Xác định tầm nhìn

Một phần của tài liệu luận văn chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện đại lộc đến năm 2020 (Trang 26)

Xác định Tầm nhìn của địa phƣơng chính là điểm khởi đầu để trả lời câu hỏi ―Chúng ta muốn đi đến đâu?‖ Đó là một bức tranh mà địa phƣơng hình dung về tƣơng lai mơ ƣớc của chính mình. Do đó, đọc tuyên bố về Tầm nhìn của một địa phƣơng, ngƣời ta sẽ hiểu đƣợc những giá trị nào là cốt lõi và những nguyên tắc nào là cơ bản nhất đƣợc địa phƣơng nhấn mạnh nhất, coi đó là biểu hiện về bản sắc riêng và một hƣớng đích mà địa phƣơng muốn phấn đấu đạt đến trong tƣơng lai. Tuyên bố về Tầm nhìn phải trả lời đƣợc câu hỏi ―Diện mạo của địa phƣơng sẽ ra sao trong tƣơng lai?‖. Ví dụ, tầm nhìn của thành phố Sydney thuộc Ôxtraylia là: ―The City of Cities — A Plan for Sydney’s Future‖. Sydney – Thành phố của những thành phố.

Các giá trị mà Sydney công bố, bao gồm:

• Đáng sống

• Cạnh tranh về kinh tế • Công bằng

• Môi trƣờng trong lành • Quản trị tốt

Xây dựng Tầm nhìn là một cách quan trọng để khai thác sức mạnh của trí tuệ, phát huy sự sáng tạo của ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng trong việc tìm cách khắc phục những trở ngại hiện tại để phấn đấu đạt đƣợc tƣơng lai tƣơi sáng đã đặt ra. Nó cổ vũ và hỗ trợ cho các sáng kiến về phát triển kinh tế của mọi thành phần kinh tế tại địa phƣơng.

Là ngọn đèn hải đăng, Tầm nhìn là một dấu mốc quan trọng định hƣớng cho mọi hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế, các bên hữu quan trong cộng đồng địa phƣơng vì một mục tiêu chung. Nó không những định hƣớng cho các quyết định của lãnh đạo địa phƣơng mà còn là căn cứ

20

để ngƣời dân địa phƣơng theo dõi, kiểm chứng các quyết định của lãnh đạo có phù hợp với Tầm nhìn chung đã đƣợc địa phƣơng nhất trí hay không.

Tầm nhìn đƣợc sự đồng thuận của ngƣời dân địa phƣơng sẽ là công cụ để củng cố sự đoàn kết và niềm tự hào của địa phƣơng, gắn kết mọi ngƣời và các tổ chức ở địa phƣơng trong việc lập kế hoạch trong tƣơng lai, giúp họ hiểu đƣợc và tôn trọng các giá trị và các ƣu tiên của nhau.

1.3.3. Xác định mục tiêu chiến lược

Xác định mục tiêu chiến lƣợc chính là một bƣớc cụ thể hơn để trả lời câu hỏi ―Chúng ta muốn đi đến đâu?‖ Thực chất, đây là việc xác định điểm mốc cần đạt đƣợc trong từng khoảng thời gian nhất định để từng bƣớc biến Tầm nhìn thành hiện thực. So với Tầm nhìn, nó sát với thực trạng hơn và trực tiếp nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc nổi cộm tại địa phƣơng. Đọc Mục tiêu chiến lƣợc, ngƣời ta sẽ biết rõ trong những khoảng thời gian sắp tới (ngắn, trung và dài hạn), địa phƣơng muốn đạt đƣợc những thành quả cụ thể gì. Mục tiêu trả lời cho câu hỏi ―Tại sao cần xây dựng chiến lƣợc phát triển địa phƣơng này?‖

Việc quan tâm đến các cấp mục tiêu có ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất, đó là cách để chuyển dần tƣ duy lập chiến lƣợc của địa phƣơng không chỉ chú trọng đến đầu vào hoặc các hoạt động mà phải biết rõ những hoạt động đó có tạo ra đƣợc đầu ra nhƣ mong muốn không, và các đầu ra đó có phát huy đƣợc tác dụng trong thực tế để đạt đến cái đích cuối cùng là nâng cao mức sống dân cƣ hay không. Nói cách khác, mục tiêu là cốt lõi của mọi phƣơng án chiến lƣợc.

Thứ hai, quan tâm đến các cấp mục tiêu sẽ giúp nhà chiến lƣợc có cái nhìn tổng thể về công việc mình làm và công việc của các ban, ngành khác cần hỗ trợ để đạt mục tiêu lâu dài. Do đó, tính phối hợp trong hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức sẽ cao hơn.

