Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu luận văn chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện đại lộc đến năm 2020 (Trang 35)

2.1.2.1. Thực trạng phát triển Công nghiệp

Giá trị sản xuất của ngành Công nghiệp năm 2013 là 1.777 tỷ đồng tăng hơn 6 lần so với năm 2006, chiếm 55,48% trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn huyện và chiếm 81,92% trong giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng. Trong giai đoạn 2006-2013, tốc độ tăng giá trị sản xuất Công nghiệp tăng bình quân 29,60%.

29

Trong giai đoạn 2006-2013 thì ngành công nghiệp chế biến và chế tạo đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra giá trị sản xuất ngành công nghiệp, năm 2006 chiếm 85,19% đến năm 2013 chiếm 95,96%, tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 39,09%. Công nghiệp khai thác chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hƣớng giảm dần (năm 2006 chiếm 9,93% đến năm 2013 chiếm 4,10%), tốc độ tăng trƣởng rất chậm, bình quân hàng năm tăng 10,08%. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hƣớng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến là ngành có giá trị gia tăng cao hơn và ít sử dụng tài nguyên, ít gây ô nhiễm môi trƣờng hơn các ngành công nghiệp khai thác.

75% 80% 85% 90% 95% 100% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Công nghiệp khai thác Công nghiệp chế biến

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành công nghiệp

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các số liệu thống kê)

Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp thời gian qua theo hƣớng tích cực và nhanh, sự dịch chuyển giữa cơ cấu của ngành khai thác sang công nghiệp chế biến và sản xuất sau 8 năm đạt 11,22%, năm 2006 chiếm tỷ trọng 15,27% đến năm 2013 chỉ còn 4,05% trong cơ cấu nội bộ ngành.

Xét theo thành phần kinh tế thì kinh tế ngoài nhà nƣớc đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra giá trị sản xuất giai đoạn vừa qua, chiếm 67,25% vào năm 2013 tăng 15,55% so với năm 2006. Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong

30

những năm đầu giai đoạn thì giá trị sản xuất bằng 0 nhƣng từ năm 2007 đến này tốc độ tăng trung bình là 15,23%.

Sản xuất Công nghiệp của huyện những năm qua phát triển mạnh và đồng bộ theo 2 hƣớng: công nghiệp tập trung ở các cụm công nghiệp và công nghiệp phân tán, làng nghề ở các địa phƣơng có điều kiện.

Huyện đã tiến hành định vị qui hoạch 23 cụm công nghiệp vừa và nhỏ, với qui mô 656 ha, địa phƣơng đã triển khai thực hiện công tác quy hoạch chi tiết và đầu tƣ xây dựng hạ tầng đƣợc 14 cụm công nghiệp, tổng diện tích 290 ha, nên rất thuận lợi cho công tác thu hút đầu tƣ, phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đại Lộc.

Công tác quảng bá, kêu gọi đầu tƣ có hiệu quả, đến nay tổng giá trị đầu tƣ theo dự án tại các cụm công nghiệp cho đến nay là 32 dự án, tổng vốn đầu tƣ đăng ký 3.183 tỷ đồng; tổng số lao động đăng ký theo dự án 7.787 ngƣời. Trong đó, đã thực hiện đƣợc 29 dự án, với tổng vốn đầu tƣ thực hiện 2.370 tỷ đồng; tổng số lao động thực tế làm việc trong các cụm công nghiệp là 3.405 ngƣời.

Các lĩnh vực đầu tƣ chủ yếu là: sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến, may mặc và sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ.

Công nghiệp phân tán: Toàn huyện đã thu hút đƣợc 13 dự án đầu tƣ vào các địa bàn có điều kiện phù hợp, với tổng vốn đăng ký 100 tỉ đồng trên diện tích 41,7 ha. Đến cuối năm 2013 có 11 dự án đi vào sản xuất giải quyết việc làm cho gần 1.000 lao động có việc làm ổn định.

