Nâng cao trình độ nhân lực làm du lịc hở Chăm Pa Sắc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch tỉnh champasak (Trang 103)

3.3. Các nhóm giải pháp chủ yếu để đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũ

3.3.6.Nâng cao trình độ nhân lực làm du lịc hở Chăm Pa Sắc

Nâng cao trình độ, năng lực của nguồn nhân lực làm cơng tác du lịch có ý nghĩa sống cịn để phát triển du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc thành ngành kinh tế mũi nhọn. Cần phải có chương trình đào tạo tồn diện, với nhũng kế hoạch cụ thể về đào tạo mới và đào tạo lại, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên hiện đang công tác trong ngành thuộc các khu vực nhà nước, liên doanh, tư nhân. Những hướng chính của chương trình trên bao gồm:

Điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn thể nhân viên và lao động đang làm việc trong ngành du lịch của cả tỉnh. Kết quả điều tra sẽ cho phép vạch ra một kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành (đào tạo lại và đào tạo mới) đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay.

Tiến hành chương trình đào tạo lại (đào tạo bổ túc, đào tạo tại chức) lao động trong các ngành du lịch ở Chăm Pa Sắc, ở các cấp độ khác nhau. Các lớp ngắn hạn theo chương trình trên sẽ được tổ chức định kỳ phục vụ mọi đối tượng doanh nghiệp du lịch của thành phố.Các giáo viên sẽ là các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong ngành và các chuyên gia từ các trường đại học trong nước, nước ngoài.

Khuyến khích đào tạo trình độ đại học và trên đại học về du lịch. Đây sẽ là lực lượng nịng cốt góp phần vào sự nghiệp đổi mới theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Có kế hoạch cử các cán bộ trẻ có trình độ, có năng lực sang các nước phát triển để đào tạo đại học, sau đại học.

Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyên công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo ở các nước có ngành du lịch phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch tỉnh champasak (Trang 103)