21

Thứ ba, nó sẽ tăng đƣợc tính trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng khi sử dụng ngân sách nhà nƣớc vào các chƣơng trình, dự án. Chính quyền sẽ phải biện minh đƣợc vì sao đầu tƣ vào lĩnh vực này, bằng cách này mà không phải lĩnh vực khác, cách khác. Nhờ đó, việc sử dụng ngân sách hạn hẹp sẽ thận trọng và có hiệu quả cao hơn.

Thứ tƣ, mục tiêu sẽ là tiêu chí quyết định cho việc thực hiện chiến lƣợc sau này. Chúng đóng vai trò làm bản liệt kê danh mục các vấn đề cần kiểm tra nhằm đảm bảo chắc chắn rằng các phƣơng án chiến lƣợc đƣợc thiết kế để thực sự đáp ứng các mong đợi của địa phƣơng

1.3.4. Lập phương án chiến lược

Xác định các phƣơng án chiến lƣợc là nhiệm vụ quan trọng nhất của quá trình lập chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội. Chúng chỉ ra các con đƣờng khác nhau để biến tầm nhìn và mục tiêu của chiến lƣợc thành hiện thực. Các phƣơng án chiến lƣợc có thể đƣợc coi nhƣ là những ―sản phẩm‖ dễ nhìn thấy nhất của quá trình lập kế hoạch.

Nếu không hình thành phƣơng án chiến lƣợc, địa phƣơng sẽ không thể hình dung hết các khả năng có thể trong việc hƣớng tới các mục tiêu phát triển của mình, và do đó không có sự lựa chọn thích hợp nhất cho việc huy động tiềm năng và nguồn lực cho phát triển kinh tế. Thực tế cho thấy, xây dựng chiến lƣợc hay lập kế hoạch không dựa trên cơ sở xem xét các phƣơng án chiến lƣợc sẽ dẫn các hành động phát triển của địa phƣơng đi theo những ―lối mòn‖ định sẵn, không hiệu quả và không có khả năng ―bứt phá‖ trong quá trình thực hiện các mục tiêu chiến lƣợc.

Để hỗ trợ cho việc hình thành các phƣơng án chiến lƣợc, các nhà hoạch định chiến lƣợc thƣờng sử dụng ma trận SWOT. Trong đó, sẽ có bốn phƣơng án chiến lƣợc đƣợc rút ra từ ma trận SWOT, đó là:

22

Phƣơng án S/T: Sử dụng điểm mạnh vƣợt qua thách thức Phƣơng án: W/O: Tận dụng cơ hội với điểm yếu

Phƣơng án: W/T: Biết kết hợp điểm yếu với thách thức để tìm ra cách thức phù hợp.

1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến nội dung xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng kinh tế xã hội địa phƣơng

Việc xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng chịu sự chi phối của các nhân tố khác nhau. Các nhân tố này rất đa dạng và cƣờng độ tác động không giống nhau, trong đó có thể dẫn ra các yếu tố chính sau: (1) năng lực của nhà lãnh đạo địa phƣơng; (2) chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ; (3) thể chế của Nhà nƣớc; (4) văn hóa xây dựng chiến lƣợc.

1.4.1 Năng lực của các nhà lãnh đạo địa phương

Hoạch định chiến lƣợc là công việc của các nhà lãnh đạo, vì lãnh đạo thực chất là định hƣớng và truyền động lực. Vì vậy, trình độ, kiến thức và kỹ năng của họ là nhân tố quyết định đến chất lƣợng của hoạch định. Ở các đơn vị cấp huyện, những ngƣời này thƣờng là Bí thƣ huyện ủy, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, các Ủy viên thƣờng vụ huyện ủy, các thành viên thƣờng trực Ủy ban huyện. Nếu các nhà quản trị có tầm nhìn xa, có tƣ duy sâu sắc thì kết quả là sẽ có một chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội thành công, còn ngƣợc lại sẽ là một chiến lƣợc yếu kém, thiếu tính thực tiễn. Năng lực của nhà hoạch định thể hiện ở khả năng phân tích và dự báo trên cơ sở hệ dữ liệu thông tin chiến lƣợc. Chất lƣợng của hoạch định phụ thuộc rất nhiều vào khả năng dự báo và phân tích của nhà quản trị. Nhà quản trị phải biết cách phân tích các thông tin chiến lƣợc để từ đó có dự báo về xu hƣớng chủ yếu về kinh tế - xã hội liên quan đến địa phƣơng mình.

