6. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Nghệ thuật khai thác các yếu tố tự thuật
Yếu tố tự thuật trong các tác phẩm của Mạnh Phú Tư được thể hiện rõ nhất ở hai tập tiểu thuyết Sống nhờ và Một thiếu niên. Thực ra hai tập tiểu thuyết này là một thiên truyện dài về chính cuộc đời tác giả từ lúc nhỏ đến những năm tháng bước vào tuổi trưởng thành.
Sống nhờ tự thuật lại cuộc đời đầy cay đắng, đau khổ của mình khi bị
người thân hắt hủi. Bằng giọng văn chân thành, cùng với việc dùng hình ảnh thiên nhiên tinh tế Mạnh Phú Tư không chỉ làm cảm động người đọc bằng chính số phận đau khổ những ngày ấu thơ của mình mà tác giả còn đặt ra nhiều vấn đề mang tính nhân sinh đó là lòng yêu thương con người, tình cảm gia đình.
Cậu bé Dần từ nhỏ đã mồ côi những người thân thuộc bên nội có bà nội hai chú và người cô dịu dàng, hiền lành hai chú luôn cay nghiệt với cháu, bà nội và cô hết lòng cưu mang gia đình bên ngoại ông bà ngoại không đến nỗi cay nghiệt nhưng có người dì luôn hà khắc chà đạp đay nghiến nỗi đau mồ côi của Dần. Từ đó tác giả đặt ra vấn đề trong gia đình xã hội có nhiều hạn người, có những người bao dung độ lượng có lòng nhân hậu cũng có những người mang trong mình lối sống ích kỉ chỉ biết đến lợi ích bản thân. Trong khi đó những người xa lạ lại mang cho Dần hơi ấm của gia đình và tình mẫu tử như thầy cúng và bà đồng. Mặc dù họ sống bằng cái nghề không chân chính nhưng trong thâm tâm họ vẫn còn có lòng nhân hậu nhất là đối với đứa trẻ mồ côi. Từ đó Mạnh Phú Tư cho người đọc một cái nhìn phong phú hơn trong đời sống gia đình và xã hội.
Bằng cách tự thuật một cách có hệ thống, tác giả đã đưa người đọc đi theo từng bước chân của Dần để hình dung tầng lớp thượng lưu trong chốn
thành thị. Từ việc thuật lại thật chi tiết cuộc đời làm gia sư của mình cho ông phán, chủ điền, những người làm nghề buốn bán, nhà buôn sợi, công chức, nhà kinh doanh đến những cô gái giang hồ, Mạnh Phú Tư cho người đọc thấy được bản chất thật sự của tầng lớp thượng lưu keo kiệt, bủn xỉn, tham lam, ích kỷ, ngu dốt,… Tất cả những điều đó đã làm tắt hẳn ước mơ và hoài bão của chàng trai trẻ ngoài hai mươi tuổi. Ngay từ đầu tập tiểu thuyết tác giả đã cho người đọc một cảm nhận về sự chán nản của chính mình:
“Khi mà người ta là một thiếu niên!...
Người viết cũng như người nói hình như đều có ngụ một ý nghĩa mãnh liệt, cương quyết và xây đắp không biết bao mộng đẹp vào một trang thiếu niên. Khi mà người ta là một thiếu niên chắc hẳn người ta phải có rất nhiều tin tưởng, nhiều hoài bão tốt đẹp về tương lai, không những chỉ cho mình mà cho cả nhân loại nữa mới phải.
Tôi cũng là một thiếu niên, nhưng tôi xin thú thực rằng ở cái tuổi ngoài hai mươi-cái tuổi mới rời bỏ nhà trường-tôi chưa hề có một dự định gì về tương lai. Tôi tự thấy mình yếu hèn, tầm thường quá”.
