Tiềm năng phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch tỉnh champasak (Trang 45)

Trải qua nhiều năm lịch sử, người dân Chăm Pa Sắc đã tạo dựng lên ở đây những di sản văn hóa to lớn. Chăm Pa Sắc cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử thiêng liêng của người Lào cổ, có tài nguyên thiên nhiên phong phú và sinh đẹp.

2.1.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Chăm Pa Sắc là vùng đồng bằng song MeKong, nên địa hình bằng phẳng có cảnh quan sinh đẹp và nhiều con song lớn nhỏ khác nhau, các con song đó đã tạo thành nhiều thác nước cao và đẹp. Có nhiều thác lớn, nhỏ sở du lịch Chăm Pa Sắc khảo sát và đang xem xét khai thác khu du lịch sinh thái. Ngoài thác nước còn có những cảnh quan thiên nhiên xanh sạch đẹp, hấp dẫn, các khu vực này rất phù hợp với phát triển du lịch, nhất là mùa hè sẽ thu hút được du khách trong nước và quốc tế đến nghỉ ngơi.

Về khí hậu: Khí hậu Chăm Pa Sắc rất đa dạng và được chia thành hai vùng. Vùng đồng bằng có độ cao từ 75 - 120m so với mặt biển, có khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ

bình quân 27P

0

P

C, lượng mưa bình quân 2.279 mm/năm; vùng đồng bằng này rất hợp cho việc khai thác trồng lúa gạo, rau quả vùng nhiệt đới. Vùng cao nguyên có độ cao từ 400-1.284m so với mặt biển, độ ẩm 80%, nhiệt độ bình quân 20 - 21P

0

P

C, lượng mưa 3.500 mm/năm; vùng cao nguyên rất hợp cho việc khai thác trồng cây công nghiệp như: cao su, rau quả vùng ôn đới và chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò...)

Về tài nguyên sinh vật: Rừng ở Chăm Pa Sắc là rừng nhiệt đới. Ở trong rừng có rất nhiều động thực vật quý hiếm. Chăm Pa Sắc nổi tiếng với nhiều cảnh quan thiên nhiên khá đẹp gắn với tài nguyên thiên nhiên rất phong phú như: đồi núi, rừng nguyên sinh (3 vườn quốc gia có diện tích 309.000 ha và 7 rừng bảo tồn thuộc về tỉnh quản lý

có diện tích 88.950 ha), có nhiều động vật quý hiếm, sông suối sử dụng được quanh năm, đất phụ sa... đây là điểm thu hút khách trong nước và du khách quốc tế đến Chăm Pa Sắc. Sông MeKong đó chảy dọc theo chiều tây bắc xuống đông nam hơn 200 km,

chia tỉnh Chăm Pa Sắc thành 2 bên đông và tây. Đặc biệt tỉnh Chăm Pa Sắc là nơi tập trung cá nước ngọt, đặc biệt có cá Heo 47TIrrawaddy47Tnước ngọt (Pa Kha) ở sông MeKong hiện nay đang được tổ chức UNESCO xem xét để đưa vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới).

Rừng ở đây phong phú, đa dạng về động thực vật và nhiều loại gỗ quý hiếm như: lim, trầm hương,… Cũng có nhiều loại cây dùng để làm thuốc chữa bệnh. Ngoài ra còn có nhiều loại động vật như: hồ, lợn lòi, nai, vượn, khỉ,…và các loại chim rất đa dạng, phù hợp với du lịch trong rừng và du khách có thể nghỉ, ngủ qua đêm với các dân tộc trong bản làng vốn có bản sắc văn hóa khác nhau.

Khu bảo tồn động thực vật quốc gia Đông Hóa Sáo, Phu Xiêng Thong là vườn quốc gia nguyên sinh lớn của Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào. Trong tương lai không xa vườn quốc gia này sẽ là điểm du lịch sinh thái nổi tiếng nhất, gồm cả bảo tồn rừng và động vật quý hiếm.

Tóm lại,các điều kiện tự nhiên môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc khá thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ ngơi, chữa bệnh với hình thức là trở về với cội nguồn tự nhiên. Đây cũng là một loại hình du lịch rất phổ biến và cũng là một xu thế trong thời đại công nghiệp hóa như hiệ nay. Tuy nhiên, để phát huy được thế mạnh này cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp các ngành và một quy hoạch du lịch tổng thể hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao.