23

1.4.2 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội lãnh thổ

Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội cấp huyện sẽ bị chi phối bởi Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội cấp cao hơn, có thể là cấp tỉnh hoặc cấp vùng. Sự chi phối này thể hiện ở quản lý hành chính cũng nhƣ tính phụ thuộc và chi phối lẫn nhau trong quá trình phát triển của các khu vực địa lý. Thông thƣờng, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của huyện sẽ phải dựa trên chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo trật tự hành chính và quản lý nhà nƣớc, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của huyện là sự cụ thể hóa các mục tiêu chiến lƣợc của cấp tỉnh ở phạm vi huyện.

1.4.3 Thể chế của Nhà nước

Nhà nƣớc chi phối công tác hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội cấp huyện từ hai khía cạnh: khía cạnh thứ nhất trong vai trò của ngƣời điều tiết nền kinh tế, khía cạnh thứ hai trong vai trò quản lý trực tiếp các đơn vị hành chính bằng các quy định. Việc hoạch định chiến lƣợc của địa phƣơng sẽ chịu sự điều chỉnh của các căn cứ pháp lý cũng nhƣ các quy định đƣợc hợp thành thể chế của quốc gia. Nếu thể chế tạo ra sự tự chủ mạnh cho địa phƣơng thì việc hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng khác với việc hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội ở các thể chế có tính tập trung cao hơn. Trên bình diện vĩ mô, chính cách đánh giá của Nhà nƣớc về các tiêu chí thành công hay thất bại của lãnh đạo địa phƣơng trong điều hành kinh tế xã hội ở địa phƣơng sẽ ảnh hƣởng đến cách thức hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng. Nếu Nhà nƣớc tạo lập nên sự cạnh tranh và đòi hỏi sự minh bạch trong đánh giá thành công, thất bại của địa phƣơng trong phát triển kinh tế - xã hội thì công tác hoạch định chiến lƣợc sẽ có chất lƣợng cao và ngƣợc lại nó sẽ ít nhiều mang tính hình thức.

24

1.4.4 Văn hóa xây dựng chiến lược

Do vậy, văn hóa xây dựng chiến lƣợc chính là cách thức mà các tổ chức tiến hành quá trình hình thành nên chiến lƣợc. Thông thƣờng ở các địa phƣơng, việc xây dựng chiến lƣợc thƣờng đƣợc thể hiện trong các nghị quyết của Đảng, thông thƣờng đƣợc thông qua ở các kỳ đại hội. Việc soạn thảo chiến lƣợc thƣờng đƣợc tiến hành bởi các cơ quan tham mƣu chức năng hoặc tổ soạn thảo văn kiện đại hội. Ít khi có sự phản biện hoặc tƣ vấn của các tổ chức tƣ vấn chiến lƣợc hoặc các chuyên gia chiến lƣợc. Các lãnh đạo địa phƣơng thƣờng sẽ lựa chọn phƣơng pháp hoạch định, đề xuất mục tiêu chiến lƣợc dƣới sức tác động của văn hóa. Văn hóa coi trọng đồng thuận có thể dẫn đến những phƣơng án chiến lƣợc tầm tầm, mang nặng sự thỏa hiệp, các phƣơng án mà các nhà hoạch định thƣờng gọi tên là "chiến lƣợc gai quả mít". Văn hóa coi trọng sự thay đổi có tính đột phá có thể dẫn đến những phƣơng án chiến lƣợc táo bạo và có tính thách thức. Chẳng hạn, địa phƣơng có văn hóa mang tính chinh phục, dám cạnh tranh để chiến thắng thì công tác hoạch định chiến lƣợc sẽ khác với những địa phƣơng có văn hóa an toàn, chỉ cố gắng không thua kém các địa phƣơng trong vùng.

25

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH CÁC TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ĐẠI LỘC

2.1. Khái quát chung về kinh tế xã hội huyện Đại Lộc

2.1.1. Một số nét chung về Huyện Đại Lộc

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Đại Lộc

(Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Đại Lộc)

Đại Lộc có lịch sử khá lâu đời. Danh xƣng Đại Lộc (có nghĩa là chân núi lớn) xuất hiện vào năm 1899 khi nhà Nguyễn có sắc lệnh thành lập huyện Đại Lộc, nhƣng vùng đất này đã có tên trên bản đồ nƣớc Đại Việt từ năm 1306 khi vua Trần Anh Tông lập ra Hóa Châu. Trải qua bao biến động của lịch sử, địa giới hành chính có nhiều thay đổi nhƣng tên gọi Đại Lộc luôn đƣợc lƣu giữ cùng với bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa và quá trình phát triển không ngừng của vùng đất này.

