Tiềm năng về tự nhiên

Một phần của tài liệu luận văn chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện đại lộc đến năm 2020 (Trang 58 - 66)

Vị trí địa lý: Hệ tọa độ địa lý đặt huyện Đại Lộc nằm gọn trong vòng nội chí tuyến, tại múi giờ thứ bảy. Với:

+ Điểm cực Bắc tại: 15053’ vĩ độ Bắc trên xã Đại Hiệp. + Điểm cực Nam: 15043’ vĩ độ Bắc trên xã Đại Thạnh. + Điểm cực Đông: 108047’ kinh độ Đông trên xã Đại Hòa. + Điểm cực Tây: 107058’ kinh độ Đông trên xã Đại Lãnh.

Nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam, Đại Lộc có vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc giao lƣu, phát triển: là vùng vành đai, cách Trung tâm thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Tây Nam, cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 70 km; nằm trên trục hành lang kinh tế Đông-Tây, nối các tỉnh Tây Nguyên, cửa khẩu Quốc tế Bờ Y-Kon Tum, Đắc Tà Oóc-Nam Giang về Đà Nẵng và các tỉnh duyên hải miền Trung.

Phía Bắc: giáp thành phố Đà Nẵng.

Phía Nam: giáp các huyện Duy Xuyên và Nông Sơn. Phía Đông: giáp huyện Điện Bàn.

Phía Tây: giáp các huyện Nam Giang và Đông Giang.

52

Thứ nhất, là cửa ngõ phía Bắc của Quảng Nam, giáp sát với thành phố Đà Nẵng vừa là đô thị lớn nhất Miền Trung, vừa là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nƣớc;

Thứ hai, là hành lang kết nối Vùng Đông Quảng Nam phát triển năng động với các huyện Tây Bắc (Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang) tƣơng đối dồi dào tài nguyên, nguyên liệu.

Các mối liên hệ ngoại vùng quan trọng như sau:

- Tuyến quốc lộ 14B là tuyến 7B trong mạng đƣờng ASEAN, từ Cảng biển Tiên Sa (Đà Nẵng) qua cửa khẩu Đắc Tà Oọc (huyện Nam Giang) nối vào quốc lộ 13 của Lào. Đây là tuyến giao thông quan trọng để phát triển các lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ, du lịch và công nghiệp.

- Từ Đại Lộc theo tuyến đƣờng thủy từ sông Vu Gia, Thu Bồn đi các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An. Đây là tuyến vận tải đƣờng sông phục vụ vận chuyển hàng hóa nông, lâm, khoáng sản từ miền núi về xuôi và là tuyến du lịch hấp dẫn.

Nhờ có mối liên hệ vùng nhƣ vậy huyện Đại Lộc có lợi thế so sánh rất lớn đề phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tƣ.

Về đặc điểm địa hình: Đại Lộc là một vùng trung du, trong đó địa hình đồi núi chiếm 70% diện tích tự nhiên, bị chia cắt bởi sông Thu Bồn và sông Vu Gia. Về phía Đông địa hình bằng phẳng dần. Độ chênh địa hình tƣơng đối lớn, nơi cao nhất 1.078m , nơi thấp nhất dƣới 10 m (vùng Đông). Địa hình thấp dần theo hƣớng từ Bắc xuống Nam, từ Tây - Tây Nam sang Đông - Đông Bắc. Độ dốc thay đổi, nhìn chung địa hình đƣợc chia thành ba dạng chính sau: Địa hình đồi núi: Chiếm 70% diện tích tự nhiên, phân bố ở phía Bắc, phía Tây và Tây Nam. Độ cao trung bình 600-700m, có nhiều đỉnh núi cao nhƣ đỉnh Đông Lâm cao 1.078m thuộc xã Đại Quang; đỉnh Bàn Cờ cao

53

1.031m thuộc xã Đại Sơn; đỉnh An Bằng cao 1.062 m thuộc xã Đại Đồng; độ dốc > 200 phía Bắc tạo thành hệ thống dòng chính chạy từ Tây sang Đông.

Địa hình đồi gò: Tập trung ở các xã Đại Thạnh, Đại Chánh, Đại Tân, Đại Hiệp. Địa hình dạng đồi bát úp độ dốc từ 10-15%, độ cao trung bình từ 50-100m.

