Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch tỉnh champasak (Trang 39)

Cái tên Chăm Pa Sắc xuất hiện cùng với sự xuất hiện của người Lào cổ và được ghi vào lịch sử cổ của Lào. Nó là một trong ba tiểu Vương quốc của Lào cho đến khi vua Phả Ngùm tiến hành thống nhất đất nước thành Vương quốc Triệu Voi vào năm 1353. Chăm Pa Sắc là một mảnh đất trù phú, là nôi lúa gạo và cá nước ngọt; là mảnh đất giàu truyền thống văn hóavà di tích lịch sử (nổi tiếng nhất là đền Vặt Phu (Chùa Núi) đó được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới); là mảnh đất có nhiều danh lam thắng cảnh (nổi tiếng là Khon Phạ Phênh (thác Khon), hiện nay đang được tổ chức

UNESCO xem xét đểđưa vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới); với sự trù phú và

điều kiện tựnhiên ưu đãi, từxa xưa đến nay Chăm Pa Sắc trở thành trung tâm kinh tế -

văn hóa của vùng phía nam Lào. Do đặc điểm này, Chăm Pa Sắc luôn luôn bị kẻ xâm

lược dòm ngó nhảy vào chiếm lấy để khống chế toàn bộ miền nam Lào; nhưng người

Chăm Pa Sắc có truyền thống cần cù lao động, tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau và

giàu lòng yêu nước. Họđã cùng với cả dân tộc Lào đó anh dũng đấu tranh bảo vệ mảnh

đất này và toàn lãnh thổ Quốc gia Lào. Từ khi đất nước Lào giành được độc lập và thành lập Nước Cộng hoà Dân chủNhân dân Lào (2.12.1975) đến nay, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Chăm Pa Sắc đã ra sức xây dựng quê hương phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt

sau khi có đường lối đổi mới của Đảng, mặc dự còn nhiều khó khăn do hậu quả của cơ

chế hành chính quan liêu bao cấp và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ

khu vực vào những năm 1999 - 2002, nhưng Đảng bộvà nhân dân Chăm Pa Sắc tiếp tục phát huy truyền thống hăng hái thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và đã đạt được những kết quả rất quan trọng về các mặt kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh...

nguyên thiên nhiên rất phong phú như: đồi núi, rừng nguyên sinh (3 vườn quốc gia có diện tích 309.000 ha và 7 rừng bảo tồn thuộc về tỉnh quản lý có diện tích 88.950 ha), có nhiều động vật quý hiếm, sông suối sử dụng được quanh năm, đất phụsa... đây là điểm thu hút khách trong nước và du khách quốc tếđến Chăm Pa Sắc. Sông Me Kong

đó chảy dọc theo chiều tây bắc xuống đông nam hơn 200 km, chia tỉnh Chăm Pa Sắc

thành 2 bên đông và tây. Đặc biệt tỉnh Chăm Pa Sắc có nhiều điểm du lịch về thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa rất nội tiếng; là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa và

di tích lịch sử (nổi tiếng nhất là đền Vặt Phu (Chùa Núi) đó được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới nơi thứ hai của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào); là mảnh đất có nhiều danh lam thắng cảnh (nổi tiếng là Khon Phạ Phênh (thác Khon)

thác nước lớn của châu Á và cá Heo 47TIrrawaddy47T (Pa Kha) nước ngọt hiện nay đang được tổ chức UNESCO xem xét đểđưa vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới); với sự trù phú và điều kiện tự nhiên ưu đãi, từ xa xưa đến nay Chăm Pa Sắc trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng phía Nam Lào. Nhìn chung có thể chia ra các dạng địa hình sau: vùng đồng bằng và vùng cao nguyên.

Chăm Pa Sắc là vùng đồng bằng, là nôi lúa gạo và cá nước ngọt, có diện tích 1.135.000 ha thuận lợi cho phát triển du lịch, diện tích nhìn chung tương đối bằng phẳng, có những dãy núi đâm ra sông tạo nên các vũng và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ, nghềngư nghiệp. Vùng ven sông Me Kong là nơi có

nhiều bãi sú vẹt, các bãi bồi rộng lớn thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản, tạo nguồn thức ăn đặc sản cho dân cư và du khách.