2.1.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn là sản phẩm do con người tạo ra theo bề dày lịch sử, và truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là hệ thống các di tích lịch sử, văn

hóa, phong tục tập quán, các lễ hội, các loại hình nghề thuật, món ăn dân tộc… Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên tính hấp dẫn, dộc đáo của một khu du lịch. Chăm Pa Sắc là một trong số tỉnh có nhiều tiềm năng tài nguyên du lịch. Các tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Chăm Pa Sắc còn có những tài nguyên hấp dẫn thu hút khách du lịch trong nước và quốc tếnhư:

Nhà Vua Bun Ủm ở thành phố Pakse (hiện tại là khách sạn Palace).

thăm 4000 đảo và xem cá Heo47TIrrawaddy47T nước ngọt.

Du lịch thắng cảnh Thăm cao nguyên Bò La Vên, Mường Pak Song.

Các loại hình nghệ thuật, ca múa nhạc, sân khấu hiện đại và truyền thống với những chương trình biểu diễn và những tiết mục khá hấp dẫn như:

- Chương trình biểu diễn đoàn ca múa tỉnh Chăm Pa Sắc.

- Chương trình biểu diễn của đoàn nghệ thuật không chuyên của các dân tộc. Hỏt hũ bỏ trạo của cư dân của các dân tộc như: Lăm Tay, Lăm Lương, Khăp Sốm,

Khăp Tăng Vai, Khăp Xa Lam Xam Xạo...

Tỉnh Chăm Pa Sắc là tỉnh giàu bản sắc nhân văn, có nhiều di tích lịch sử văn

hóacó giá trị tiêu biểu. Chăm Pa Sắc còn là cửa ngó giao lưu kinh tế - văn hóa giữa miền trung và nam Lào. Vềphương diện du lịch, Chăm Pa Sắc rất thuận lợi. Trong đó Chăm Pa Sắc vừa là điểm du lịch thu hút khách du lịch của các vùng của nước láng giềng như: Thái Lan và Căm Pu Chia, đồng thời là thị trường đưa khách du lịch đến các khu di tích các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Các khu vực ảnh hưởng tới tài nguyên du lịch (tựnhiên và nhân văn) gồm có:

- Khu vực phía Bác

Chăm Pa Sắc, khu vực này rất phong phú và đa dạng, trong đó nổi bật và có khả năng thu hút khách du lịch đến Chăm Pa Sắc gồm có tỉnh Sa Văn Na Khệt và tỉnh

Khăm Muôn (Tha Khạch).

- Khu vực phía Nam là vương quốc Căm Pu Chia.

- Khu vực phía Tây là vương quốc Thái Lan.

Ba khu vực phụ cận có tác động đến du lịch Chăm Pa Sắc:

Một là, tỉnh Chăm Pa Sắc nằm giữa hai khu vực có tăng trưởng kinh tế, có nguồn

lao động dồi dào, điều kiện thu hút khách du lịch lớn. Bên cạnh đó thế mạnh của tỉnh

Chăm Pa Sắc là một tỉnh có diện tích tự nhiên lớn, có vịtrí địa lý rất thuận lợi: có nhiều

dũng sông, đồng bằng, giao thông thuận lợi; quốc lộ số 13 chạy dọc từ Bắc đến Nam, ngoài ra còn có sân bay quốc tế (cửa khẩu quốc tế), đường thuỷ. Do đó, việc xác định

riêng phải được đặt ra trong tổng thể phát triển của cả khu vực phía Tây và phía Nam.

Hai là, Chăm Pa Sắc nằm trong địa bàn trọng điểm phía Nam là một khu vực phát triển năng động, vị trí này có ảnh hưởng lớn trong quá trình phân phối lại sản xuất và phân công lao động. Chăm Pa Sắc có điều kiện tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật và phát triển các sản phẩm nông lâm, thuỷ sản du lịch và các sản phẩm chế biến từ nguồn nguyên liệu của địa phương để cung cấp trên thị trường giàu tiềm năng này. Đây là yếu tố tác động đến du lịch ở tỉnh Chăm Pa Sắc phát triển.

Các lễ hội: Ngoài ra còn phải kểđến các sinh hoạt lễ hội tiêu biểu. Sinh hoạt lễ

hội là một tập quán của các cộng đồng dân cư lớn nhỏ khác nhau. Do đó trong thực tế

các lễ hội đó trở thành nhu cầu văn hóa và tâm linh. Về phương diện du lịch, lễ hội là sản phẩm văn hóa thu hút khách hành hương và khách du lịch. Ngoài nhu cầu tín

ngưỡng, khách du lịch còn có nhu cầu tham quan và tham dựcác trò chơi giải trí của các lễ hội. Các hoạt động lễ hội chính ở tỉnh Chăm Pa Sắc có thể chia ra nhiều loại như:

- Lễ hội Con Voi, tháng 1 dương lịch

- Lễ hội Văt Phu (bun Khẩu chi) dân tộc Lào Lum, tháng 2 dương lịch. - Lễ hội Pha Vệt, tháng 3 dương lịch.

