, song tình cảm không bao giờ lấn át được sự tính toán hơn thiệt của bà”. Khi bà định gây dựng Thúc với

con ông phán về hưu, nhưng cuộc nhân duyên này bị bà Nhất phá hỏng. Lo lắng con buồn, ảnh hưởng sự nghiệp bà tìm cách an ủi con, đọc những lời này, người đọc thấy ba quả là người mẹ yêu thương con hết mực và rất khéo léo: “Bà cũng dựa vào lời từ chối của bà chủ và bảo với Thúc rằng sở dĩ có sự

cản trở là chỉ bởi không hợp số nhau. Muốn an ủi con, cuối thư bà đã viết thêm: “Con cũng chẳng nên tiếc làm gì. Vợ chồng con ăn đời ở kiếp với nhau, có phải duyên phải số thì mới đứng được với nhau. Mợ tưởng cũng nên kĩ càng một tí. Con không kiên nhưng mợ thì vẫn nghĩ rằng có kiêng vẫn có lành. Con cứ yên tâm mà làm ăn, để mặc mợ thu xếp”. Khi con trai bà đem

lòng yêu mến Lí nhưng khi biết Lí khác với những cô gái khuê phòng khác

“đánh khúc côn cầu, chơi ping pong, thi bơi mấy lần. Nàng lại có chân trong mọi ban tổ chức chợ phiên. Đã nhiều lần người ta đăng ảnh nàng trên mặt báo hàng ngày” bà đã tìm cách khuyên con. Cách khuyên của bà rất khéo léo

làm Phúc phải nghe theo mà không chút hờn giận: “Vào tới Vinh, bà chẳng hề

mắng mỏ gì Thúc. Trái lại bà lại còn hết sức ngọt ngào với chàng. “Có ngọt mới lọt tận xương”, bà vẫn tự bảo vậy…Thúc khen đẹp bà cũng theo lời nhận là đẹp để chiều lòng con, nhưng bà lại chê ngay là nhiều bạn giai quá. Bà bịa

đặt hẳn ngay rằng cùng một buổi chiều hôm ấy bà đi phố sắm các thứ vặt mà gặp Lí đi với ba bọn con trai khác nhau. Bà lấy hết vẻ tự nhiên dối Thúc:

- Mà trong bọn nào cũng thấy cô ta nhả nhớt bá vai hay bá cổ, cười đùa rầm rộ cả phố!

Rồi dựa vào đó, bà khuyên Thúc:

- Con đừng có nghĩ đến lấy những người như thế. Những đứa cợt nhả không đứng đắn rồi nó sẽ bỏ chồng bỏ con đi theo giai bao giờ không biết chừng. sống với nhau còn hòng về lâu về dài, Phải nên chọn người đứng đắn, biết thu vén việc nhà rồi khi có con cái, nó còn biết trông nom bế ẩm chúng nó là hơn”.

Khi Thúc nghe theo lời bà không lấy Lí, bà ra sức tìm vợ cho con. Cách chọn lựa của bà làm cho người đọc có cảm nhận không ai có thể kỹ hơn bà nữa: “Con ông hàn Phái ở Phú Yên, tuy hiền lành chân thật, nhưng con mắt

bên trái lại hơi lác. Còn con ông Quảng ở gần ga Xuân Đào thì chân tay thô lỗ quá. Bà cố hết sức dễ tính nhưng cô nào bà cũng thấy có những điều đáng chê trách, không thể tha thứ”. Khi bà muốn kết thông gia cùng bà Hiến, cách

bà xem chọn dâu, cho người đọc cảm nhận như không ai có thể hơn bà được: “Hân ngoan ngoãn chào. Cái cử chỉ ấy đã làm bà Cang, ngay từ lúc đầu, có

nhiều cảm tình với Hân… Hân vào nhà trong. Bà Cang chờ đợi mãi không có dịp nào thấy nàng ra. Bà bèn xin bà Hiến “ra sau”… Trong khi hỏi chuyện bà vẫn không quên nhìn nhận con mắt, vành tai, sống mũi của Hân. Bà xem cả đến bàn chân, bàn tay, ngón tay. Muốn xem tay Hân, bà đánh bạo nắm lấy tay nàng, vờ vịt xem chiếc vòng huyền nàng đeo ở cổ tay. Khi xem chân thì bà lên tiếng khen đôi dép nhung. Bà cúi hẳn người xuống ra ý muốn xem cảnh hoa hồng thêu trên đôi dép. Nhưng chỉ là để nhìn kĩ mu bàn chân, gót chân. Bà đã thấy nhiều người bảo mu bàn chân mà u lên quá thì người hay ốm đau, quặt quẹo, và gót chân con gái có đo đỏ thì người mới được vui tính”.

chỉ có một mình bà định gả cho Thanh nhưng nghĩ lại điều kiện của Thanh không đảm bảo cuộc sống cho con bà sau này, rồi bà định gả Vinh cho Phúc suy đi tính lại bà nghĩ Vinh lấy Phúc phải gặp cảnh mẹ chồng nàng dâu giống như bà ngày xưa khổ đủ đường và Vinh chờ Phúc học xong thời gian quá dài biết Phúc còn giữ lời hứa hay không. Sợ lỡ duyên con gái. Nên suy đi tính lại bà nghĩ gả Vinh cho Thanh vẫn hơn. Nhưng khi Lân bạn Thúc xuất hiện bà tìm thấy ở Lân những điều kiện hơn hẳn Thanh nên bà tìm cách chia rẽ Thanh và Vinh mặc dù bà biết mình làm như vậy là có điều không đúng: “Thế là bà

Cang cố tìm cách chia rẽ Thanh. Và bà chẳng hề thấy có điều gì để tự trách. Lòng thương con gái, nỗi băn khoăn về tương lai chắc chắn của con khi bà đã qua đời đã làm bà trở nên khắt khe, sắt đá. Thực ra nếu bà có vốn liếng thì bà cũng chẳng nghĩ đến xoay chiều. Nhưng bà không còn hi vọng gì vào sự cấp đỡ của Thúc cho lắm, nên bà mới nghĩ đến cách gả Vinh cho Lân. Trong việc này có một điều khiến bà lo ngại là Lân còn cha mẹ. Và bà lại hơi sợ cảnh làm dâu của con gái bà. Nhưng dò xét và suy nghĩ mãi bà đã phá tan được nỗi lo lắng.

- Tuy cha mẹ “ người ta” còn cả, bà nghĩ thầm, nhưng còn ở nhà quê trông nom cày cấy chứ có theo dõi con đâu mà lo. Khi đã có vợ rồi thì “người ta” chồng một vợ một ở một tỉnh nào đó để đi làm, còn cha mẹ “người ta” thì họa hoằn mới tới thăm nom, mỗi tháng một hai lần là cùng. Xa cách như thế thì còn lo gì! Có phải lúc nào cũng kém ngay tận nách đâu mà cũng được tự do như không có ai. Cũng chẳng kém gì cái cảnh bồ côi của anh Thanh”.

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của văn xuôi Mạnh Phú Tư trước 1945 (Trang 87 - 91)