Vùng cao nguyên có diện tích 406.500 ha, vùng này thuận lợi cho trồng trọt chăn nuôi như: rất hợp cho việc khai thác trồng , chè, hạt tiêu, cao su, rau quả vùng ôn đới và chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò,...). Nói đến Chăm Pa Sắc không thể không nói đến vẻ đẹp của những sông hồ. Con sông Me Kong như vắt ngang thành phố, hai bên bờ sông có biết bao di tích mà du khách có thể nghé thăm nếu đi du lịch bằng đường sông. Chăm Pa Sắc có 4.000 đảo, đầm, tiêu biểu là Thác Khon (Khon PhaPheng) với nhiều huyền thoại, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, có nhiều đền, chùa nổi tiếng gắn với thời kỳ dựng nước và giữ nước của dân tộc như: đền Vặt Phu (di sạn Văn hóa thế giới). Đền Vặt Phu gắn với huyền thoại thiêng liêng, là trung tâm đã trở thành quen

du lịch có tầm cỡ khu vực Đông Nam Á.

2.1.2. Cơ sở vật chất - kỹ thuật hạ tầng

Cơ sở vật chất - kỹ thuật hạ tầng du lịch là toàn bộ các phương tiện vật chất - kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra đẻ khai thác tiềm năng du lịch, tạo ra các sản phẩm dịch vụ và hàng hóa cung cấp và làm thỏa mãn nhu cầu của du khách. Chính bao gồm hệ thống các khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển… hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật được tạo ra lại là yếu tố quan trọng tác động đến mức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách bởi năng lực và tính tiện ích của nó.

2.1.2.1. Các cơ sở vật chất kỹ thuật khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng

Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật là một trong những nhân tố quan trọng đối với sản xuất kinh doanh. Nó là yếu tố đảm bảo về điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện. Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh để có thể hoạt động đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng. Ngành du lịch càng không nằm ngoài quy luật chung đó. Nói cách khác, để có thể tiến hành khai thác được tài nguyên du lịch phải tạo ra được hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng. Hệ thống này vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc trưng của dịch vụ du lịch, đồng thời phải phù hợp với đặc thự của tài nguyên du lịch tại đó.

Cùng với sự chú ý đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch, xây dựng một số khu, điểm du lịch, cơ sởlưu trú, việc đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là về cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, trong đó cơ sở hạ tầng, phục vụ cho dân sinh và du lịch đã tạo điều kiện thúc đẩy ngành du lịch Chăm Pa Sắc không ngừng phát triển. Có nhiều đề án của các nhà đầu tư nước ngoài đang trong quá trình phê duyệt của Chính PhủLào như: đề án xây dựng khu kinh tế biên giới Lào - Thái (cửa khẩu quốc tế Văng Tàu) của Liên Bang Nga, đề án xây dựng khu du lịch (Viên ngọc của song Cửu Long "Jewel of the MeKong river") của tỉnh Chăm Pa Sắc do Ngân hàng Phát

triển Châu Á (ADB) tại trợ, đề án xây dưng khu vui chơi giải trí Khon Pha Phêng (KhonePhapheng Paradise Casino Resort)của nước Pháp đầu tư,…. [63; tr.14]

Hiện này, cơ sở vật chất - kỹ thuật ngành du lịch phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, toàn tỉnh có cơ sở lưu trú 200 cơ sở lưu trú du lịch hoạt động kinh doanh.

Trong đó 70 khách sạn với tổng số phòng 983 phòng, 1.532 cái giường. Nhà nghỉ và Biệt thử có 170 với tổng sốphòng 1.191 phòng, 1.476 cái giường [64; tr. 4].

Song, thực tế hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch ở Chăm Pa Sắc cho đến nay vẫn còn những hạn chế nhất định: các cơ sởlưu trú quy mô nhỏ, bình quân chỉ 15

phòng/1 cơ sở, trang thiết bị chưa đồng bộ, các phương tiện vận chuyển vừa thiếu lại vừa kém về chất lượng, hệ thống các nhà hàng ăn uống chưa đạt theo quy chuẩn. Chất

lượng khách sạn, nhà nghỉ thấp, đơn điệu: sốlượng khách sạn ba sao trở lên ở Chăm Pa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sắc chỉcó 3 cơ sở. Đây là những con số còn khiêm tốn so với quy mô phát triển du lịch của tỉnh Chăm Pa Sắc. Thiếu các khu vui chơi giải trí tổng hợp quy mô lớn, khu du lịch tầm cỡ gắn với danh lam thắng cảnh như nhiều nước trên thế giới và khu vực… Đây là

một nguyên nhân gây cản trởđối với sự phát triển của ngành du lịch Chăm Pa Sắc.

