Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành

Một phần của tài liệu luận văn chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện đại lộc đến năm 2020 (Trang 47)

Thời gian qua, cùng với quá trình tăng trƣởng kinh tế, cơ cấu giá trị sản xuất huyện Đại Lộc đã có sự chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành CN-XD, DV và giảm dần tỷ trọng ngành NL-TS. Năm 2006, cơ cấu giá trị sản xuất của huyện là CN-XD chiếm 45,10%, DV chiếm 25,32%, NL- TS chiếm 29,58% đến năm 2013 thì CN-XD chiếm 67.70%, DV chiếm 19,62%, NL-TS chiếm 12,68%.

Bảng 2.6. Cơ cấu giá trị sản xuất giai đoạn 2006-2013

STT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 II Cơ cấu GTSX (giá so sánh) % 100 100 100 100 100 100 100 100 1 Nông lâm - Thủy sản % 29,58 27,03 25,09 19,77 16,63 15,38 13,87 12,68 2 Công nghiệp - Xây dựng % 45,10 47,80 49,74 58,75 63,98 65,03 66,48 67.70 3 Thƣơng mại - Dịch vụ % 25,32 25,17 25,17 21,49 19,40 19,59 19,64 19,62

41 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Thương mại - Dịch vụ Công nghiệp - Xây dựng Nông lâm - Thủy sản

Biểu đồ 2.5 Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành kinh tế (theo giá cố định)

Trong toàn giai đoạn đã chuyển dịch từ lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ sang CN- XD là 22,6%, trong đó, ngành Dịch vụ đóng góp cho sự chuyển dịch 5.7%, ngành Nông lâm – Thủy sản đóng góp 16,9%.

Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, phù hợp với xu hƣớng tiến bộ chung là tăng tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp, nhƣng so với yêu cầu thì sự chuyển dịch này còn chậm và mới tập trung phát triển theo chiều rộng, chƣa có sự chuyển biến mạnh về chiều sâu. Ngành dịch vụ phát triển còn chậm, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế nên chƣa tạo ra lực đẩy mạnh cho kinh tế huyện phát triển. Nông nghiệp phát triển khá tốt, nhƣng hiệu quả kinh tế chƣa cao do chƣa áp dụng đƣợc nhiều các tiến bộ khoa học công nghệ cũng nhƣ chƣa tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm. Công nghiệp phát triển mạnh, nhƣng chƣa có ngành công nghiệp chủ lực có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao, ngoài ra, còn tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái.

2.1.5. Thu nhập bình quân đầu người

Tăng trƣởng kinh tế khá nhanh trong những năm qua đã giải quyết đƣợc việc làm cho ngƣời dân và tăng lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp từ 9.925 ngƣời vào năm 2006 lên 13.843 ngƣời vào năm 2013.

42

Năng suất lao động (NSLĐ) của huyện tăng lên hàng năm. Năm 2006, NSLĐ của huyện là 14,58 triệu đồng/ngƣời/năm đến năm 2013 là 38,92 triệu đồng/ngƣời/năm. So với toàn tỉnh, những năm đầu giai đoạn NSLĐ của huyện thấp hơn, những năm sau (2009-2013,) cao hơn nhƣng bình quân cả giai đoạn vẫn thấp hơn NSLĐ toàn tỉnh. Tốc độ tăng NSLĐ khá chậm vào những năm 2006, 2007, 2008 và nhanh hơn vào các năm 2009, 2010. Toàn giai đoạn 2006-2013 tăng bình quân 21,42%.

Trên cơ sở tốc độ tăng trƣởng kinh tế gắn với việc gia tăng về số lƣợng lao động cũng nhƣ năng suất lao động cùng với nỗ lực đảm bảo đảm bảo an sinh xã hội của địa phƣơng, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân trên đầu ngƣời năm 2006 khoảng 6,14 triệu đồng/ngƣời/năm đến năm 2013 đạt 21,46 triệu đồng/ngƣời/năm.