Năm 2013, toàn huyện có 80 đơn vị doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 13 hợp tác xã, 49 công ty trách nhiệm hữu hạn, 12 công ty cổ phần, 6 doanh nghiệp tƣ nhân. Ngoài ra trên địa bàn còn có 2.626 cơ sở cá thể hoạt động, trong đó công nghiệp 2003 cở sở, xây dựng 220 cở sở, vận tải 403 cở sở giải quyết việc làm cho 5.140 lao động

31

Bên cạnh phát triển công nghiệp huyện cũng chú trọng quan tâm lập dự án phục hồi và phát triển 6 làng nghề đƣợc tỉnh và Cục kinh tế nông thôn Bộ NN&PTNT phê duyệt đầu tƣ: Làng nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa (Đại Hoà, Đại Nghĩa); mây tre đan (Đại Quang); trống Lâm Yên (Đại Minh); hƣơng Phú Lộc (Đại An) và điêu khắc đá mỹ nghệ (Đại Tân). Tính đến cuối năm 2013 tổng vốn nhà nƣớc hổ trợ cho các làng nghề này lên đến hơn 6 tỷ đồng.

Nhìn chung Công nghiệp phát triển mạnh là ngành kinh tế chủ lực của huyện Đại Lộc và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn, nhƣng cũng có các điển yếu nhƣ chƣa có ngành công nghiệp chủ lực có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao, ngoài ra, còn tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái.

2.1.2.2. Thực trạng phát triển Nông nghiệp

Đại Lộc là một trong những huyện sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh Quảng Nam sau Điện Bàn (Năm 2011: Đại Lộc đạt 52.165 tấn, Điện Bàn: 64.700 tấn, Duy Xuyên: 42.300 tấn), sản lƣợng lƣơng thực ổn định và có chiều hƣớng tăng nhờ các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, từng bƣớc ứng dụng có kết quả những tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt chú trọng về khâu giống.

Tổng diện tích đất trồng lúa trên toàn huyện chiếm diện tích khá lớn là 5.189,29ha; trong đó hộ gia đình quản lý 4.378,82ha và UBND xã sử dụng 810,47ha, tổng diện tích đất sản xuất lúa nƣớc trên toàn huyện 4.406,7ha. Còn lại đất lúa chuyển mục đích sang trồng cây trồng cạn, phát triển nuôi trồng thủy sản,…

Diện tích cây trồng cạn đã có nhiều chuyển dịch trong cơ cấu cây trồng trên toàn huyện, tăng đầu tƣ phát triển kinh tế vƣờn, kinh tế trang trại tạo đòn bẩy thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Diện tích trồng ngô lai, lúa lai, lúa chất lƣợng cao chiếm tỉ

32

trọng lớn, đặc biệt năng suất lúa năm 2013 đạt bình quân xấp xỉ 60 tạ/ha. Năm 2013 toàn huyện đã đƣa vào gieo sạ đƣợc 936,22 ha lúa giống.

Kết cấu hạ tầng nông thôn đƣợc ƣu tiên đầu tƣ xây dựng đã tạo cho nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân bƣớc phát triển mới.

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng đáng kể nhờ công tác cải tạo, nâng cao chất lƣợng con giống vật nuôi. Qua các năm từ năm 2006-2013 giá trị ngành chăn nuôi tiếp tục có chuyển biến tốt theo hƣớng tăng dần tỷ trọng trong nội bộ ngành nông nghiệp.

Bảng 2.1 giá trị sản xuất các ngành trong nền kinh tế huyện Đại Lộc, 2006-2013

Giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản

Năm

Tổng

(tỷ đồng)

Trồng trọt Lâm nghiệp Chăn nuôi

(cả thủy sản) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 2006 293,16 205,45 70,07 12,20 4,18 75,51 25,75 2007 307,60 215,70 70,11 11,00 3,58 80,95 26,31 2008 325,61 230,03 70,65 12,50 3,84 83,08 25,51 2009 338,02 235,50 69,67 13,51 4,00 89,00 26,33 2010 357,10 249,45 69,85 13,77 3,86 93,88 26,29 2011 373,38 257,44 68,95 15,45 4,14 100,49 26,91 2012 388,74 265,10 68,20 19,95 5,13 103,69 26,67 2013 406,35 271,29 66,75 21,00 5,16 114,06 28,09 Tuy nhiên, việc quy hoạch đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chƣa đồng bộ, sản lƣợng lƣơng thực tuy có tăng nhƣng giá trị sản xuất toàn ngành còn thấp, chƣa thu hút đƣợc doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp.

