Cạnh tranh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển nền kinh tế xã hội. Trong mọi
phương diện của cuộc sống ý thức vươn lên luôn là yếu tố chủđạo hướng suy nghĩ và hành động của con người. Họat động sản xuất kinh doanh là một lĩnh vực quan trọng
trong đời sống xã hội, trong đó ý thức vươn lên không đơn thuần là mong muốn đạt
được một mục tiêu nào đó mà còn là tham vọng trởthành người đứng đầu. Suy nghĩ và
hành động trong sản xuất kinh doanh bị chi phối rất nhiều bởi tính kinh tế khắc nghiệt.
Trong giai đoạn hiện nay, yếu tố được coi là khắc nghiệt nhất là cạnh tranh. Môi
trường hoạt động của doanh nghiệp ngày nay đầy biến động và cạnh tranh hiện nay là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể kinh tế tham gia vào thị trường nhằm giành giật nhiều các lợi ích kinh tếhơn về mình.
Ở mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế xã hội khái niệm về cạnh tranh
được nhiều tác giảtrình bày dưới những góc độkhác nhau. Dưới thời kỳ Chủnghĩa tư
bản (CNTB) phát triển vượt bậc Mác đã quan niệm: “Cạnh tranh chủ nghĩa tư bản là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hoá tư bản chủnghĩa và cạnh tranh tư bản chủnghĩa,
Mác đã phát hiện ra quy luật cạnh tranh cơ bản là: quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành. Nếu ngành nào, lĩnh vực nào có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ có nhiều người đểý và tham gia. Ngược lại, những ngành, lĩnh vực mà có tỷ suất lợi nhuận thấp sẽ có sự thu hẹp về quy mô hoặc là sự rút lui của các nhà đầu tư. Tuy nhiên
sự tham gia hay rút lui của các nhà đầu tư không dễ dàng một sớm, một chiều thực hiện được mà là cả một chiến lược lâu dài đòi hỏi phải có sự tính toán kỹlưỡng.
Có nhiều biện pháp cạnh tranh: cạnh tranh giá cả (giảm giá,…) hoặc cạnh tranh phi giá cả (quảng cáo,…) hay cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành, một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện về thị trường tự do và công bằng có thể sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, đồng thời tạo ra việc làm và nâng cao được thu nhập thực tế.
Trong thực tế, cạnh tranh là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, dẫn đến có nhiều cách quan niệm khác nhau.
Theo Michael Porter thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà
doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận
trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi.Cạnh
tranh của một doanh nghiệp là chiến lược của một doanh nghiệp với các đối thủ trong cùng một ngành.
Từ những định nghĩa và các cách hiểu không giống nhau trên có thể rút ra các
điểm hội tụ chung sau đây: Cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn phần
thắng về mình trong môi trường cạnh tranh.
61T