- Lễ hội Bun py may hoặc lễ hội té nước, tháng 4 dương lịch. - Lễ hội bun Bẳng Phay, tháng 5 dương lịch.

- Lễ hội Khẩu Văt Xá, tháng 7 dương lịch.

- Lễ hội Ho Khẩu Pa đặp đin tháng 8 dương lịch. - Lễ hội Ho Khẩu Xa Lạc, tháng 9 dương lịch.

- Lễ hội Oc Vắt Xá, Lẩy Hưa Phay (đua thuyền) tháng 10 dương lịch. - Lễ hội Thạt Luông (bun Căn Thín), tháng 11 dương lịch.

- Lễ hội Kong Khẩu, tháng 12 dương lịch.

Nhìn chung các hoạt động lễ hội ở Lào nói chung, Chăm Pa Sắc nói riêng khá

phong phú quanh năm, với nhiều loại hình khác nhau. Trong đó nổi bật nhất là lễ hội tháng 5 (Tết năm mới hoặc lễ hội té nước) 13-16 tháng 4 dương lịch và lễ hội vào

tháng 10 dương lịch lễ hội Oc Văt Xá Lẩy Hưa Phay (hội đua thuyền). Hoạt động lễ

hội diễn ra khá rầm rộ trong những năm gần đây, chủ yếu có tính tựphát và được tiến hành theo cổ lễ, cổ tích, phục hồi vốn cổ. Hiện nay các lễ hội truyền thống có xu

hướng phục hồi và phát triển trở lại. Hầu như ở các địa phương trong tỉnh đều có tổ

chức các lễ hội văn hóa truyền thống. Nhiều lễ hội có ý nghĩa về mặt lịch sửvăn hóa,

có tác dụng tích cực trong các việc giáo dục truyền thống yêu nước và khôi phục phát triển những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cổ truyền. Chính vì vậy các lễ hội có sức thu hút rất lớn đối với nhân dân và du khách các nơi, nhất là khách du lịch quốc tế.

Tuy nhiên, nội dung các lễ hội hầu hết chưa đề ra được kịch bản có thể trên

quan điểm phát huy tinh hoa, hạn chế lạc hậu và có thể đưa các nội dung mới vào trong đó. Nguyên nhân là chưa có sự nghiên cứu kỹ lưỡng các tập tục tín ngưỡng và

chưa có tổ chức khai thác như một tiềm năng văn hóa cho hoạt động du lịch.

Do vậy cần phải tiến hành nghiên cứu quy trình các lễ hội để có được chương trình hoạt động lễ hội, cũng như đầu tư xác định nội dung giới thiệu về lịch sử, đặc điểm, mục đích, ý nghĩa... của các lễ hội có thể. Đó chính là hoạt động nhằm thu hút khách du lịch, đồng thời cũng là trách nhiệm biểu dương văn hóa dân tộc một cách

nghiêm túc cho du khách.

2.1.3.3. Các di tích văn hóa, lịch sử.

Các di tích lịch sửvăn hóa là tài nguyên vô giá của dân tộc, đồng thời đây càng

là một trong những tài nguyên du lịch quan trọng để kinh tế du lịch phát triển. Từnăm

1995 nhờ có chính sách đổi mới và sự quan tâm đầu tư đúng mức của các cấp, các ngành có liên quan, ngành kinh tế du lịch ở Chăm Pa Sắc có bước phát triển đáng kể. So với các trung tâm du lịch lớn của cảnước như Louang Pha Brang và Thủ đô Viêng Chăn, thì Chăm Pa Sắc có lợi thế hơn nhiều về số lượng và chất lượng di tích. Tuy vậy, các di tích văn hóa lịch sửở Chăm Pa Sắc phân bốkhông đều trên địa bàn, các di

Bảng 2.1: Các di tích thiên nhiên, văn hóa và lịch sửtrên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc 1995-2013 Stt Khu di tích 1995 - 2002 2003 - 2005 2006 - 2008 2009 - 2013 1 Di tích thiên nhiên 41 44 109 112 2 Di tích văn hóa 25 28 57 60 3 Di tích lịch sử 29 31 40 40 Tổng số 95 103 206 212 Nguồn: Sở du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc.