3.2.4. Một vài so sánh với các tác giả khác
Trong bất kỳ bộ tiểu thuyết nào, một trong những thành công của nhà văn phải kể đến việc xây dựng hệ thống nhân vật. Trong đó việc xây dựng những nhân vật mang tính đặc thù càng trở nên quan trọng vì thông qua nhân vật này nhà văn truyền tải những vấn đề về đời sống xã hội mà anh ta đang quan tâm. Nguyễn Công Hoan trong Lá ngọc cành vàng đã xây dựng được một vài nhân vật mang tính đặc thù. Khi nhắc đến Lá ngọc cành vàng ai cũng nhớ đến nhân vật ông Phủ vì ông đại diện cho những thủ tục, lễ giáo phong kiến khắc khe, đó là thói gia trưởng, quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” hay “môn đăng hộ đối”. Khi ông nghe Nga (con gái mình) khen Chi là người có lòng hào hiệp đã bất chấp nguy hiểm cứu mình thì ông Phủ cho đó là bổn phận của dân đối với con quan và trong mắt ông, Chi chỉ là hạng đầy tớ:
“Ông phủ kiêu căng nói:
- Phải, chúng nó như hạng đầy tớ. Ông phủ cau mặt:
- Con phải nói rằng cho! Chứ việc gì mà đền. Ông phủ nhìn Nga, đáp:
- Hừ! Lẽ thế nào? Đúng thế nào? Thế thầy làm quan làm gì? Ông phủ nói:
- Phải. Nó là con nhà hèn mọn, vả nó học kém con. Nó học lớp nào, mày có biết không?”.
Khi biết được con gái mình vì yêu thương Chi nên hóa điên dại ông không có chút cảm thông mà còn cho đó là điều nhục nhã. Khi nghe đốc tờ khám bệnh cho Nga và khuyên ông nên chiều lòng Nga thì mới mong khỏi bệnh ông cho đó là điều trái với luân lý mặc cho em mình khuyên can ông vẫn cố chấp bảo vệ cái luân lý cổ hủ của mình:
“- Tôi thấy lão ấy dùng chữ người yêu, mà giận đầy khúc ruột.
Ông Tham thất vọng: - Bẩm anh…
Ông Phủ gắt:
- Lại còn chú nữa. Việc gì mà mách rõ với thằng Đốc tờ như thế để nó nói láo!
- Ồ tâm lý cái gì! Còn luân lý của ông cha, chú vất đi đâu Ông Phủ mặt đỏ bừng bừng, đập bàn:
- Chú đừng ngụy biện! Con Nga chết thì thôi chứ không thể nhố nhăng được!”
Vì thương cháu, ông Tham hết lòng khuyên anh chữa bệnh cho Nga theo lời thầy thuốc đã dặn. Ông Phủ nhất quyết không nghe còn nổi trận lôi đình trừng phạt ông Tham cho rằng làm như ông Tham nói là trái luân lý. Vì hết lòng lo cho bệnh tình của Nga, ông Tham liều mình cho Chi đến gặp Nga,
cuối cùng Nga đã khỏi bệnh và Nga có mang với Chi. Biết được sự tình ông Tham đánh liều trình bày sự thật với anh hy vọng cho Chi và Nga được nên duyên. Nhưng ông Phủ vì gia thế không thể nào chấp nhận việc kết thông gia với bà bán xôi chè là mẹ Chi. Khi ông nghe nói Nga có mang với Chi ông như bị sét đánh:
“Bầu không khí trong buồng bỗng thay đổi một cách đột ngột, một tiếng đập bàn, làm ba người giật mình đánh thót. Ông Phủ trừng trừng đứng phắt dậy, nhìn ông Tham, mắng:
- Ra cháu vừa khỏi điên thì đến chú! Nhà ta vô phúc lắm rồi!
- Thảo nào, chú ấy đắn đo do mãi! Trời ơi! Chú ấy xui tôi dâu gia với con mẹ bán hàng xôi chè! Chú Tham!
- Thế chú có nhớ thầy, ông, ngày xưa làm gì không?
