Đặc điểm nhóm bệnh chỉ định ghép

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu biến chứng của ghép tế bào gốc tạo máu trongđiều trị một số bệnh máu tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Trang 53 - 55)

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1.3. Đặc điểm nhóm bệnh chỉ định ghép

Trong nghiên cứu này, ghép TBG đồng loại chủ yếu thực hiện ở nhóm BN bị bệnh máu ác tính, chiếm 66,6%, trong đó: gặp nhiều nhất là nhóm BN lơxêmi cấp (33,3%), tiếp đó là lơxêmi kinh dòng hạt (20,8%), thấp nhất là RLST (12,5%). Nhóm BN bệnh máu không ác tính chiếm 33,4%, trong đó STX (29,2%), đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm (4,2%). Kết quả này không khác biệt so với một số nghiên cứu trong và ngoài nước: tác giả Nguyễn Tấn Bỉnh và cs (2013) nghiên cứu trên 56 BN ghép TBG tạo máu đồng loại, tỷ lệ BN bị bệnh máu ác tính chiếm 83,9%, nhóm BN bệnh máu không ác tính

chiếm 16,1% [21]. Theo nghiên cứu của Passweg JR và cs (2010), ghép TBG đồng loại chỉ định nhiều nhất cho nhóm BN bị bệnh máu ác tính, chiếm 70% [29]. Tác giả Xiao-Jun Huang (2011), cũng ghép TBG đồng loại cho 86% BN bệnh máu ác tính [30].

Trong nghiên cứu này, nhóm ghép TBG tự thân, chỉ định ghép chủ yếu cho nhóm BN đa u tủy xương, chiếm 85,7%; nhóm bệnh u lympho không Hodgkin chiếm tỷ lệ thấp (14,3%). Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài như Passweg JR và cs (2010), ghép TBG tự thân chỉ định cho nhóm bệnh rối loạn dòng plasmo, chiếm 44% ; bệnh u lympho không Hodgkin chiếm 31%[29]. Nghiên cứu của Horowitz MM (2004), ghép tự thân cho bệnh đa u tủy xương chiếm 54,4%; bệnh u lympho không Hodgkin chiếm 25,5% [31]. Có sự khác biệt này do chỉ định ghép TBG tự thân tại Viện Huyết học chưa được rộng rãi, chỉ tập trung vào ghép cho hai nhóm bệnh là đa u tủy xương và u lympho không Hodgkin.

4.1.4. Thời gian từ khi chẩn đoán bệnh đến ghép TBG

Kết quả bảng 3.4 cho thấy, thời gian từ khi chẩn đoán bệnh đến ghép TBG đồng loại trung bình là 12,29 tháng (2 - 72 tháng). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích khi ghép đồng loại sớm cho BN: BCTT hồi phục sớm, giảm tỷ lệ thất bại mọc mảnh ghép, giảm nguy cơ tái phát, giảm nguy cơ chuyển thành những bệnh lý rối loạn huyết học thứ phát, và đem lại hiệu quả ghép cao. Mặt khác, ghép sớm sẽ giảm tần xuất truyền máu nhiều lần sẽ tránh được vấn đề thải ghép, tránh được các bệnh lây qua đường truyền máu. Như vậy, ghép sớm sẽ giảm tổng chi phí về kinh phí điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho BN. Theo nghiên cứu của Niederwieser D (2008) cho thấy BN lơxêmi kinh dòng BCH ghép trên 12 tháng nguy cơ tử vong cao hơn, thời gian sống toàn bộ thấp hơn ghép dưới 12 tháng. Nghiên cứu Ades trên bệnh suy tủy xương khoảng thời gian trên một năm từ khi chẩn đoán bệnh đến ghép là

yếu tố ảnh hưởng xấu đến hiệu quả ghép. Nghiên cứu của Yu ZP và cs trên 82 BN bị bệnh máu ác tính thấy thời gian từ chẩn đoán bệnh tới khi ghép dài sẽ làm tăng nguy cơ tái phát bệnh [32], [33], [34].

Thời gian từ khi chẩn đoán bệnh đến ghép TBG tự thân trung bình là 10,47 tháng (2 - 60 tháng). Thời gian từ lúc chẩn đoán bệnh đến khi ghép TBG tự thân cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả sau ghép. Theo nhiều nghiên cứu nên tiến hành ghép tự thân sớm với bệnh đa u tủy xương, trong vòng 12 tháng sau khi chẩn đoán bệnh để đạt hiệu quả cao nhất do thể trạng BN vẫn tốt và mức đáp ứng bệnh còn duy trì ổn định, việc huy động TBG không bị ảnh hưởng do điều trị trước ghép. Theo nghiên cứu của Kumar và cs (2013) ghép tự thân bệnh đa u tủy xương chẩn đoán trên 12 tháng làm tăng nguy cơ tái phát bệnh [35].

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu biến chứng của ghép tế bào gốc tạo máu trongđiều trị một số bệnh máu tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w