Kinh nghiệm về phát triển du lịch quốc tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch tỉnh champasak (Trang 34)

Kinh nghiệm ở một số nước sử dụng rất nhiều hình thức phục vụ khách, với nhiều hình thức độc đáo, nên đã thu hút được lượng khách trong nước và quốc tế đến

ngày càng đông. Như ở Thái Lan có các cửa hàng miễn thuế, bán các sản phẩm truyền thống giá rẻ, chất lượng cao, các mặt hàng xa xỉ phẩm của các nước nổi tiếng, các loại quần áo hợp thời trang nhằm thu hút khách du lịch, tư tưởng chỉ đạo dịch vụ của Thái Lan là: luôn luôn tìm cách thỏa mãn một cách tối đa nhu cầu của khách cả về vật chất lẫn tinh thần, tâm lý; khẩu hiệu phục vụ khách là "gây ấn tượng tốt cho khách ngay từ bước chân đầu tiên và làm cho khách hài lòng đến bước chân cuối cùng".

Ở Trung Quốc ngành du lịch đã đưa ra những sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng nhằm thu hút khách du lịch, được xây dựng hàng năm theo các chủ đề: năm 1995 là "Năm du lịch phong tục các dân tộc", năm 1991 là "Năm du lịch nghỉ mát", năm 1997 là "Năm du lịch đón Hồng Kông trở về với đất nước Trung Quốc,…

1.3.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch trong nước

Kinh nghiệm của Luông Pha Bang, các hoạt động du lịch mang tính phổ biến trong vài thập niên trở lại đây. Tạo nên thành thị mới sôi động có sức thu hút, lôi cuốn

ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế, nhất là du khách quốc tế. Mới đầu các điểm du lịch của các tỉnh chủ yếu phục vụ người dân địa phương, cùng với sự phát triển của du lịch thì các điểm này phát triển nhờ khách du lịch đến tham quan Cung điện, hang động, thác nước. Đồng thời Luông Pha Bang không chỉ là điểm đến của khách du lịch mà còn là điểm xuất phát cho các chuyên du lịch đi các vùng và các

nước khác. Đó chính là "cổng vào" để hình thành chương trình du lịch của du khách quốc tế và trong nước. Chính vì vậy đã tập trung làm tốt một số mặt sau đây:

- Tạo ra các "cổng vào" thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng cho du khách vào tham quan, mua sắm.

- Xây dựng các cơ sở lưu trú theo quy hoạch, phù hợp với đối tượng khách đến. - Quy hoạch, nâng cấp các điểm tham quan du lịch, các điểm vui chơi giải trí trong tỉnh và các điểm phụ cận phục vụ khách.

- Xây dựng các trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ triển lãm và trung tâm hội nghị phục vụ du khách.

- Đa dạng hóa các cơ sở kinh doanh du lịch lữ hành.

- Xây dựng các cơ chế, chính sách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

1.3.3. Một số bài học rút ra từ những kinh nghiệm về việc phát triển du lịch trong nước và quốc tế trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Một là, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chính sách giải pháp để thúc đẩy ngành du lịch phát triển.

Chiến lược phát triển ngành du lịch phù hợp với chiến lược phát triển nền kinh tế đất nước, phát triển du lịch đồng bộ, kiện toàn mối quan hệ giữa ngành du lịch với

các ngành khác có liên quan.

Chiến lược tiếp thị, quảng cáo năng động đáp ứng được thị hiếu của khách du lịch. Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch đồng thời tích cực tuyên truyền giáo dục mọi người dân hiểu rõ tầm quan trọng của du lịch. Đã đem lại kết quả đáng kể mang lại nguồn thu ngoại tệ hàng năm khoảng 3 - 4 tỷ USD.

Chiến lược sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đến với mọi tầng lớp nhân dân, có môi trường du lịch an toàn thân thiện.

Có nền kinh tế và chế độ chính trị ổn định.

Để phát triển kinh tế, trước hết phải xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin, ở nhiều nước công nghiệp phát triển công nghệ thống tin du lịch đang được ứng dụng phổ biến. Đây là tiền đề cho ngành du lịch phát triển.

