Tiêu chí và vai trò của việc phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn ở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch tỉnh champasak (Trang 27)

NGÀNHKINHTẾMŨINHỌN

Có thể hiểu ngành kinh tế mũi nhọn là một trong những ngành kinh tế quan trọng bậc nhất trong chiến lược phát triển kinh tế quốc dân, của một đất nước, trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Đó là những ngành kinh tế có tiềm năng tăng trưởng cao, có thị trường rộng, tạo được nguồn tích lũy lớn và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo với việc phát triển yếu tố con người.

1.2.1. Tiêu chí để xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn

Xác định ngành mũi nhọn là quá trình phân tích, đánh giá những thuận lợi của những ngành trong điều kiện hiện tại và triển vọng trong trung hạn cũng như dài hạn, xem xét vai trò hiện nay và tương lai của ngành đó trong toàn bộ quá trình phát triển kinh tế, trên cơ sở đó chọn ra những ngành có cơ hội tốt nhất để phát triển trong tương lai và đềra các chính sách đảm bảo những nguồn lực khan hiếm và nguồn lực lao động của đất nước.

Về nguyên tắc trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hiệu quả luôn luôn là tiêu chuẩn cơ bản nhất để lựa chọn ngành mũi nhọn. Việc xa rời nguyên tắc này, đồng nghĩa với việc phủ nhận trên thực tế vai trò điều tiết của cơ chế thị trường, đặc biệt là vai trò phân bổ các nguồn lực. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần hiểu khái niệm hiệu quả thế nào cho phù hợp. Tương quan giữa hiệu quả kinh tế thuần túy và hiệu quả kinh tế -

xã hội trong đó là như thế nào? Có ba điểm đáng lưu ý:

71T

Thứ nhất, h71Tiệu quả phải được xét trên quan điểm dài hạn và được coi là tiêu chuẩn chủ đạo, điều đó cũng không có nghĩa là bỏ qua những lợi ích ngắn hạn. Song, khi theo đuổi mục tiêu tăng trưởng cao, lâu bền như là mục tiêu hàng đầu, thì việc ưu tiên bất cứ ngành nào trong giai đoạn đầu trước hết cũng phải nhằm mục đích tạo dựng cơ sở tăng trưởng vững chắc cho toàn bộ nền kinh tế ở giai đoạn sau, hướng tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế và trình độ khoa học - công nghệ của đất nước.

Thứ hai, để đảm bảo sự phát triển bền vững theo một mô hình tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội bền vững, rõ ràng không chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế thuần túy (được đo bằng lợi nhuận hay hiệu suất vốn đầutư). Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội như: mức độ tạo công ăn việc làm, phân phối lợi ích do tăng trưởng kinh tế mang lại cho các tầng lớp dân cư khác nhau đặc biệt là cho nông dân, cũng cần được tính tới như những tiêu thức chủ yếu. Trên quan điểm dài hạn, không hề có sự đối lập hay loại trừ lẫn nhau giữa các tiêu chuẩn loại này với nhau. Kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế tăng trưởng cao ở châu Á cho thấy, hai yếu tố này về cơ bản là có tác động cùng chiều, thúc đẩy lẫn nhau. Ở cấp độ cao hơn, còn có thể nói rằng hiệu quả kinh tế, lợi ích tăng trưởng kinh tế chỉ có thể đạt mức tối đa khi nó gắn liền với sự đảm bảo một hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Thứ ba, những ngành được lựa chọn ưu tiên phát triển, cần phải là ngành có hệ số tác động cao đến sự phát triển trong tương lai đối với nhiều nhiều ngành khác. Nói cách khác đi, một mức tăng trưởng cao của ngành được ưu tiên sẽ phải kéo theo sự tăng trưởng của nhiều ngành có liên quan không nằm trong diện ưu tiên. Phạm vi các ngành chịu sự tác động bị "lôi kéo tăng trưởng" và mức độ tác động đến tốc độ tăng trưởng của ngành "bị kéo" này từ sự phát triển của một ngành nào đó tạo nên hiệu quả phát triển toàn bộ của nó. Đây được coi là tiêu chuẩn chung, bắt buộc để lựa chọn ngành mũi nhọn.