Địa hình đồng bằng: Phân bố chủ yếu ở phía Đông và dọc theo hai bờ sông Vu Gia, địa hình phía Đông tƣơng đối bằng phẳng, phía Tây nhỏ hẹp chạy dọc thung lũng sông, địa hình này luôn đƣợc phù sa bồi đắp nên đất đai màu mỡ, rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung, đặc điển địa hình độ dốc ít, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và sản xuất lâm nghiệp.

Về khí hậu : Đại Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vùng Nam Hải Vân, nóng ẩm, mƣa nhiều và mƣa theo mùa, có nền nhiệt độ cao, nắng nhiều, ít chịu ảnh hƣởng của gió mùa đông.

Về thủy văn: Sông Thu Bồn cùng với sông Vu Gia, hợp lƣu tại Giao Thủy thuộc xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc tạo thành hệ thống sông lớn, trong đó:

Sông Thu Bồn: Là dòng chính của hệ thống sông cùng tên, bắt nguồn từ dãy Trƣờng Sơn chảy theo hƣớng Bắc qua các huyện Trà My, Phƣớc Sơn, Đại Lộc, Quế Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn đổ ra Cửa Đại, thành phố Hội An. Đoạn qua Đại Lộc từ Đại Thạnh đến Đại Hoà dài 12km, lòng sông rộng trung bình từ 100 - 250m, lƣu lƣợng bình quân 200m3/s, lƣu lƣợng nhỏ nhất 20- 25m3/s, lƣu lƣợnglớnnhất vào mùa lũ 18.250m3/s.

Sông Vu Gia: Là một trong hai sông hợp thành hệ thống sông Thu Bồn, là hợp lƣu của sông Cái, sông Côn và sông Bung, có lƣu vực 5.500 km2, tổng diện tích lƣu vực đến thị trấn Ái Nghĩa đạt 5,180km2 đoạn qua huyện Đại Lộc, chiều dài 35 km, lòng sông rộng từ 100 - 300 m, lƣu lƣợng bình quân 450 m3/s, lƣu lƣợng nhỏ nhất 40 - 45 m3/s, lớn nhất vào mùa lũ 27.000 m3/s. Đến

54

khu vực xã Đại Nghĩa và thị trấn Ái Nghĩa, sông đƣợc tách làm 2 nhánh: một nhánh nhập vào sông Thu Bồn, một nhánh chảy qua thị trấn Ái Nghĩa về huyện Điện Bàn.

Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn là nguồn cung cấp nƣớc phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng, hằng năm bồi đắp lƣợng phù sa lớn, nhƣng thƣờng gây ra lũ lụt và sạt lở đất. Đây còn là tuyến giao thông đƣờng thủy quan trọng với kết nối với các huyện Nam Giang, Quế Sơn, Điện Bàn và thành phố Hội An. Bên cạnh các sông lớn, trên địa bàn huyện còn có nhiều khe suối nhỏ từ các dãy núi đổ ra sông chính nhƣ: Suối Ba Khe, suối Mơ, khe Bò, khe Lim...

Về tài nguyên:

Tài nguyên đất: Nhìn chung, đất đai của huyện Đại Lộc chủ yếu là đất đỏ vàng, chiếm hơn 60% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Loại đất này nghèo dinh dƣỡng, thƣờng ở địa hình cao nên ít thích hợp để phát triển nông nghiệp. Hiện nay đa số diện tích đƣợc sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, nhƣng vẫn còn diện tích bỏ hoang chƣa sử dụng, cần có biện pháp, kế hoạch sử dụng diện tích này hợp lý nhằm hạn chế xói mòn, rửa trôi và thoái hóa đất.

Nhóm đất phù sa chiếm tỷ lệ 19,77% diện tích tự nhiên. Đây là loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đất đai có độ phù chủ yếu là đất phù sa đƣợc bồi đắp hằng năm cho phép huyện Đại Lộc phát triển mở rộng một ngành nông nghiệp đa dạng về cây trồng.

Theo số liệu niên gián thống kê huyện Đại Lộc 2013, cơ cấu đất đai trên địa bàn huyện năm 2013 nhƣ ở bảng 2.9.