Ngoài cơ sở hạ tầng chung như mọi ngành kinh tế khác, ngành du lịch còn có cơ sở vật chất kỹ thuật đặc thù như khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí... Du lịch

càng phát triển thì cơ sở vật chất - kỹ thuật càng được nâng cao và tính đồng bộ của nó ngày càng tăng.

Ba là, tạo ra những sản phẩm đa dạng, độc đáo, hấp dẫn lôi cuốn sự chú ý của khách.

Tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng cao, hấp dẫn mạnh tới khách trong và ngoài nước phải được coi là công việc quan trọng bậc nhất cho hoạt động kinh doanh du lịch của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Sự hấp dẫn của những sản phẩm du lịch phụ thuộc vào chính những thứ mà quốc gia và địa phương mình đã và đang có, đồng thời

không tách khỏi sự cố gắng sáng tạo của mỗi nhân viên trong ngành và sự phối hợp của các đơn vị có liên quan. Sản phẩm của ngành du lịch chủ yếu là những dịch vụ, nhưng không phải là những dịch vụ độc lập, riêng biệt mà là một "chuỗi dịch vụ", vừa kết hợp với nhau vừa đan xen với nhau, vừa lặp đi lặp lại nhiều lần. Chất lượng của chuỗi dich vu này sẽ quyết định thỏa mãn nhu cầu của khách cả về vật chất và tinh thần. Hơn nữa, nhiều dịch vụ lại được thực hiện bởi nhiều doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề

khác nhau. Vì thế sản phẩm du lịch, chất lượng, uy tín của toàn ngành là sự phấn đấu trong từng công đoạn, từng doanh nghiệp và của sự phối hợp liên ngành, cuối cùng phải được du khách chấp nhận. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch sẽ trở thành một vấn đề chiến lược trong hoạt động kinh doanh du lịch. Kinh nghiệm ở một số nước sử dụng rất nhiều hình thức phục vụ khách, với nhiều hình thức độc đáo, nên đã thu hút được nhiều khách trong nước và quốc tế đến ngày càng đông.

Xã hội càng văn minh, kinh tế càng phát triển thì nhu cầu của du khách càng phong phú đa dạng. Do vậy việc tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn khách du lịch là một tất yếu khách quan, nhằm phát triển du lịch ở nhiều quốc gia hiện nay.

Mục đích của tuyên truyền quảng bá trong kinh doanh du lịch là nhằm cung cấp thông tin cho khách du lịch, làm cho họ nhận thức đúng và đầy đủ hơn các sản phẩm du lịch, đồng thời thuyết phục họ mua sản phẩm.

Tuyên truyền, quảng bá phải nhằm vào thị trường khách cụ thể để đạt được mục đích ở thị trường đó. Như vậy, dựa vào thị trường mục tiêu để xác lập mục tiêu cổ động. Cần lựa chọn biện pháp xúc tiến là một trong năm hình thức sau: tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mại, chào hàng và xúc tiến bán hàng trực tiếp. Trên cơ sở đó xác định được thời gian tiến hành.

Tuyên truyền, quảng bá đòi hỏi một chi phí lớn, nhưng rất cần thiêt trong hoạt động kinh doanh du lịch, hiệu quả của nó rất lớn, khó lượng hóa hết. Theo Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), ngân sách về tuyên truyền quảng bá của các nước hàng năm đều tăng. Có nhiều nước đã dành một khoản ngân sách rất lớn chi cho hoạt động này như Canada 27 triệu USD, Hồng Kông 15 triệu USD, Sinhgapore 13 triệu USD... Theo các nhà kinh tế, nếu bỏ ra 1 USD cho việc tuyên truyền, quảng cáo du lịch thì sẽ thu về khoảng 500 USD. Ở vùng châu Á - Thái Bình dương, nếu bỏ ra 1 USD cho tuyên truyền, quảng bá du lịch thì chi thu được 150 USD, nhưng ở châu Âu lại lên đến 635 USD.

Năm là, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch.