Xét trên thực tế, hiện tại cũng nhƣ lâu dài, công nghiệp vẫn là ngành đóng vai trò đầu tàu trong tăng trƣởng kinh tế nên cần đƣợc tập trung phát triển. Dịch vụ tuy phát triển cao nhƣng chƣa phát huy hết tiềm năng, lợi thế. Nông nghiệp tuy tăng trƣởng chậm nhƣng là ngành có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với ổn định xã hội, đảm bảo thu nhập cho một bộ phận lớn dân cƣ.

2.1.6. Hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư

Hiệu quả sử dụng vốn của Huyện tƣơng đối tốt thể hiện qua tỷ lệ VĐT/GTSX giảm dần qua các năm.

Cơ cấu vốn đầu tƣ của Đại Lộc tốt hơn hẳn so với toàn Tỉnh Quảng Nam, cụ thể: Tỷ lệ vồn Nhà nƣớc so với tƣ nhân của Đại Lộc là 44%/56%, trong khi của Tỉnh là 64%/36%. Điều này chứng tỏ khả năng huy động vốn đầu tƣ ngoài ngân sách tƣơng đối tốt.

Tỷ lệ vốn đầu tƣ trên GTSX của huyện Đại Lộc đang có xu hƣớng giảm dần, năm 2006 tỷ lệ này là 0,103 nhƣng đến năm 2013 là 0,051 nhƣng tỷ lệ này tƣơng đối cao, một phần rất lớn trong GTSX thu đƣợc đã đƣợc đƣa vào tái đầu tƣ.

43 Bảng 2.7: Tỷ lệ VĐT/GTSX giai đoạn 2006-2013 Năm Tỉ lệ VĐT/GTSX Tốc độ tăng VĐT (%) 2006 0.10 2007 0.096 10.32 2008 0.084 25.15 2009 0.080 20.74 2010 0.074 20.05 2011 0.067 14.77 2012 0.060 6.74 2013 0.051 3.16 BQ(2006- 2013) 0.076 14.42

Nguồn: Cục Thống kê Quảng Nam

Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư năm 2013

STT Chỉ tiêu Đại Lộc

Quảng Nam

I Tổng vốn đầu tƣ 100% 100%

1 Vốn Nhà nƣớc 32.75% 69,31% 2 Vốn ngoài quốc doanh 43,82% 23,96% 3 Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 23,43% 6,72%

Nguồn: Cục thống kê Quảng Nam

2.1.7. Thực trạng phát triển trên các lĩnh vực xã hội

2.2.7.1. Dân số và lao động:

Dân số trung bình năm 2013 là 149.315 ngƣời (nữ: 75.667 ngƣời), dân số khu vực đô thị là 17.017 ngƣời (chiếm 11,40%), khu vực nông thôn

44

132.298 ngƣời (chiếm 88,60%). Mật độ dân số là 254,33 ngƣời/km2; dân cƣ tập trung đông tại các khu vực nhƣ: Ái Nghĩa (1.383,05 ngƣời/km2), Đại An (1.029,88 ngƣời/km2), Đại Minh (1.051,87 ngƣời/km2).

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 20062007200820092010201120122013 Dân số trung bình Nữ

Biểu đồ 2.6: Dân số trung bình huyện Đại Lộc qua các năm

Đa số dân cƣ sống tập trung dọc theo các tuyến giao thông ĐT609, ĐT609B và các trung tâm xã, thị trấn. Một số khu vực trung tâm nhƣ Ái Nghĩa, Quảng Huế (Đại An), Hà Tân (Đại Lãnh), Phú Thuận (Đại Thắng) có dân số khá đông, kéo theo sự phát triển nhanh về thƣơng mại, dịch vụ ở những nơi này.