26

Là một huyện trung du nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Nam, Đại Lộc có tổng diện tích tự nhiên 587,085 km2, dân số trung bình (năm 2013) là 149.315 ngƣời, bao gồm 17 xã và 1 thị trấn, đƣợc chia thành 3 vùng:

- Vùng A: gồm 5 xã: Đại Sơn, Đại Lãnh, Đại Hồng, Đại Đồng, Đại Hƣng. - Vùng B: gồm 7 xã: Đại Minh, Đại Phong, Đại Cƣờng, Đại Tân, Đại Chánh, Đại Thạnh và Đại Thắng.

- Vùng C: gồm 5 xã: Đại Nghĩa, Đại Hiệp, Đại Hoà, Đại An, Đại Quang và thị trấn Ái Nghĩa.

Trong đó có 9 xã miền núi, gồm 5 xã vùng A: Đại Sơn, Đại Lãnh, Đại Hồng, Đại Hƣng, Đại Đồng; 3 xã vùng B: Đại Tân, Đại Chánh, Đại Thạnh và một xã vùng C là Đại Quang.

Đại Lộc vừa là một trong những cửa ngõ phía Bắc của Quảng Nam, giáp sát với thành phố Đà Nẵng, đô thị lớn nhất Miền Trung, một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nƣớc, vừa là hành lang kết nối Vùng Đông Quảng Nam phát triển năng động với các huyện Tây Bắc (Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang) tƣơng đối dồi dào tài nguyên, nguyên liệu thông qua Quốc lộ 14B, là tuyến giao thông huyết mạch nối từ cảng Đà Nẵng lên Quốc lộ 14D và đƣờng Hồ Chí Minh, một nhánh lên cửa khẩu Nam Giang, sau đó đi các tỉnh Nam Lào, nhánh còn lại đi cửa khẩu Bờ Y và các tỉnh Tây Nguyên. Xét rộng hơn, Đại Lộc nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, có nhiều tiềm năng để phát triển, nhất là phát triển công nghiệp với lợi thế từ vị trí địa lý, từ nguồn nguyên liệu đa dạng, lực lƣợng lao động trẻ. Do đó, Đại Lộc có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần hiện thực hóa định hƣớng đƣa Quảng Nam thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.

Dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền các cấp trên địa bàn huyện, sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của cán bộ và nhân dân trong huyện, sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ, đầu tƣ của Trung ƣơng, của Tỉnh, trong những

27

năm qua, huyện Đại Lộc đã phát huy cao truyền thống anh hùng cách mạng, ý chí tự lực tự cƣờng, đoàn kết thống nhất, cần cù sáng tạo, đã không ngừng nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao, vƣợt qua bao khó khăn, thách thức, đƣa sự nghiệp xây dựng, đổi mới huyện nhà đạt những thành tựu quan trọng.

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế luôn đƣợc duy trì ở mức khá, quy mô tăng trƣởng giá trị sản xuất liên tục tăng qua các năm, trong đó, lĩnh vực công nghiệp có sự chuyển dịch đáng kể, luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, tạo đƣợc nhiều bƣớc đột phá và luôn giữ vai trò là ngành kinh tế chủ lực của huyện. Mạng lƣới cụm công nghiệp tăng nhanh về quy mô và chất lƣợng, nhiều doanh nghiệp đầu tƣ, hoạt động ổn định và hiệu quả đã góp phần đƣa Đại Lộc nhanh chóng trở thành một trong những địa phƣơng có tiềm năng phát triển công nghiệp lớn của Tỉnh.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đạt kết quả bƣớc đầu khả quan. Từng bƣớc phá thế thuần nông, độc canh, đƣa nông nghiệp tiến dần lên sản xuất hàng hoá, hình thành đƣợc các vùng tập trung chuyên canh cây nguyên liệu phục vụ công nghiệp, sản xuất lƣơng thực, thực phẩm, vấn đề đầu ra sản phẩm ngày càng đƣợc cải thiện.

Kết cấu hạ tầng đƣợc đầu tƣ xây dựng khá đồng bộ. Một số công trình lớn trên địa bàn đƣợc đầu tƣ xây dựng và đƣa vào sử dụng nhƣ Quốc lộ 14B, cầu Hà Nha, Khu đô thị Nam tuyến đƣờng ĐT609, đƣờng nội thị Ái Nghĩa ... Hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, bƣu chính-viễn thông và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giáo dục, y tế, VHTT - TDTT, truyền thanh-phát lại truyền hình từng bƣớc đƣợc đầu tƣ đã góp phần làm thay đổi diện mạo và tạo thêm

Một phần của tài liệu luận văn chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện đại lộc đến năm 2020 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)