CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.3.4. Biến chứng muộn của ghépTBG tự thân.
Trong nhóm ghép tự thân, tỷ lệ tổn thương mắt sau ghép là 13,8%, chủ yếu biểu hiện nhìn mờ và khô mắt, có 1 BN bị đục tủy tinh thể. Biến chứng mắt là biến chứng hay gặp với ghép tủy có sử dụng tia xạ hoặc corticoid. Theo nghiên cứu của Johnson DW lại cho thấy tỷ lệ biến chứng mắt xảy ra khoảng 7% sau ghép tự thân liên quan tới độc tính thuốc trong phác đồ điều kiện hóa [80]. Trong nhóm nghiên cứu này, tỷ lệ tổn thương mắt cao hơn, do đa số BN đều được điều trị corticoid duy trì hàng tháng, ngoài ra tuổi nhóm trung bình của ghép tự thân khá cao cũng là yếu tố nguy cơ bị tổn thương mắt. Kết quả bảng 3.18 cho thấy, tỷ lệ giảm hormone sinh dục khá cao, chiếm 68,9%, chủ yếu gặp ở giới nữ đều biểu hiện mất kinh nguyệt và giảm estrogen (100%); ở nam giới gặp tỷ lệ thấp rối loạn hormon sinh dục, chỉ biểu hiện tăng FSH (70%), còn testosteron trong giới hạn bình thường. Tỷ lệ rối loạn hormone tuyến giáp gặp ở 4 bệnh nhân, chiếm 13,8% trong đó có 2 bệnh nhân giảm TSH, 2 bệnh nhân giảm T3. Kết quả của nghiên cứu khác kết quả của tác giả Libuse Tauchmanovà (2005), tỷ lệ suy tuyến sinh dục sau ghép tự thân khoảng trên 90%, tỷ lệ suy tuyến giáp là 12% trong đó tác giả đánh giá thay đổi hormon sau 3 tháng thấy, có 93% nữ giới bị suy buồng trứng, 85% nam giới tăng FSH và 37% nam giới giảm testosteron, tỷ lệ tăng hormon tuyến giáp là 16%; sau 1 năm tác giả thấy, tỷ lệ nam giới giảm testostosteron chỉ còn 4% và 10% phụ nữ cải thiện chức năng sinh dục bằng biểu hiện có
chu kỳ kinh nguyệt và etrogen bình thường [79]. Sở dĩ có sự khác biệt trong nghiên cứu này là do tuổi trung bình nghiên cứu cao, trung bình 48 tuổi, là độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh; ngoài ra thời gian theo dõi cũng như số lượng BN nghiên cứu còn ít.
Chưa có bệnh nhân nào bị nhiễm trùng hay ung thư thứ phát sau ghép tự thân. Theo các nghiên cứu tỷ lệ rối loạn sinh tủy hay lơxêmi cấp thứ phát xảy ra khoảng 5-15% sau ghép tự thân từ 2 đến 5 năm [68]. Thời gian theo dõi bệnh nhân các BN ghép TBG tự thân trong nghiên cứu này còn ngắn nên chưa phát hiện BN nào bị ung thư thứ phát.
KẾT LUẬN
1. Biến chứng của ghép TBG đồng loại
Nhờ phác đồ điều trị trước ghép và phác đồ điều kiện hóa hiện nay, không xảy ra các biến chứng sớm và nặng như VOD, chảy máu phế nang lan tỏa..Có 2 BN có hội chứng mọc mảnh ghép và đều đáp ứng với điều trị corticoid. Nhiễm trùng thường xảy ra trong giai đoạn giảm BCH và đa số không tìm được nguyên nhân. Có 2 BN (8,3%) nhiễm CMV tái hoạt động .
GvHD là biến chứng chính của ghép đồng loại. GvHD cấp chiếm tỷ lệ cao (58,3%) với tổn thương chủ yếu ở da trong đó GvHD cấp độ I (50%), độ III-IV là 2BN (8,3%). Các BN mức độ nhẹ, đáp ứng điều trị corticoid; 2 BN mức độ nặng kháng corticoid, sau đó đã tử vong. GvHD mạn mức độ giới hạn gặp ở 2 BN (8,3%), cả 2 BN này đều đáp ứng tốt với điều trị CSA + corticoid.
Thải ghép chiếm 12,5% xảy ra chủ yếu ở BN STX phụ thuộc truyền máu; tái phát bệnh (8,3%) ở BN lơxêmi nhóm nguy cơ cao. Tử vong là 20,8% xảy ra chủ yếu ở nhóm GvHD cấp.
Biến chứng muộn chủ yếu là giảm hormon sinh dục (73,7%).
2. Biến chứng của ghép TBG tự thân
Biến chứng chủ yếu liên quan tới độc tính hóa chất trong phác đồ điều kiện hóa và biến chứngtái phát bệnh.
Hầu hết các BN trong nghiên cứu đều có sốt giảm BCH trong giai đoạn suy tủy nhưng do thời gian mọc mảnh ghép ngắn, và việc sử dụng kháng sinh phổ rộng sớm khi có chỉ định nên nhiễm trùng này thường không có biến chứng nặng
Tỷ lệ tái phát bệnh cao là 34,3% do ghép TBG lấy từ chính BN bị bệnh. Tử vong sau ghép là 17,1% đều xảy ra ở nhóm tái phát bệnh.
Biến chứngmuộn hay gặp là giảm hormone sinh dục cao (68,9%), giảm hormone tuyến giáp (13,8%). Chưa có BN nào bị ung thư thứ phát.
Ghép TBG tạo máu là phương pháp điều trị triệt để nhất, là cơ hội duy nhất giúp cho BN bị bệnh máu ác tính, bệnh máu mạn tính và bệnh lý di truyền bẩm sinh về máu có thể khỏi bệnh và có cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình ghép TBG tạo máu có thể gặp rất nhiều biến chứng có thể làm bệnh nhân tử vong. Vì vậy:
1. Với ghép TBG đồng loại thường xảy ra nhiều biến chứng nặng nên cần nhận thức rõ về các nguy cơ gây biến chứng xảy ra trong và sau ghép để có những biện pháp dự phòng và điều trị kịp thời các biến chứng. 2. Ghép TBG tự thân cần lựa chọn những BN đạt lui bệnh hoàn toàn trước