Trên thực tế cho thấy, cơ sở vật chất - kỹ thuật của du lịch Chăm Pa Sắc đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển hiện nay thì quy mô còn nhỏ bé, chất lượng còn thấp, rất ít khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng sao, điều này sẽ là một trở ngại trên con đường hội nhập du lịch của tỉnh. Và so với cácnơi khác trong cả nước, Chăm Pa Sắc có cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch khá phát triển nhưng so với thủ đô các nước trong khu vực và trên thế giới thì vẫn còn ở trình độ thấp.

2.1.2.2. Giao thông vận tải

Hệ thống giao thông của Chăm Pa Sắc khá đa dạng và tương đối phát triển cả về đường bộ, đường hàng không.

71T

Vê hệ thống đường bộ:71T Chăm Pa Sắc là nơi hội tụ của các trục giao thông lớn của châu thổ sông Me Kong và của cả nước, là nơi hội tụ tuyến đường bộ, để nối đường giao thông vớicác tỉnh của các nước trong khu vực. Ngoài quốc lộ số 13 còn có đường 18, 15, 14, 12 đó nối đường giao thông với các tỉnh miền Bắc của Việt Nam như: Pak Sê - Lao Bảo 500km, Pak Sê - Đông Hà 470km, Pak Sê - Hà Nội 1.170km,

Pak Sê - Đa Nẵng 820km, và một số tỉnh miền nam Pak Sê - Kon Tum 419km, Pak Sê - Quảng Ngãi 499km, Pak Sê - Hồ Chí Minh 1.499km; đường số 16 nối đường giao thông với một số tỉnh của Thái Lan (PakSê - U Bôn Lạt Sa Tha Ni 64km); Quốc lộ số 13 còn nối tiếp đường giao thông số 7 của vương quốc Campuchia. Với đặc điểm đây

Chăm Pa Sắc đó trở thành đường qua của các tỉnh miền nam, có điều kiện thuận lợi trong quan hệ kinh tế với Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Đây là tiềm năng phát triển ngoại thương, du lịch và quan hệ kinh tế quốc tế, giúp cho việc rút ngắn khoảng cách đến các điểm du lịch trong toàn quốc.

Mặc dù Nhà nước đã có nhiều cố gắng củng cố và phát triển hệ thống giao thông đường bộ nhưng do kinh phí dành cho việc cải tạo, nâng cấp và phát triển hệ thống đường bộ còn hạn chế. Bên cạnh đó, do tốc độ đô thị hóa nhanh, nên hệ thống đường nội thị bị quá tải, số lượng xe trong nội thành tăng, gây ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường do khí thải từ các phương tiện tham gia giao thông. Hệ thống giao thông đường bộ vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển về nhu cầu giao thông của xã hội.

71T

Về đường hàng không:71TChăm Pa Sắc có cảng hàng không quốc tế thuộc huyện Pakse (Tp.Pakse), cách trung tâm thành phố 4 km. Hiện nay đang nâng cấp sân bay Pakse thành sân bay quốc tế (giai đoạn 2) có chiều dài 2.400m, có thể đón nhận máy

bay BOING 737 và máy bay Airbus 320. Các đường bay trong nước và quốc tế ngày càng được mở rộng với tần suất các chuyên bay ngày càng tăng, tạo thuận lợi thu hút khách trong nước và quốc tế đến Chăm Pa Sắc. Các máy bay được trang bị mới, cơ sở vật chất kỹ thuật được cải thiện, đội bay cùng đội ngũ phục vụ được đào tạo cơ bản đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, trung tâm Chăm Pa Sắc vốn là sân bay chính của Chăm Pa Sắc từ những năm 70 của thế kỷ XX. Bây giờ, nơi đây là nhà ga sân bay

sẵn sàng phục vụ du khách và những tour du lịch hấp dẫn.