Bảng 2.9: Cơ cấu đất đai huyện Đại Lộc năm 2013

LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH (ha) TỶ LỆ (%)

55

LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH (ha) TỶ LỆ (%)

A. ĐẤT NÔNG NGHIỆP 43.303,83 74

I. Đất sản xuất nông nghiệp 8.407,23

II. Đất lâm nghiệp 34.826,50

III. Đất nuôi trồng thuỷ sản 50,92

IV. Đất nông nghiệp khác 19,18

B. ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 9.772,75 17

I. Đất ở 2.351,32

II. Đất chuyên dùng 3.660,82

III. Đất tôn giáo tín ngƣỡng 21,10

IV. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 433,10

V. Đất sông, suối, mặt nƣớc chuyên dùng 3.257,30

VI. Đất phi nông nghiệp khác 49,11

C. ĐẤT CHƢA SỬ DỤNG 5.632,28 9

I. Đất bằng chƣa sử dụng 1.784,40

II. Đất đồi núi chƣa sử dụng 3.847,88

56 74% 17%

9%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Biểu đồ 2.8. Cơ cấu đất đai huyện Đại Lộc năm 2013

Tài nguyên nước: Nguồn nƣớc mặt trên địa bàn huyện khá dồi dào, 2 con sông lớn chảy qua địa phận huyện Đại Lộc là sông Thu Bồn với lƣu lƣợng bình quân 200m3/s, lƣu lƣợng nhỏ nhất 20-25m3/s, lƣu lƣợng lớn nhất vào mùa lũ 18.250m3/s và sông Vu Gia có lƣu lƣợng bình quân 450m3/s, lƣu lƣợng nhỏ nhất 40-45m3/s, lƣu lƣợng lớn nhất vào mùa lũ 27.000m3/s. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có trên 70 hồ đập lớn nhỏ là nguồn cung cấp nƣớc chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, trong đó có hồ Khe Tân với dung tích 46 triệu m3 nƣớc, cung cấp nƣớc tƣới cho hơn 1.500 ha đất các xã vùng B.

Tài nguyên rừng: Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa nên rừng của huyện Đại Lộc xanh tốt quanh năm, là nơi giao lƣu của nhiều luồng thực vật với nhiều chủng loại đặc trƣng nhƣ Gõ, Kiền Kiền, Chò, Dỗi, Xoan đào...

Theo số liệu thống kê 2013, diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 34.826,5 ha, chiếm 59,32% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện, trong đó đất rừng phòng hộ 15.695,02ha, đất rừng sản xuất 19.131,48ha.

Khoáng sản: Có thể kể đến các loại khoáng sản đặt trưng như:

Đá felspat có trữ lƣợng khoảng 2,1 triệu tấn ở các xã: Đại Hiệp, Đại Nghĩa, Đại Hồng, Đại Quang. Đá Granit có trữ lƣợng 4.000.000 m3... Đây là

57

nguồn nguyên liệu cho công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng của huyện, đáp ứng yêu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình xây dựng trong vùng và bên ngoài.

Nguồn nƣớc khoáng ở Đại Lộc đạt tiêu chuẩn về chất lƣợng có thể sản xuất nƣớc giải khát.

Than đá huyện Đại Lộc có 2 mỏ: Ngọc Kinh ở xã Đại Hồng và Sƣờn Giữa ở xã Đại Hƣng với trữ lƣợng khoảng 6 triệu tấn.

Ngoài ra còn có các mỏ mê-ca, cao lanh sét, cát, sỏi và các loại khoáng sản khác đang đƣợc thăm dò về trữ lƣợng.

Tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và có giá trị góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế của huyện nói riêng, Quảng Nam nói chung. Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đã đem lại cho ngƣời dân có thêm thu nhập, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nƣớc và thúc đẩy công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ phát triển. Nhƣng việc khai thác khoáng sản khó tránh khỏi tác động tiêu cực đến môi trƣờng. Do vậy, cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và tổ chức khai thác hợp lý để vừa đạt đƣợc hiệu quả cao trong phát triển KT-XH, vừa hạn chế tối đa việc gây tác hại đến môi trƣờng.

Tài nguyên cho du lịch:

Diện tích đất lâm nghiệp lớn, các dãy núi cao đƣợc nối liền với dãy Trƣờng Sơn, bao bọc tạo nên vòng cung từ Tây sang Bắc tạo ra nhiều nhánh sông, núi, hồ đập mát mẻ, yên tĩnh, thơ mộng hội đủ điều kiện để phát triển du lịch sinh thái.