Năm 2006, dân số trong độ tuổi lao động là 79.930 ngƣời (chiếm 49,5% dân số), đến năm 2013 là 94.952 ngƣời (chiếm 63,6% dân số).Số lao động trong độ tuổi đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 66.584 ngƣời, trong đó lao động nông - lâm nghiệp là 52.341 ngƣời chiếm 78,60 %, CN- XD và TM-DV là 12.071 chiếm 18.13%.

45 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Dân số trung bình Số người trong độ tuổi lao động

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu lao động huyện Đại Lộc qua các năm

Nguồn: Phòng thống kê huyện Đại Lộc

Trong những năm qua nhờ tập trung cho phát triển công nghiệp và dịch vụ, đã tạo ra việc làm cho trên 16.700 lao động, trong đó ngành công nghiệp tập trung trên 3.500 lao động, công nghiệp phân tán và TTCN khoảng 6.200 lao động và ngành dịch vụ khoảng 7.000 lao động.

2.1.7.2. Giáo dục và đào tạo

Trong những năm qua tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trƣờng luôn đạt trên 97%. Mạng lƣới trƣờng lớp đƣợc bố trí, sắp xếp cơ bản phù hợp, đội ngũ giáo viên ổn định về số lƣợng và nâng cao về chất lƣợng. Toàn huyện có: 1.879 giáo viên (mẫu giáo, mầm non: 356 GV; tiểu học: 657 GV, trung học cơ sở: 596 GV, phổ thông trung học: 270 GV).

Tỷ lệ giáo viên đứng lớp: mầm non: 1,69; tiểu học: 1,55; trung học cơ sở: 2,08; trung học phổ thông: 1,86.

46

Đội ngũ giáo viên các cấp đạt và vƣợt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, tỷ lệ trên chuẩn ở bậc mầm non 87,5%; bậc TH 98,8%; THCS 37,7%, THPT 99,9% đạt chuẩn.

Về cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục

Tổng số phòng học: 925 phòng (mầm non: 177; TH: 440; THCS: 272; THPT: 36).

Tổng số phòng chức năng: 290 phòng (mầm non: 26; TH: 153; THCS: 106, THPT: 5). Ngoài ra còn có 103 phòng làm việc đã đƣợc xây dựng kiên cố.

Tổng số thƣ viện ở các trƣờng: 34 thƣ viện. Đạt chuẩn trở lên là 20 thƣ viện, trong đó có 6 thƣ viện chuẩn, 10 thƣ viện tiên tiến, 4 thƣ viện tiên tiến xuất sắc.

Tổng số nhà công vụ: 83 nhà. Phòng ở học sinh: 20 phòng.

Trang thiết bị trƣờng học hằng năm đƣợc tăng cƣờng, trong những năm qua đã thay mới gần 2.000 bộ bàn ghế học sinh và giáo viên; sách giáo khoa, sách nghiệp vụ và thiết bị dạy-học hàng năm đƣợc bổ sung, tăng cƣờng.

Các thiết bị công nghệ thông tin nhƣ máy vi tính, máy chiếu đa năng từng bƣớc trang bị cho các trƣờng học và đƣợc ứng dụng trong quản lý giáo dục tại huyện.

Về chất lượng giáo dục:về căn bản được đảm bảo. Đối với giáo dục mầm non, cùng với việc thực hiện nghiêm túc nội dung chƣơng trình do Bộ GD-ĐT ban hành, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ từng bƣớc đƣợc tăng cƣờng, nên chất lƣợng chăm sóc, giáo dục trẻ có nhiều chuyển biến tốt. Chất lƣợng giáo dục phổ thông ở các bậc học từng bƣớc ổn định và nâng lên. Tiếp tục tăng số lớp dạy 02 buổi/ ngày đối với những nơi có điều kiện, đến nay đã có 15 trƣờng tổ chức giảng dạy 2 buổi/ngày . Trong chỉ đạo, các cấp học, ngành học đã thực hiện nghiêm túc cuộc vận động ―nói

47

không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục‖, ―xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực‖; đổi mới phƣơng pháp dạy học, đổi mới cách đánh giá học sinh.