33

―Chăn nuôi chƣa trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, còn mang tính nhỏ lẻ, bên cạnh đó dịch bệnh luôn tìm ẩn nhiều nguy cơ. Hoạt động kinh doanh ở một số HTX thiếu nhạy bén và hiệu quả kinh doanh thấp

Nhìn chung, ngành nông nghiệp Đại Lộc phát triển khá rõ nét, các lĩnh vực sản xuất chủ yếu trong ngành nông nghiệp đều có chuyển biến tốt. Có nhiều loại cây trồng đa dạng, phong phú, có khả năng thâm canh sâu và có khả năng đầu tƣ sản xuất hàng hoá trong tƣơng lai.

2.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành Dịch vụ

Giá trị sản xuất của ngành dịch vụ năm 2013 là 628,50 tỷ đồng, trong giai đoạn 2006-2013, tốc độ tăng giá trị sản xuất dịch vụ tăng bình quân 14,02%.

Hoạt động thƣơng mại khá phát triển ở khu vực thị trấn Ái Nghĩa và một số điểm trung tâm xã với việc hình thành mạng lƣới bán lẻ đều khắp. Các thành phần kinh tế đƣợc tạo điều kiện thuận lợi về vay vốn, mặt bằng, đăng kí kinh doanh, góp phần cho thƣơng mại dịch vụ tiếp tục mở rộng và phát triển.

Năm 2013, toàn huyện có 5.186 cơ sở cá thể kinh doanh trong lĩnh vực thƣơng mại-dịch vụ, thu hút gần 7.000 lao động.

Mạng lƣới chợ nông thôn đƣợc hình thành ở 16/18 xã, thị trấn, đã có 15 chợ trung tâm xã đƣợc đầu tƣ nâng cấp, có 3 bến xe ở 3 vùng A, B, C với nhiều phƣơng tiện và chất lƣợng dịch vụ ngày càng đƣợc nâng cao, tạo điều kiện cho hoạt động lƣu thông, mua bán hàng hóa đƣợc thông suốt trên toàn huyện.

Dịch vụ bƣu chính-viễn thông ngày càng đƣợc hiện đại hóa. Toàn huyện có gần 7.200 thuê bao điện thoại cố định, hơn 49.000 thuê bao di động, 12/18 xã đã có điểm bƣu điện văn hóa xã đang hoạt động hiệu quả.

Dịch vụ tài chính, tín dụng hoạt động tƣơng đối đa dạng gồm 02 chi nhánh ngân hàng nhà nƣớc (Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội), 02 phòng giao dịch ngân hàng tƣ nhân (Đông Á và Sacombank), tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân vay vốn phát triển sản xuất và gửi tiết kiệm.

34

Dịch vụ vận tải hoạt động khá ổn định với 3 bến xe ở 3 vùng A, B, C và 16 doanh nghiệp vận tải tƣ nhân. Sản lƣợng hành khách luân chuyển ở địa phƣơng năm 2013 đạt trên 46.504.000 ngƣời.km. Sản lƣợng hàng hóa luân chuyển địa phƣơng năm 2013 đạt 2.284.450 tấn.km.

Mạng lƣới xăng dầu: Toàn huyện có 14 cửa hàng xăng dầu đang hoạt động kinh doanh ổn định, nhƣng vẫn chƣa cung cấp đủ nhu cầu của nhân dân.

Thời gian qua, sự hình thành khu đô thị Nam tuyến đƣờng ĐT609 và đƣờng nội thị trung tâm huyện đã làm cho hoạt động dịch vụ tại trung tâm huyện sôi động hơn, mật độ kinh doanh ngày càng cao, loại hình kinh doanh và chủng loại hàng hóa ngày càng phong phú, các đại lý phân phối dần đƣợc hình thành, đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng cao của nhân dân.