Do đối tượng phục vụ của du lịch là con người, bao gồm cả người trong nước và khách du lịch nên đòi hỏi trình độ của cán bộ, nhân viên du lịch phải cao. Do vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục cho đội ngũ nhân viên có ý nghĩa quan trọng nên nhiều nước phát triển du lịch đều rất chú ý vấn đề này. Ví dụ: ở Indonesia có 60 viện đào tạo nhân viên chuyên ngành du lịch. Năm 1993, tại khu du lịch nổi tiếng Bali (Indonesia), Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình dương (PATA) và WTO đã mở hội nghị về chiến lược giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch, hoàn thiện kỹ năng phục vụ các dịch vụ trong ngành công nghiệp không khói này.

Cũng tại hội nghị này, đã nhấn mạnh cần nhận thức đúng đắn và tiến hành tốt việc giáo dục, đào tạo cho đội ngũ nhân viên có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm đương tốt mọi khâu công việc của ngành, vừa kết hợp được truyền thống khu vực, vừa thực hiện việc hiện đại hóa du lịch, đồng thời với việc giáo dục toàn dân.

Tóm lại, mọi người làm việc trong ngành du lịch phải được đào tạo, huấn luyện một cách chính quy, ngày càng được nâng cao trình độ bằng nhiều phương thức như: vừa học vừa làm, tập huấn nâng cao mời giáo viên của các trường đại học chuyên ngành hoặc các trường nghiệp vụ du lịch hay đào tạo từ xa... Việc nâng cao hiểu biết du lịch cho toàn dân là vô cùng quan trọng.

Sáu là, phát triển du lịch đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên môi trường.

Việc phát triển du lịch hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề không thể xem nhẹ: gây tổn hại môi trường, tài nguyên sinh thái ở nhiều vùng, các công trình văn hóa lịch sử, các tệ nạn xã hội. Tình trạng rác thải, tắc nghẽn giao thông, cũng là một hiện tuợng phổ biến. Phân tích theo cặp phạm trù "nhân quả" giữa du lịch và môi tnường, thì du lịch là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường63T;63Tvà đến lượt du lịch phải chịu 64Thậu 64Tquả của môi trường 64Tô 64Tnhiễm tác động, hạn chế đến khả năng phát triển của ngành Du lịch. Môi truòng du lịch có thể 64Thiểu cả môi trường sinh thái và môi trường xã hội như: Chương trình xanh, 64Tsạch, đẹp, văn minh, giữ gìn an ninh trật tự trong hoạt động du lịch (cướp giật, ăn xin ép khách mua hàng, tệ nạn xã hội) để điểm đến được an toàn, hấp dẫn, thân thiện đối với khách du lịch.

Kết luận chương 1

Du lịch là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy, sựđóng góp của nó trong tổng sản phẩm xã hội và tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh. Bởi vậy, ngành kinh tế du lịch được nhiều quốc gia quan tâm tìm giải pháp để phát triển.

Đối với Lào hiện nay, phát triển kinh tế du lịch đó trở nên cấp thiết không chỉ bắt nguồn từ yêu cầu phát huy tiềm năng, thế mạnh và điều kiện thiên nhiên, kinh tế, văn hóacủa mình mà quan trọng hơn là từ yêu cầu tạo ra tiền đề thức đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội giữa các vùng, giữa trong và ngoài nước cho tăng trưởng kinh tế nhanh. Điều này lại càng trở nên cấp thiết hơn đối với Chăm Pa Sắc - một tỉnh có tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế du lịch.

Chương 2

THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH CHĂM PA SẮCTHỜI GIAN QUA VÀ

NHŨNG VẤN ĐỀĐẶT RA

2.1. ĐIỂU KIỆN VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHĂM PA SẮC

Chăm Pa Sắc là một trung tâm du lịch lớn của khu vực phía nam. Với những tiềm năng về tự nhiên, văn hóa, kinh tế vàxã hội, Chăm Pa Sắc có đầy đủ điều kiện tốt để phát triển du lịch và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Cái tên Chăm Pa Sắc xuất hiện cùng với sự xuất hiện của người Lào cổ và được ghi vào lịch sử cổ của Lào. Nó là một trong ba tiểu Vương quốc của Lào cho đến khi vua Phả Ngùm tiến hành thống nhất đất nước thành Vương quốc Triệu Voi vào năm 1353. Chăm Pa Sắc là một mảnh đất trù phú, là nôi lúa gạo và cá nước ngọt; là mảnh đất giàu truyền thống văn hóavà di tích lịch sử (nổi tiếng nhất là đền Vặt Phu (Chùa Núi) đó được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới); là mảnh đất có nhiều danh lam thắng cảnh (nổi tiếng là Khon Phạ Phênh (thác Khon), hiện nay đang được tổ chức