Công tác phổ cập giáo dục, xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia, xây dựng trung tâm học tập cộng đồng trong những năm qua đạt kết quả khá tốt. Tính đến năm 2013 toàn huyện có 52/61 trƣờng (từ mầm non đến THCS) đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó chuẩn mức 2 ở bậc THCS là 100% số trƣờng, bậc tiểu học là 24/25 trƣờng, bậc mầm non là 12/19 trƣờng. Đến nay đã có 18/18 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở.

Tất cả các xã, thị trấn đều đã thành lập trung tâm học tập cộng đồng, một số nơi hoạt động có hiệu quả, tạo cơ sở cho việc thực hiện chủ trƣơng xây dựng ―xã hội học tập‖.

Về đào tạo: Trình độ chính trị, chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức xã, thị trấn nâng lên rõ rệt, đến nay có 50,1% cán bộ chuyên trách và công chức cơ sở đạt 3 chuẩn; 25,8% có trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học; 6% có trình độ chính trị cao cấp, cử nhân. Huyện đã cử 376 cán bộ học các lớp cao cấp, trung cấp lý luận chính trị, 6 cán bộ đi học cao học, 147 cán bộ học đại học và trung cấp chuyên môn. Đồng thời, tổ chức thành công nhiều lớp bồi dƣỡng tại Trung tâm bồi dƣỡng chính trị huyện, góp phần nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, từng bƣớc chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức cơ sở.

Huyện đã phối hợp, liên kết với các trƣờng chuyên nghiệp trong công tác tuyển sinh và tổ chức đào tạo nghề tại Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên của huyện, hằng năm tổ chức đƣợc trên 120 lớp đào tạo về ngoại ngữ, tin học, lái xe, điện dân dụng, cắt may, lâm nghiệp ... thu hút trên 3.500 học viên tham gia. Hiện nay có hơn 2.000 học sinh Đại Lộc đã và đang đƣợc đào tạo tại các

48

trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và gần 1.000 lao động đƣợc đào tạo nghề.

2.1.7.3. Về Y tế

Với đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất, trang thiết bị nhƣ hiện nay, về cơ bản, mạng lƣới y tế địa phƣơng có thể đảm bảo nhu cầu hiện tại về khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân.Trên địa bàn huyện hiện có 1 bệnh viện (330 giƣờng), 1 trung tâm y tế (25 giƣờng) và 18 trạm y tế xã (90 giƣờng).

Đội ngũ cán bộ y tế hiện có 592 ngƣời, trong đó:

+ Bệnh viện ĐK khu vực Bắc Quảng Nam: 437 ngƣời. + Trung tâm y tế huyện: 54 ngƣời. + Các trạm y tế xã, thị trấn: 101 ngƣời. Về trình độ chuyên môn của cán bộ y tế:

+ Sau đại học: 37 ngƣời.

+ Đại học: 81 ngƣời.

+ Cao đẳng - TCCN: 440 ngƣời.

+ Sơ cấp và tham gia phục vụ: 34 ngƣời.

18/18 trạm y tế có nữ hộ sinh; 14/18 trạm y tế xã có y sĩ y học cổ truyền; 90% thôn có nhân viên y tế đạt trình độ theo quy định của Bộ Y tế.

Do nguồn nhân lực còn chƣa đầy đủ nên công tác đào tạo cán bộ nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ y tế luôn đƣợc quan tâm đúng mức. Trong 5 năm qua, gần 45 y, bác sỹ đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, trong đó có 10 bác sĩ học sau đại học (4 bác sĩ học thạc sỹ y khoa, 6 bác sĩ học chuyên khoa cấp I), 15 cán bộ học đại học (bác sĩ chuyên tu, cử nhân,...).

Chất lƣợng khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa và tuyến y tế cơ sở ngày càng đƣợc nâng lên.