Xuấtphát từ vấn đề này, câu hỏi cụ thể hơn cần được trả lời là: những tiêu thức chính, để xác định ngành mũi nhọn là gì? Đó là ngành mà:

- Đóng góp cao vào GDP, là ngành tạo ra đòn bẩy thúc đẩy các ngành khác, ngành có khả năng tích lũy cao.

- Có tác động thúc đẩy các ngành khác, tạo đà cho tăng trưởng chung, tạo sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực.

- Có điều kiện sử dụng nguyên liệu trong nước.

- Tận dụng được lao động hiện có, thúc đẩy lao động kỹ thuật.

- Có thị trường rộng lớn ở trong nước và nước ngoài.

Các tiêu chí trên có quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau (chế định lẫn nhau), tất cả chúng đều hướng tới mục tiêu dài hạn của nền kinh tế: tăng trưởng nhanh với hiệu quả sử dụng vốn cao, tăng nguồn thu nhập ngoại tệ (được coi là nguồn lực quan trọng nhất hiện nay), tạo nhiều công ăn việc làm, theo định hướng tăng trưởng đã được lựa chọn (định hướng tăng trưởng xuất khẩu).

Trong nền kinh tế mở, các ngành kinh tế mũi nhọn đều phải đặt vào cạnh tranh quốc tế hay khu vực, đều phải tự mình có sức cạnh tranhđể tồn tại. Điều này đòi hỏi tất cả các ngành kinh tế mũi nhọn phải có biện pháp nhằm thay thế nhập khẩu, cũng như phải có công nghệ thích ứng với các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực.

- Ngành kinh tế mũi nhọn thường là những ngành "mặt trời mọc". Đó là những

ngành tiên tiến về kỹ thuật sản xuất, có hàm lượng trí tuệ cao, đang từng bước có những đóng góp lợi nhuận lớn, giữ vai trò quan trọng cho quốc gia trong tương lai.

1.2.2. Vai trò của việc phát triển du lịch thành ngành kinhtế mũi nhọn

Như đã đề cập ở trên, sự lựa chọn các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia đã giúp các nước cần thiết phải chỉ ra ngành kinh tế mũi nhọn. Nhưng khi đã xác định và tạo điều kiện cho ngành kinh tế mũi nhọn phát triển, thì ngành kinh tế mũi nhọn lại có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quốc gia đó trên các mặt sau:

Thứ nhất,thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quốc gia. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình phát triển của các ngành kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi mối tương quan giữa chúng so với một thời điểm

trước đó. Nếu cơ cấu kinh tế hướng vào mục đích cần đạt được của nền kinh tế thì đầu tư chính là phương tiện để đảm bảo cho cơ cấu đó được hình thành hợp lý theo mục đích hướng tới của nó. Tỷ trọng vốn đầu tư cho các ngành khác nhau, sẽ mang lại những hiệu quả khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu ngành và ảnh hưởng chung đến toàn bộ nền kinh tế. Lý thuyết phát triển ngành không cân đối hay cực tăng trưởng cho rằng, đầu tư phải được phân bổ cho một số lượng hạn chế cực phát triển để tạo ra khả năng lôi kéo đối với các ngành khác. Trên thực tế, không thể và không nhất thiết phải đảm bảo tăng trưởng bền vững bằng cách duy trì cơ cấu cân đối của liên ngành và liên vùng.

Việc tăng trưởng và phát triển với một cơ cấu kinh tế không cân đối sẽ hạn chế sự kích thích đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất. Những dự án đầu tư vào một số lĩnh vực thì áp lực đầu tư xuất hiện do cầu lớn hơn cung, đầu tư được lôi kéo theo cấp số nhân. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn của thời kỳ công nghiệp hóa, vai trò cực tăng trưởng của các ngành trong nền kinh tế là không giống nhau. Cần tập trung những nguồn lực khan hiếm cho một sốlĩnh vực trong những giai đoạn nhất định. Đồng thời,

ởcác nước đang phát triển rất thiếu vốn, công nghệ, lao động có kỹ thuật và thịtrường

nên không đủ điều kiện để cùng một lúc phát triển đồng bộ tất cả các ngành hiện đại. Phát triển cơ cấu kinh tếkhông cân đối, lựa chọn cực tăng trưởng là bắt buộc và phù hợp trong điều kiện đó.