Ngành du lịch đã đƣợc định hƣớng phát triển, các điểm du lịch ( Bằng Am, Suối Mơ, Khe Lim, Khe Tân,...) đƣợc đầu tƣ xây dựng, nhƣng vốn đầu tƣ còn hạn chế, công tác quảng bá chƣa rộng rãi, giao thông kết nối các điểm du lịch chƣa hoàn thiện nên hiệu quả kinh tế vẫn chƣa cao. Khách du lịch chủ yếu là khách lẻ, số lƣợng ít.

2.1.3. Đánh giá về quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương từ năm 2006 đến 2013

Giai đoạn 2006-2013, kinh tế Đại Lộc tăng trƣởng khá cao, quy mô giá trị sản xuất (GTSX) liên tục tăng qua các năm. Năm 2013, GTSX đạt 3.204 tỷ đồng, tăng gấp 3,23 lần so với năm 2006 (991 tỷ đồng), tốc độ tăng bình quân đạt 19,6%.

Các năm đầu (2006 - 2008) tốc độ tăng trƣởng chƣa cao, khoảng 14,42%. Các năm 2009, 2010, tăng cao lên đến 28,68% do công nghiệp-xây dựng phát triển rất mạnh. Năm 2011, 2012, 2013 tốc độ tăng trƣởng giảm mạnh (14%) do chịu tác động tiêu cực từ những khó khăn của kinh tế cả nƣớc.

35

Bảng 2.2. Giá trị sản xuất giai đoạn 2006-2013

(ĐVT: triệu đồng) STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 I GTSX (giá CĐ 94) 991.158 1.138.481 1.297.642 1.710.115 2.147.400 2.427.711 2.802.370 3.203.850 1 NL-TS 293.158 307.781 325.612 338.015 357.100 373.381 338.737 406.350 2 CN-XD 447.000 544.200 645.430 1.004.650 1.373.800 1.578.730 1.863.130 2.169.000 3 DV 251.000 286.500 326.600 367.450 416.500 475.600 550.500 628.500 II GTSX (giá TT) 1.501.697 1.787.736 2.540.646 3.240.306 4.173.767 5.300.714 6.360.857 7.633.028 1 NL-TS 513.027 581.611 902.545 876.949 999.047 1.228.075 1.653.687 2.149.793 2 CN-XD 563.815 685.507 908.770 1.368.775 1.896.600 2178195 2.940.563 3.822.732 3 DV 424.855 520.618 729.331 994.582 1.278.120 1.894.444 2.557.499 3.324.749

36

Biểu đồ2.2. Giá trị sản xuất giai đoạn 2006-2013

So với toàn tỉnh thì tốc độ tăng trƣởng bình quân toàn giai đoạn của huyện cao hơn (Đại Lộc: 18,43%; Quảng Nam: 15,87%). Trong thời gian đầu (2006-2008), tốc độ tăng trƣởng của huyện thấp hơn toàn tỉnh (Đại Lộc: 13%; Quảng Nam: 17,3%) nhƣng đến các năm 2009, 2010 thì Đại Lộc vƣơn lên mạnh mẽ và cao hơn nhiều so với toàn tỉnh (Đại Lộc: 28,6%; Quảng Nam: 15,5%). Tuy nhiên, đến năm 2012, 2013 đà tăng trƣởng của cả Quảng Nam và Đại Lộc đều bị chững lại, nhƣng Đại Lộc vẫn tăng trƣởng cao hơn so với toàn tỉnh (Đại Lộc: 14,32 %; Quảng Nam: 14,23%).

0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tốc độ tăng GTSX Đại Lộc Tốc độ tăng GTSX Quảng Nam

37

Bảng 2.3. Tốc độ tăng Giá trị sản xuất của các ngành giai đoạn 2006-2013 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tốc độ tăng trƣởng trung bình (%) Tốc độ tăng GTSX Đại Lộc 14,86 13,98 31,79 25,57 13,05 15,43 14,32 18,43

Nông lâm - Thủy

sản 4,99 5,79 3,81 5,65 4,56 4,11 4,01 4,70 Công nghiệp - Xây dựng 21,74 18,6 55,66 36,74 14,92 18,01 16,42 26,01 Dịch vụ 14,14 14,00 12,51 13,35 14,19 15,75 14,17 14,02 Tốc độ tăng GTSX Quảng Nam 18,76 15,51 13,27 17,55 16,83 14, 96 14,23 15,87