Thắng cảnh Suối Mơ (Thôn An Định, xã Đại Đồng) nằm trên tuyến Quốc lộ 14B, cách trung tâm huyện 10 km về phía Tây. Suối có lòng khe rộng với chiều dài trên 1 km, nƣớc trong mát, chảy lƣợng theo bậc thang nhiều cấp qua các ghềnh đá và bể nƣớc tự nhiên, tạo nên khung cảnh rất nên thơ. Không

58

gian du lịch Suối Mơ có quy mô từ 20 - 150 ha với thắng cảnh đẹp tự nhiên, quanh khu vực có trại Lù, miếu Bà, chùa Cổ Lâm, dinh Bà chúa Ngọc đƣợc nhiều ngƣời biết đến, hằng năm có trên 2.000 lƣợt du khách trong và ngoài huyện đến thƣởng ngoạn, vui chơi và thăm viếng. Đây là thắng cảnh cần đƣợc đầu tƣ để tạo điểm nhấn phát triển du lịch sinh thái - tâm linh thông qua các hoạt động dã ngoại, nghỉ dƣỡng kết hợp với thăm viếng, tổ chức các hoạt động văn hóa tâm linh.

Khe Lim (Thôn Phước Lâm, xã Đại Hồng) nằm trên tuyến Quốc lộ 14B, cách trung tâm huyện 23 km về phía Tây, là thắng cảnh nổi tiếng đã đƣợc tỉnh công nhận từ năm 1997, nằm trong khu vực rừng nguyên sinh với 3 thác nƣớc rất cao với những dải nƣớc trắng xóa từ trên núi Bằng Am đổ xuống các ghềnh đá rồi uốn lƣợn thành dòng dài gần 2 km, tạo sức hấp dẫn lạ thƣờng. Khu vực Khe Lim có phong cảnh hữu tình, không khí trong lành, mát mẻ, có lợi thế để đầu tƣ phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng và vui chơi giải trí. Khe Lim là khu vực mới đƣợc khai thác phát triển du lịch trong những năm gần đây, hằng năm thu hút trên 2.000 lƣợt du khách đến tham quan, thƣởng ngoạn.

Đỉnh Bằng Am (thôn Phước Lâm và thôn Hòa Hữu, xã Đại Hồng)

Cách Khe Lim không xa là đỉnh Bằng Am. Đỉnh Bằng Am nằm trên dải núi Bằng Am - Bàn Cờ với độ cao 700 - 800 m so với mực nƣớc biển, đi bằng đƣờng tắt từ chân núi lên đến đỉnh khoảng 6 km. Đỉnh Bằng Am có mặt bằng rộng trên 300 ha, khí hậu quanh năm mát mẻ với nền nhiệt độ trung bình thấp hơn 8-100C so với khu vực đồng bằng. Đỉnh Bằng Am có dạng lòng chảo trảng bằng phẳng, có 4 dòng suối (suối Lim, suối Hóc, suối Am, suối Nƣớc đỏ) từ rừng nguyên sinh chảy xuống; có di tích Am Thông, nơi ngài Tùng Sơn xƣa kia từ quan ẩn tu đã trở thành huyền thoại, truyền thuyết mang đậm bản sắc văn hóa dân gian.

59

* Suối khoáng nóng Thái Sơn (xã Đại Hưng)nằm ở độ cao khoảng 200m so với mực nƣớc biển, khu suối khoáng nóng Thái Sơn có quy mô rộng khoảng 75 ha, cách trung tâm huyện khoảng 25 km về phía Tây Nam. Dòng suối chảy dài khoảng 900m, có nhiệt độ gần 600C là nơi nghỉ dƣỡng, giải trí, thƣ giãn lý tƣởng cho khu khách khi đặt chân đến Đại Lộc.

Ngoài những thắng cảnh kể trên, Đại Lộc còn nhiều thắng cảnh giàu tiềm năng có thể kể ra nhƣ: Suối mát Vũng Thùng (xã Đại Nghĩa), hồ Trà Cân (xã Đại Hiệp), Sông Cùng (xã Đại Lãnh), Khe Cổng (xã Đại Hồng), Suối Thơ (xã Đại Quang), Trại Lù (xã Đại Đồng), …

Với tiền năng lớn về du lịch, đây là chính là thế mạnh nhằm phát triển kinh tế du lịch cho địa phƣơng nhƣ : hình thành các tour, tuyến du lịch trên địa bàn huyện, kết nối đƣợc với các tour, tuyến du lịch với các vùng phụ cận nhƣ Đà Nẵng, Phố cổ Hội An, di sản văn quốc thế giới Mỹ Sơn - Duy Xuyên,...đƣa vào khai thác có hiệu quả, chất lƣợng sản phẩm du lịch đạt yêu cầu, phát triển du lịch nghỉ dƣỡng, mô hình du lịch làng quê, và du lịch làng nghề trên tuyến sông Thu Bồn - Vu Gia.

Một phần của tài liệu luận văn chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện đại lộc đến năm 2020 (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)