49

Số lƣợt khám và điều trị bệnh tại Bệnh viện đa khoa ngày càng tăng, cụ thể nhƣ sau:

+ Số lƣợt khám bệnh năm 2013 là 436.190 lƣợt ngƣời, trong đó tuyến huyện, xã tiếp nhận 253.719 lƣợt điều trị.

+ Số bệnh nhân điều trị nội trú năm 2013 là 41.349 ngƣời.

+ Số ca phẫu thuật là 5.014 ca, hầu hết đƣợc thực hiện tại Bệnh viện ĐK khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam.

+ Tỷ lệ trẻ em tiêm đủ 6 loại vắc-xin trong năm 2013 đạt 97,5%.

+ Số lƣợt bệnh nhân xét nghiệm, chụp X-quang, siêu âm, điện tim đều tăng và vƣợt kế hoạch.

Chú trọng đầu tƣ cho y tế cơ sở, có chính sách khuyến khích bác sĩ về xã. Mạng lƣới y tế cơ sở ngày càng phát huy tốt hiệu quả hoạt động, nhất là chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Hằng năm có hàng trăm ngàn lƣợt ngƣời đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, nhất là đã thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh BHYT, khám chữa bệnh cho trẻ em dƣới 6 tuổi, ngƣời nghèo, ngƣời cao tuổi… Toàn huyện có gần 50% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Tỷ lệ ngƣời lao động tham gia bảo hiểm xã hội (chủ yếu ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh) tăng bình quân 14,55%/năm.

Công tác chống dịch bệnh và các chƣơng trình y tế quốc gia triển khai có hiệu quả, góp phần giảm thấp tỉ lệ bệnh tật trong nhân dân, không để xảy ra dịch bệnh, tỷ lệ mắc các loại bệnh xã hội giảm nhƣ lao, bƣớu cổ, sốt rét giảm đáng kể, dịch sốt xuất huyết cơ bản đƣợc khống chế.

Hiện nay trên toàn huyện có 64 cơ sở hành nghề y, dƣợc, trong đó đông y có 18 cơ sở; nhà thuốc, quầy thuốc có 74 cơ sở. Nhìn chung, lƣợng thuốc đáp ứng đủ nhu cầu của ngƣời dân.

Tuy nhiên, toàn ngành vẫn còn thiếu về nhân lực, nhất là đội ngũ bác sĩ ở bệnh viện, trạm y tế xã. Năng lực quản lý và trình độ chuyên môn ở một số bộ

50

phận chƣa đáp ứng đƣợc tốt yêu cầu chăm sóc sức khoẻ. Kinh phí đầu tƣ dành cho hoạt động ngành còn thấp, một số chƣơng trình thiếu kinh phí hoạt động. Công tác xã hội hoá chƣa thực sự đi vào chiều sâu, sự huy động nguồn lực trong cộng đồng cho y tế còn có nhiều hạn chế, sự phối kết hợp giữa ngành y tế và các ban ngành đoàn thể chƣa chặt chẽ. Ý thức của ngƣời dân về vệ sinh môi trƣờng, phòng chống dịch bệnh, tự rèn luyện bảo vệ sức khỏe chƣa cao.

2.1.7.4. Giảm nghèo và An sinh xã hội

Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện (theo tiêu chí mới) trong năm 2013 là 9,24% với 3.669 hộ ( 10.491 nhân khẩu), hộ thuộc diện khó khăn, neo đơn cần đƣợc hỗ trợ thƣờng xuyên. Công tác giảm nghèo đạt kết quả khả quan, tốc độ giảm nghèo bình quân hằng năm (2006-2013) giảm từ 3-4%.

Công tác chính sách xã hội, chăm sóc đối tƣợng có công đƣợc tập trung chỉ đạo tích cực, đã chi trả đầy đủ, kịp thời các chế độ cho đối tƣợng đƣợc

Một phần của tài liệu luận văn chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện đại lộc đến năm 2020 (Trang 47)