Như bị sét đánh ngang tai, ông Phủ ngắc lên, lả người, suýt ngã và rên rỉ: - Chú giết anh!”.
Vì dòng dõi thế gia không thể nào chấp nhận sự thật con mình có mang với Chi. Ông Phủ vừa nổi giận vừa đau khổ, vừa bất chấp tất cả để bảo vệ danh tiếng dòng dõi thế gia của mình ông đã bắt Nga phải bỏ cái thai. Hậu quả Nga phải chết cùng với đứa con trong bụng nhưng cái chết ấy không làm thay đổi được quan niệm cổ hủ của ông Phủ mặc dù cũng đau đớn khi con mình không còn nhưng theo ông như thế cũng đỡ nhục.
Qua những chi tiết miêu tả về ông Phủ trong Lá ngọc cành vàng
Nguyễn Công Hoan đã làm nổi bật đặc trưng nhân vật vì bảo vệ dòng dõi thế gia của mình đã bất chấp tất cả thậm chí hy sinh cả đứa con gái thân yêu.
Khi nói về nghệ thuật tự thuật thì người đọc cảm thấy giữa Mạnh Phú Tư và Nguyên Hồng có những nét tương đồng, đồng thời mỗi tác giả cũng có những đặc trưng riêng. Có sự tương đồng vì hai nhà văn đều có những tác phẩm tự nói về cuộc đời mình. Những đặc trưng riêng vì mỗi cuộc đời sẽ có những hoàn cảnh không hoàn toàn giống nhau.
Trong các tác phẩm của Nguyên Hồng có những tác phẩm tuy không đồ sộ về quy mô nhưng lại khắc sâu vào tâm trí người đọc những ấn tượng và những niềm xúc động. Cuốn truyện tự thuật Những ngày thơ ấu là tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng sáng tạo mà người xưa bảo là “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Tập truyện vẻn vẹn chỉ có khoảng một trăm trang, nhưng từng trang, từng dòng đã lay động lòng người biết chừng nào! Có thể nói những điều tác giả đề cập đã trào ra ngoài phạm vi trang giấy.
Những ngày thơ ấu mô tả chính xác bản chất tâm hồn trẻ thơ thông qua
cậu bé Hồng. Đó là một đứa bé thông minh, lanh lợi, tâm hồn trong sáng và nhạy cảm nhưng lớn lên trong một gia đình bất hạnh. Người đọc khó cầm nổi nước mắt khi nghe một đứa trẻ cô đơn, đang bị cả cuộc đời vùi dập và sỉ nhục, kêu lên nỗi thèm khát mẹ và cầu cứu mẹ giúp mình: “Giá ai cho tôi
một xu nhỉ? Chỉ một xu thôi! Để tôi mua xôi hay bánh khúc. Vừa đi vừa cắn, ngon xiết bao! Không! Không ai cho tôi cả, vì người ta có phải mẹ tôi đâu!”.
Thiếu tình thương yêu và che chở của cha mẹ, đó là nỗi bất hạnh lớn nhất của bất cứ đứa trẻ nào trên thế gian.
Chúng ta liên tiếp chứng kiến tấn bi kịch của cậu bé Hồng: để có thể sống được, cậu phải tự rèn luyện mình thành một “chuyên gia đánh đáo ăn tiền”. Cậu bị họ hàng bỏ mặc cho đói rét thảm thương, bị đánh đập, và không gì làm tâm hồn cậu đau đớn bằng khi cậu bị sỉ nhục: “Hồng ơi, bố mày
chết đi, nhưng còn mẹ mày nó dạy mày. Cầm bằng mẹ mày đánh đĩ hay theo giai bỏ mày lêu lổng thì đã có chúng tao!”. Chưa đủ, cậu bé này còn bị những
cực hình ở nhà trường. Ông thầy, vốn mang thái độ khinh thị với đứa trẻ “đầu đường xó chợ”, một lần thấy cậu bé Hồng nói “mặc kệ mày” với thằng bạn ngồi cạnh, lại tưởng là nói mình. Thế là ông ta thượng cẳng chân hạ cẳng tay đánh đập và chửi mắng cậu vô cùng tàn nhẫn. Sau đó ông bắt cậu quỳ ở góc lớp hết ngày này sang ngày khác, đến nỗi cậu bé đau đầu gối hết chịu nổi.