Nông lâm - Thủy

sản 3,5 2,41 1,59 3,51 4,12 6,97 2,15 3,46 Công nghiệp -

Xây dựng 25,62 19,2 16,86 22,42 20,67 14,77 15,33 17,08 Dịch vụ 18,00 16,63 13,01 15,57 15,04 18,00 16,80 16,15

Nguồn: Phòng thống kê huyện Đại Lộc Có thể nhận thấy: ngành Nông lâm thủy sản có tốc độ tăng trƣởng không cao, bình quân hàng năm chỉ đạt 4,70 % nhƣng có vai trò hết sức quan trọng trong cải thiện đời sống, bảo đảm an sinh xã hội cho bộ phận lớn dân cƣ. Tuy nhiên, đây cũng là ngành kinh tế dễ bị tổn thƣơng do tác động bất lợi

38

từ tự nhiên nhƣ năm 2009 do ảnh hƣởng của bão lũ, dịch bệnh khiến cho tốc độ tăng trƣởng giảm mạnh chỉ còn 3,81%.

Ngành Công nghiệp-Xây dựng có tốc độ tăng trƣởng rất mạnh mẽ, bình quân hàng năm lên đến 26,01%. Đây là ngành đóng vai trò chủ lực, đầu tàu trong phát triển kinh tế Đại Lộc. Những năm đầu giai đoạn tốc độ tăng trƣởng khá (21,74%, 18,6%). Năm 2009, tốc độ tăng cao đột biến (55,66%). Đến năm 2010, tốc độ tăng có giảm nhƣng vẫn rất cao (36,74%). Trong các năm 2011, 2012, 2013 tốc độ tăng trƣởng giảm mạnh, năm 2013 là 16,42%.

Ngành Dịch vụ tăng trƣởng tƣơng đối chậm với tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm chỉ khoảng 14,02 %. Năm 2013 đạt 628.500 triệu đồng gấp 2,5 lần so với năm 2006 (251.000 triệu đồng). Trong những năm qua chủ yếu phát triển các lĩnh vực tài chính-tín dụng, bảo hiểm, bƣu chính viễn thông, bán buôn, đào tạo, dạy nghề, vận tải hành khách,...nhƣng vẫn còn chậm, chƣa phát triển các cơ sở dịch vụ mới nhƣ khách sạn, đại lý thƣơng mại, siêu thị,...., du lịch chƣa đƣợc đầu tƣ và khai thác đúng mức.

Biểu đồ 2.4. Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế

Trong giai đoạn 2006-2011 tốc độ tăng GTSX của ngành CN-XD tăng cao đóng vai trò rất lớn trong việc tạo ra giá trị sản xuất của huyện, để thấy sự đóng góp của của các ngành ta xem xét bảng 2.4.

39

Bảng 2.4. Điểm phần trăm tăng trưởng của các ngành

Năm Tốc độ tăng trƣởng (%)

Điểm % tăng trƣởng của các ngành

NL-TS CN-XD TM-DV 2007 14,86 1,48 9,81 3,58 2008 13,98 1,57 8,89 3,52 2009 31,79 0,96 27,68 3,15 2010 25,57 1,12 21,59 2,87 2011 13,05 0,76 9,54 2,75 2012 15,43 0,91 11,88 2,64 2013 14,32 0,82 10,74 2,76

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đại Lộc

Có thể thấy, ngành CN-XD luôn luôn đóng vai trò chủ lực trong nền kinh tế của huyện, ngành DV đóng góp thấp và thiếu ổn định, điểm % của ngành NLTS lại giảm liên tục trong toàn giai đoạn. Năm 2007, trong 14,86 điểm % tăng trƣởng thì CN-XD đóng góp 9,81 điểm, DV đóng góp 3,58 điểm, NLTS chỉ đóng góp 1,48 điểm. Đến năm 2013, trong 14,32 điểm % tăng trƣởng thì CN –XD đóng góp 10,74 điểm, DV giảm còn 2,76 điểm và

Một phần của tài liệu luận văn chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện đại lộc đến năm 2020 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)