Sự thành công củacác nước công nghiệp Đông Á đã thừa nhận sự hợp lý của lý thuyết này, với mô hình phát triển mở cửa, hướng ngoại và càng trở nên quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành khi mỗi quốc gia đang phát triển thực hiện những cuộc bứt phá thông qua việc lựa chọn và phát triển ngành trọng điểm, ngành mũi nhọn.

71T

Thứ hai,71Tthúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của ngành, địa phương. Trong thể thống nhất của cơ cấu kinh tế quốc dân, sự phát triển của ngành kinh tế này là nhân tố thúc đẩy ngành kinh tế khác cùng phát triển. Tuy cùng nằm trong một cơ cấu kinh tế chung, một số ngành kinh tế có những lợi thế riêng, trong quá trình phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và khi đó nó tác động đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác.

71T

Thứ ba,71T giải quyết việc làm cho xã hội, tạo nguồn vốn tích lũy cao cho quốc gia. Các nước NICs và các nước trong vùng Đông Nam Á đã khôn ngoan biết rằng vốn liếng có giá trị nhất của họ chính là nguồn lao động nên đã tìm cách khai thác triệt để lợi thế này và nghiên cứu chỗ trống "thị trường ngách" trong nhu cầu của thị trường quốc tế, quyết định sử dụng lao động để sản xuất các sản phẩm nhỏ cần ít vốn đầu tư, nhưng khả năng tiêu thụ trên thị trường thế giới lại rất lớn. Họ nắm bắt được nhu cầu thị trường, nên chỉ tập trung sản xuất "cái nhỏ" lại xuất khẩu được khối lượng hàng hóa lớn. Các quốc gia, lãnh thổ này đã biến những ngành công nghiệp đã "xế chiều" của các nước đã phát triển thành "rạng rỡ bình minh" cho quá trình công nghiệp hóa của mình. Họ không tham cái lớn khi còn ở ngoài "tầm tay". Nhờ có sự lựa chọn ngành kinh tế có lợi thế làm mũi nhọn, các nước NICS và các nước trong khu vực Đông Nam Á không những phát triển được thành ngành kinh tế hướng xuất khẩu mà còn nhanh chóng vào được thị trường quốc tế, giảm được tỷ lệ thất nghiệp.

Thứ tư, góp phần vào phát triển văn hóa - xã hội của quốc gia. Kinh tế cũng như văn hóa muốn phát triển, cần phải có sự giao lưu giữa các vùng trong nước, giữa các dân tộc trong khu vực và trên thế giới. Đối với một quốc gia, ngoài đời sống kinh tế còn có đời sống văn hóa. Các mặt đó lại gắn bó với nhau tạo thành một chỉnh thể trong hoạt động đời sống của con người. Do vậy, việc mở rộng thị trường, phát triển giao thông giữa các vùng trong nước, hoạt động kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia..., chẳng những là điều kiện quan trọng để phát triển ngành kinh tế mũi nhọn mà còn tác động không nhỏ đến việc phát triển văn hóa của một quốc gia. Nhất là khi nền kinh tế mũi nhọn đã thể hiện đầy đủ các ưu thế như tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nguồn tích lũy lớn, đời sống của nhân dân được cải thiện thì tác động của nó tới sự phát triển văn hóa của một dân tộc còn lớn hơn nhiều, điều kiện giữ gìn môi trường xã hội và nền văn hóa dân tộc trở nên vững chắc.

Thứ năm,tạo cơ sở ổn định của một quốc gia. Trong một nước, kinh tế và chính trị thường gắn bó chặt chẽ với nhau, kinh tế đóng vai trò cơ sở còn chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế. Do vậy, việc ổn định cơ bản và lâu dài về chính trị của một quốc gia suy cho cùng là do cơ sở kinh tếquyết định. Trong cơ sở kinh tế đó thì vai trò tích cực nhất, hiệu quả kinh tế to lớn nhất do các ngành kinh tế mang lại.

