Một số nét chung về Huyện Đại Lộc

Một phần của tài liệu luận văn chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện đại lộc đến năm 2020 (Trang 32 - 35)

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Đại Lộc

(Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Đại Lộc)

Đại Lộc có lịch sử khá lâu đời. Danh xƣng Đại Lộc (có nghĩa là chân núi lớn) xuất hiện vào năm 1899 khi nhà Nguyễn có sắc lệnh thành lập huyện Đại Lộc, nhƣng vùng đất này đã có tên trên bản đồ nƣớc Đại Việt từ năm 1306 khi vua Trần Anh Tông lập ra Hóa Châu. Trải qua bao biến động của lịch sử, địa giới hành chính có nhiều thay đổi nhƣng tên gọi Đại Lộc luôn đƣợc lƣu giữ cùng với bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa và quá trình phát triển không ngừng của vùng đất này.

26

Là một huyện trung du nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Nam, Đại Lộc có tổng diện tích tự nhiên 587,085 km2, dân số trung bình (năm 2013) là 149.315 ngƣời, bao gồm 17 xã và 1 thị trấn, đƣợc chia thành 3 vùng:

- Vùng A: gồm 5 xã: Đại Sơn, Đại Lãnh, Đại Hồng, Đại Đồng, Đại Hƣng. - Vùng B: gồm 7 xã: Đại Minh, Đại Phong, Đại Cƣờng, Đại Tân, Đại Chánh, Đại Thạnh và Đại Thắng.

- Vùng C: gồm 5 xã: Đại Nghĩa, Đại Hiệp, Đại Hoà, Đại An, Đại Quang và thị trấn Ái Nghĩa.

Trong đó có 9 xã miền núi, gồm 5 xã vùng A: Đại Sơn, Đại Lãnh, Đại Hồng, Đại Hƣng, Đại Đồng; 3 xã vùng B: Đại Tân, Đại Chánh, Đại Thạnh và một xã vùng C là Đại Quang.

Đại Lộc vừa là một trong những cửa ngõ phía Bắc của Quảng Nam, giáp sát với thành phố Đà Nẵng, đô thị lớn nhất Miền Trung, một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nƣớc, vừa là hành lang kết nối Vùng Đông Quảng Nam phát triển năng động với các huyện Tây Bắc (Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang) tƣơng đối dồi dào tài nguyên, nguyên liệu thông qua Quốc lộ 14B, là tuyến giao thông huyết mạch nối từ cảng Đà Nẵng lên Quốc lộ 14D và đƣờng Hồ Chí Minh, một nhánh lên cửa khẩu Nam Giang, sau đó đi các tỉnh Nam Lào, nhánh còn lại đi cửa khẩu Bờ Y và các tỉnh Tây Nguyên. Xét rộng hơn, Đại Lộc nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, có nhiều tiềm năng để phát triển, nhất là phát triển công nghiệp với lợi thế từ vị trí địa lý, từ nguồn nguyên liệu đa dạng, lực lƣợng lao động trẻ. Do đó, Đại Lộc có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần hiện thực hóa định hƣớng đƣa Quảng Nam thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.

Dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền các cấp trên địa bàn huyện, sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của cán bộ và nhân dân trong huyện, sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ, đầu tƣ của Trung ƣơng, của Tỉnh, trong những

27

năm qua, huyện Đại Lộc đã phát huy cao truyền thống anh hùng cách mạng, ý chí tự lực tự cƣờng, đoàn kết thống nhất, cần cù sáng tạo, đã không ngừng nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao, vƣợt qua bao khó khăn, thách thức, đƣa sự nghiệp xây dựng, đổi mới huyện nhà đạt những thành tựu quan trọng.

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế luôn đƣợc duy trì ở mức khá, quy mô tăng trƣởng giá trị sản xuất liên tục tăng qua các năm, trong đó, lĩnh vực công nghiệp có sự chuyển dịch đáng kể, luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, tạo đƣợc nhiều bƣớc đột phá và luôn giữ vai trò là ngành kinh tế chủ lực của huyện. Mạng lƣới cụm công nghiệp tăng nhanh về quy mô và chất lƣợng, nhiều doanh nghiệp đầu tƣ, hoạt động ổn định và hiệu quả đã góp phần đƣa Đại Lộc nhanh chóng trở thành một trong những địa phƣơng có tiềm năng phát triển công nghiệp lớn của Tỉnh.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đạt kết quả bƣớc đầu khả quan. Từng bƣớc phá thế thuần nông, độc canh, đƣa nông nghiệp tiến dần lên sản xuất hàng hoá, hình thành đƣợc các vùng tập trung chuyên canh cây nguyên liệu phục vụ công nghiệp, sản xuất lƣơng thực, thực phẩm, vấn đề đầu ra sản phẩm ngày càng đƣợc cải thiện.

Kết cấu hạ tầng đƣợc đầu tƣ xây dựng khá đồng bộ. Một số công trình lớn trên địa bàn đƣợc đầu tƣ xây dựng và đƣa vào sử dụng nhƣ Quốc lộ 14B, cầu Hà Nha, Khu đô thị Nam tuyến đƣờng ĐT609, đƣờng nội thị Ái Nghĩa ... Hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, bƣu chính-viễn thông và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giáo dục, y tế, VHTT - TDTT, truyền thanh-phát lại truyền hình từng bƣớc đƣợc đầu tƣ đã góp phần làm thay đổi diện mạo và tạo thêm nhiều động lực phát triển mới cho Đại Lộc.

Đại Lộc, trong từng bƣớc phát triển đã chăm lo giải quyết các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, xóa đói giảm nghèo, đời sống nông dân và diện mạo nông thôn đã và đang có những thay

28

đổi căn bản. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở không ngừng đƣợc củng cố, kiện toàn, phát huy tốt vai trò và hiệu quả hoạt động.

Những thành tựu đã đạt đƣợc đã đƣa Đại Lộc trở thành một địa phƣơng phát triển tƣơng đối năng động, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của Tỉnh. Những thành tựu này không chỉ thể hiện sự đúng đắn của đƣờng lối đổi mới của Đảng, sự đầu tƣ có hiệu quả của Trung ƣơng, của Tỉnh mà còn khẳng định năng lực nội sinh rất lớn của huyện Đại Lộc.

Tuy nhiên, so với xu thế chung, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế: tiềm lực trong dân còn nghèo, nguồn thu ngân sách hạn hẹp, không có điều kiện tích lũy để tái sản xuất mở rộng; các nguồn đầu tƣ còn hạn chế nên chƣa khai thác, phát huy mạnh các tiềm năng, lợi thế của huyện; kết cấu hạ tầng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển; mức tăng trƣởng kinh tế chƣa cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; trình độ sản xuất còn thấp, quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ còn nhỏ lẻ, manh mún; các nguồn lực đầu tƣ cho lĩnh vực văn hoá-xã hội chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Bên cạnh đó, Đại Lộc là một huyện nằm trong vùng trọng điểm lũ của tỉnh, hằng năm phải gánh chịu thiệt hại và khắc phục hậu quả lũ lụt đã làm cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của phần lớn các địa phƣơng trong huyện gặp rất nhiều khó khăn và thách thức.

Một phần của tài liệu luận văn chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện đại lộc đến năm 2020 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)