Những tiến bộ nói trên góp phần quan trọng tạo ra những tiền đề cho việc mở rộng khai thác thị trường khách mới, đặc biệt là thị trường khách mới đến Lào.

71T

Hệ thống đường thủy:71TChăm Pa Sắc có nhiều con sông chảy qua, đặc biệt khúc sông Me Kong chảy qua Nam Lào lại được thiên nhiên ưu ái dành cho một vùng mênh mang sông nước với 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, tạo thành một vùng hoang sơ, kỳ vĩ có tên Si Phan Don, Chăm Pa Sắc là đầu mối giao thông đường thủyquan trọng, từ Chăm Pa Sắc đi thăm quan các làng nghề, bản sắc văn hóa đa dạng, lịch sử lâu đời, nhiều thắng cảnh đẹp… Tuy nhiên, hệ thống cầu cảng, đội tàu vận chuyển khách du lịch, đội ngũ nhân viên phục vụ, chưa được đầu tư thỏa đáng, xây dựng tour du lịch đường sông nghèo nàn, nên hình thức vận chuyển khách đường sông không thu hút được du khách

bằng các phương tiện vận chuyển khác.

2.1.2.3. Hệ thống điện, nước

Chăm Pa Sắc là nguồn điện lực quốc gia và luôn luôn được ưu tiên hơn các tỉnh, thành phố khác, cả tỉnh có 2 thủy điện lớn cung cấp cho các tỉnh khác và bán ra nước ngoài. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa nhanh, tốc độ tăng dân số, nguồn cung cấp điện chủ yếu là từ chịu ảnh hưởng rất lớn của nguồn nước tự nhiên, nên tình trạng thiếu điện vẫn xảy ra vào mùa khô, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người dân, đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, đến hoạt động du lịch nói riêng.

Hệ thống cấp nước, khu vực Chăm Pa Sắc có nhiều con sông chảy qua nên nguồn tài nguyên nước mặt và nguồn tài nguyên nước ngầm rất phong phú, trữ lượng lớn, các thành phần hóa lý đạt yêu cầu tiêu chuẩn cho phép, thuận lợi cho việc xây dựng các nhà máy nước sạch cung cấp cho sản xuất và tiêu dùng trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Tuy vậy, do tốc độ đô thị hóa nhanh và sự gia tăng dân số cao nên mặc dù đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây mới nhiều nhà máy nước và hệ thống ống dẫn, song việc cung cấp nước sạch vẫn còn nhiều hạn chế. Theo các nhà nghiên cứu thì Chăm Pa Sắc và các khu vực phụ cận có đủ khả năng xây dựng các nhà máy cung cấp nước sạch trước mắt cũng như lâu dài. Tỉnh đã phê duyệt các dự án góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng, phát huy tối đa hiệu quả, giải quyết các vấn đề bức xúc về cải thiện môi trường, đáp ứng kịp thời các mục tiêu và yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Chăm Pa Sắc theo định hướng phát triển bền vững.

2.1.2.4. Hệ thống thông tin liên lạc

Trong những năm gần đây, ngành bưu chính viễn thông Lào đã tích cực chủ động thực hiện kế hoạch đi tắt đón đầu, hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật, hòa nhập vào trình độ của khu vực và thế giới. Ngành Bưu chính đã đạt được trình độ tiên tiến, hiện đại. Chăm Pa Sắc là một tỉnh lớn thứ hai của nước được ưu tiên đầu tư trang bị sớm hơn cả, có thể liên lạc tự động được với hầu hết các nước trên thế giới. Các dịch vụ bưu chính viễn thông đáp ứng nhanh và đầy đủ yêu cầu của người dân, của du khách. Toàn tỉnh sử dụng được mạng Internet 3G chiếm 69% tổng số hệ thống sử dụng điện thoải di động, hàng năm người dân sử dụng điện thoải di động tăng bình quân 12%, mạng lưới Internet (Website) cả cơ quan Nhà nước, bộ phận kinh doanh, đặc biệt

kinh doanh du lịch đã được sử dụng.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực này cũng còn nhiều hạn chế như: giá cước phí cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chưa có nhiều ca bin công

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch tỉnh champasak (Trang 39)