1.2.3. Tiêu chuẩn để đánh giá du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn

Ngành du lịch chỉ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khi phải được quốc gia đó lựa chọn làm chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và có đủ các điều kiện cần thiết khác như: nguồn lực tự nhiên, nguồn lực nhân văn, nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, cơ sở hạ tầng, các cơ hội, nguồn lực bên ngoài... Để xác định ngành du lịch có phải là ngành mũi nhọn của một quốc gia, một địa phương cần làm rõ một số nội dung sau đây:

71T

Thứ nhất,71Tphân tích sự đóng góp của ngành du lịch vào GDP. Trên giác độ kinh tế, người ta xếp du lịch là ngành dịch vụ rất được coi trọng ở các nước công nghiệp phát triển và đã đóng góp một .tỷ trọng rất lớn vào GDP của quốc gia. Chẳng hạn như: ở các nước (ASEAN) du lịch chiếm tỷ lệ trong GDP như sau: Philipines 8 -10%; Malaysia 12%; Thái Lan 16% và Singapore 20%. Ngoài ra, cần tính cả những thu nhập khác của xã hội và các ngành dịch vụ khác do hoạt động du lịch mang lại. Có rất nhiều ngành tạo nguồn thu từ du lịch, theo cách tiếp cận từ phía khách du lịch có thể nêu ra một số nhóm ngành sau:

- Từ tài nguyên du lịch: Đó là các phí và lệ phí khác phải trả khi vào nước ta du lịch (phí thị thực, phí sân bay, phí bến cảng, lệ phí vào thăm quan các di tích, các danh lam thắng cảnh,...).

- Từ các ngành dịch vụ vận chuyển: (hàng không, đường sắt, đường biển, đường bộ), hàng hóa bán cho khách, các dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm,... Phục vụ khách du lịch.

- Từ các dịch vụ cơ bản phục vụ khách du lịch: (dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ thể thao, dịch vụ đưa đón, dịch vụ hướng dẫn

tham quan,...)

71T

Thứ hai,71Tmức độ tác động của ngành du lịch đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nền kinh tế. Phát triển du lịch tạo ra một thị trường tiêu thụ rộng lớn cho cả công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, không chỉ là thị trường tiêu thụ nội địa mà cả thị trường xuất khẩu tại chỗ. Đây chính là động lực và chất xúc tác để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân. Đồng thời, phải tính toán được những chỉ tiêu về định lượng, sự đóng

góp của hoạt động du lịch đối với từng khu vực và đối với từng ngành cụ thể.

71T

Thứ ba,71Tkhả năng tạo ra việc làm của ngành du lịch, giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của quốc gia. Theo quy luật chung, đối với mỗi quốc gia khi thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thì lực lượng lao động khu vực dịch vụ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút lực lượng lao động của xã hội.

Hoạt động du lịch thu hút nhiều lao động trong xã hội, kể cả trực tiếp phục vụ và gián tiếp phục vụ, vì nó phải sử dụng con người để phục vụ con người chứ không thể cơ giới hóa hay tự động hóa trong quá trình phục vụ được. Theo tính toán của các nhà kinh tế, năm 1995 ngành du lịch của thế giới đã sử dụng 118 triệu lao động trực tiếp, 295 lao động gián tiếp để phục vụ 563,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Vì vậy, để tính chỉ tiêu này, chúng ta hoàn toàn có thể tính toán được thông qua các khách du lịch hàng năm của của các quốc gia.

71T

Thứ tư,71Tảnh hưởng của ngành du lịch tới sự phát triển kinh tế của các vùng khó khăn và thực hiện xóa đói giảm nghèo. Do những điều kiện khách quan, chủ quan về phát triển du lịch, đồng thời kéo theo nhu cầu thị hiếu của con người về nhu cầu du lịch, các nước đã tập trung phát triển du lịch ở những vùng hoặc địa phương có khó

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch tỉnh champasak (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)