UNESCO xem xét đểđưa vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới); với sự trù phú và

điều kiện tựnhiên ưu đãi, từxa xưa đến nay Chăm Pa Sắc trở thành trung tâm kinh tế -

văn hóa của vùng phía nam Lào. Do đặc điểm này, Chăm Pa Sắc luôn luôn bị kẻ xâm

lược dòm ngó nhảy vào chiếm lấy để khống chế toàn bộ miền nam Lào; nhưng người

Chăm Pa Sắc có truyền thống cần cù lao động, tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau và

giàu lòng yêu nước. Họđã cùng với cả dân tộc Lào đó anh dũng đấu tranh bảo vệ mảnh

đất này và toàn lãnh thổ Quốc gia Lào. Từ khi đất nước Lào giành được độc lập và thành lập Nước Cộng hoà Dân chủNhân dân Lào (2.12.1975) đến nay, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Chăm Pa Sắc đã ra sức xây dựng quê hương phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt

sau khi có đường lối đổi mới của Đảng, mặc dự còn nhiều khó khăn do hậu quả của cơ

chế hành chính quan liêu bao cấp và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ

khu vực vào những năm 1999 - 2002, nhưng Đảng bộvà nhân dân Chăm Pa Sắc tiếp tục phát huy truyền thống hăng hái thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và đã đạt được những kết quả rất quan trọng về các mặt kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh...

nguyên thiên nhiên rất phong phú như: đồi núi, rừng nguyên sinh (3 vườn quốc gia có diện tích 309.000 ha và 7 rừng bảo tồn thuộc về tỉnh quản lý có diện tích 88.950 ha), có nhiều động vật quý hiếm, sông suối sử dụng được quanh năm, đất phụsa... đây là điểm thu hút khách trong nước và du khách quốc tếđến Chăm Pa Sắc. Sông Me Kong

đó chảy dọc theo chiều tây bắc xuống đông nam hơn 200 km, chia tỉnh Chăm Pa Sắc

thành 2 bên đông và tây. Đặc biệt tỉnh Chăm Pa Sắc có nhiều điểm du lịch về thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa rất nội tiếng; là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa và

di tích lịch sử (nổi tiếng nhất là đền Vặt Phu (Chùa Núi) đó được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới nơi thứ hai của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào); là mảnh đất có nhiều danh lam thắng cảnh (nổi tiếng là Khon Phạ Phênh (thác Khon)

thác nước lớn của châu Á và cá Heo 47TIrrawaddy47T (Pa Kha) nước ngọt hiện nay đang được tổ chức UNESCO xem xét đểđưa vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới); với sự trù phú và điều kiện tự nhiên ưu đãi, từ xa xưa đến nay Chăm Pa Sắc trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng phía Nam Lào. Nhìn chung có thể chia ra các dạng địa hình sau: vùng đồng bằng và vùng cao nguyên.

Chăm Pa Sắc là vùng đồng bằng, là nôi lúa gạo và cá nước ngọt, có diện tích 1.135.000 ha thuận lợi cho phát triển du lịch, diện tích nhìn chung tương đối bằng phẳng, có những dãy núi đâm ra sông tạo nên các vũng và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ, nghềngư nghiệp. Vùng ven sông Me Kong là nơi có

nhiều bãi sú vẹt, các bãi bồi rộng lớn thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản, tạo nguồn thức ăn đặc sản cho dân cư và du khách.

Vùng cao nguyên có diện tích 406.500 ha, vùng này thuận lợi cho trồng trọt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch tỉnh champasak (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)