Người đọc tự hỏi: tại sao con người lại có thể đối xử với nhau độc ác đến như vậy? Cái ác tồn tại trong xã hội là một hiện thực và nó không chừa trẻ em. Hồi kí của Nguyên Hồng chính là một tiếng chuông đánh thức lòng “nhân” ở con người bằng cách cho họ nhìn thấy tận mắt những thống khổ của một đứa trẻ vô tội khiến họ thương cảm để rồi quay lưng lại với điều ác.
Thế nhưng sẽ là lầm lẫn nếu chúng ta chỉ thấy hồi kí này là một màn đêm đen tối. Xưa nay trong đêm tối của cuộc đời, chỉ có những linh hồn của con người là chói sáng. Hai nhân vật chính - Hồng và chị Lộc (mẹ cậu) - khác nào những vầng trăng sáng bừng trên nền đen tối của thế gian. Hai mẹ con đã đứng trên trận tuyến của những người bảo vệ nhân phẩm, đối lập với cái xã hội vô nhân đạo kia. Hai mẹ con là những mầm cây lành mạnh, bất chấp mọi sự dập vùi, ngày càng tươi tốt. Người mẹ với thiên chức, với tình thương vô bờ bến dành cho con, là tượng trưng của hạnh phúc đầm ấm nhất. Còn cậu bé, đời cho là “lêu lổng” và “hư hỏng” thì lạ thay, trước mắt chúng ta lại chính là một “tiểu anh hùng” rất đáng yêu. Rõ ràng tác phẩm văn học này đã nêu bật vẻ đẹp chân chất của những con người cùng khổ trong bối cảnh một xã hội trì trệ đầy dẫy khổ đau và con người đối xử với nhau còn nhiều điều tàn nhẫn. Xã hội ấy nhất định phải được thay thế bằng một mô hình xã hội nhân đạo trong đó không còn thấy nhan nhản những bi kịch chua xót của con người.
Trong các tác phẩm của mình Mạnh Phú Tư và Nguyễn Công Hoan đều đã xây dựng được những nhân vật đặc trưng để khi khép lại trang sách người đọc không quên nhân vật trong tác phẩm. Việc tạo được nét đặc thù cho nhân vật thì Mạnh Phú Tư thiên về những người có cuộc sống bình thường, thậm chí chỉ là những người lam lũ làm ăn, hay khắc sâu trong lòng hình ảnh người mẹ hết lòng yêu thương lo tính chuyện gây dựng cho con được yên bề gia thất thì bà mới yên lòng. Còn Nguyễn Công Hoan thiên về mêu tả tầng lớp quý tộc nhiều hơn. Nhưng cả Mạnh Phú Tư và Nguyễn Công Hoan có nét chung là qua nhân vật hai ông đặt ra vấn đề là quan niệm cổ hủ đã ăn sâu vào tâm trí
họ và cũng chính quan niệm này ít nhiều đã gây đau khổ cho chính người thân của họ.
Còn phần tự thuật về cuộc đời đắng cay của mình, cả Mạnh Phú Tư và Nguyên Hồng đều trải qua những ngày thơ ấu khổ đau, tủi nhục. Nhưng so với cậu bé Dần thì cậu Hồng cũng có niềm an ủi hơn là không mất mẹ vĩnh viễn như cậu Dần. Cậu bé Hồng cũng biết chống lại sự hắt hủi của gia đình hơn cậu Dần. Cậu Hồng còn biết được mặt mũi cha mình ra sao. Còn cậu Dần cha mất từ khi cậu chưa ra đời nên nào có ấn tượng gì về cha mình.