Hiện nay ở Chăm Pa Sắc có 212 di tích được nhà nước xếp hạng trong đó có

112 thắng cảnh, 40 di tích lịch sửvà 60 di tích văn hóa, số lượng các di tích trên được phân bố 4 khu vực như sau:

Bảng 2.2: Khu di tích thiên nhiên, văn hóa và lịch sửtrên địa bàn tỉnh

Chăm Pa Sắc Stt Khu du lịch Tổn g số Chia ra Thiên nhiên Văn hóa Lịch sử

1 UKhu vực 1U gồm: TP Pak Sê, huyện Ba Chiờng Cha

Lơn Súc, huyện Xa Na Sổm Bun và huyện Phôn Thong 68 33 28 7 2 UKhu vực 2U gồm: huyện Chăm Pa Sắc, huyện Pa Thum

Phon, huyện Su Khu Ma và huyện Mun La Pa Mộk 60 32 10 18

3 UKhu vực 3:U huyện Khổng 25 8 11 6

4 UKhu vực 4:U huyện Pak Song 59 39 11 9

Cộng 212 112 60 40

Nguồn: Sở du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc.

Ngoài các di tích được Nhà nước xếp hạng còn một số di tích văn hóa lịch sử,

thiên nhiên đang được khảo cứu thiết lập hồ sơ khoa học đề nghị Nhà nước công nhận. Nhìn chung, về mặt số lượng, các di tích của tỉnh chưa nhiều nhưng khá đa dạng, trong đó có một số di tích có khả năng thu hút mạnh các đối tượng khách du lịch nội địa và một số khách du lịch quốc tế

đặc biệt là khách du lịch quốc tế như: đền Úp Mông, thạt Nang Ing, phu Asa, phu Khỏng,...

2.1.3.4. Các làng nghề

Các làng nghề truyền thống tại các địa phương, các làng dân tộc cao nguyên miền núi và vùng ven sông Me Kong là tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng và có sức hớp dẫn lớn đối với du khách. Nghề truyền thống với các sản phẩm độc đáo không chỉ thể hiện tài khéo léo của nhân dân lao độngmà còn thể hiện tư duy triết học và tâm tư tình cảm của con người. Trải qua quá rình phát triển, trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc có một số nghề, làng nghề truyền thống tiêu biểu như:

- Đàn lát, mây tre (huyện Pa Thum Phon) - Dệt thổ cẩm (huyện Xa Na Sôm Bun) - Chếtác đá (huyện Pakse)

- Trồng chôm chôm, sầu riêng (huyện Ba Chiêng) - Trồng , tre, rau sạch … (huyện Pak Song) và v.v…

Trong các ngành nghề kể trên, một số ngành nghề có trên 100 năm như sản xuất dệt vải, mây tre đan, chế biến gỗ, chế tác đá,… Những ngành nghề truyền thống Chăm Pa Sắc mang đậm nét văn hóa của các địa phương trong tỉnh, đã được hình thành và phát triển qua nhiều thế hệ. Xét về giá trị của các làng nghề trong việc gắn kết, phối hợp phát triển du lịch, một số làng nghề bao gồm gốm mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, gỗ mỹ nghệ, chế tác đá có nhiều lợi thế. Chăm Pa Sắc và những vùng phụ cận còn là nơi bảo tồn được nhiều nghề thủ công truyền thống khác như: cấy lúa nước, trồng rau màu, trồng hoa, chăn nuôi gia súc, gia cầm và các nghề thủ công mỹ nghệ. Có thể nói các huyện ngoại thành không những là nơi cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu của nhân dân trong tỉnh mà còn có thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch về những hàng hoá có chất lượng, thẩm mỹ cao.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở CHĂM PASẮC

Hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắcđược xem xét dưới nhiều giác độ, trong đó đặc biệt là các dịch vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng, lữ hành, dịch vụ bổ sung, dịch vụ vận chuyển khách, dịch vụ mua sắm...

2.2.1. Thực trạng hệ thống dịch vụ du lịch ở Chăm Pa Sắc

2.2.1.1. Hệ thống các khách sạn

Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch Chăm Pa Sắc, hệ thống các cơ sở lưu trú trên địa bàn từ năm 2006 đến cuối năm 2010 cơ sở lưu trú để khai thác tiềm năng du

lịch, tạo ra các sản phẩm dịch vụ và hàng hóa cung cấp và làm thỏa mãn nhu cầu của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch tỉnh champasak (Trang 45)