KHÁI QUÁT NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ QUẬN LONG BIÊN

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá đất và các yếu tố ảnh hưởng tới giá đất trên địa bàn quận Long Biên thành phố Hà Nội (Trang 41 - 42)

1.1. Vị trí địa lý và tình hình phát triển kinh tế xã hội

Quận Long Biên được tách ra từ huyện Gia Lâm - một huyện có lịch sử phát triển lâu đời. Quận được thành lập theo Nghị định 132/2003/NĐ - CP ngày 06/11/2003 trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Gia Lâm. Theo quyết định thành lập, quận Long Biên có 6.038,24 ha diện tích tự nhiên và 170.706 nhân khẩu, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Gia Thụy, Ngọc Lâm, Bồ Đề, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hưng, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối, Đức Giang, Sài Đồng. So với các quận của Hà Nội, Long Biên có diện tích tự nhiên lớn nhất, quỹ đất quy hoạch cho phát triển đô thị của quận còn khá nhiều, quận được đánh giá là có tiềm năng về tài nguyên đất và có tiềm lực phát triển khá mạnh mẽ.

Địa giới hành chính quận Long Biên: Đông giáp huyện Gia Lâm; Tây giáp quận Hoàn Kiếm; Nam giáp huyện Thanh Trì; Bắc giáp các huyện Đông Anh, Gia Lâm. Quận Long Biên có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng đối với Hà Nội.

Nằm ở cửa ngõ Đông Bắc của thủ đô, tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng, nối liền sự giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh, thành phố lân cận, điển hình là trục tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Long Biên có lợi thế để phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa - xã hội. Mặt khác với Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị, Pháp lệnh về thủ đô của Ủy ban thường vụ Quốc hội là định hướng đẩy mạnh phát triển thủ đô về phía Bắc, quận Long Biên càng tập trung được sự đầu tư và quan tâm chỉ đạo. Trên

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá đất và các yếu tố ảnh hưởng tới giá đất trên địa bàn quận Long Biên thành phố Hà Nội (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w