Sứ mệnh của huyện Đại Lộc

Một phần của tài liệu luận văn chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện đại lộc đến năm 2020 (Trang 84)

Với những tiềm năng hiện có cũng nhƣ với lợi thế của một địa phƣơng cửa ngõ của tỉnh Quảng Nam, có thể xác định sứ mệnh của huyện Đại Lộc nhƣ sau:

- Là đầu tàu kinh tế của tỉnh Quảng Nam

- Khai thác tối đa nguồn lực con ngƣời và lợi thế so sánh của huyện Đại Lộc để đƣa huyện Đại Lộc cơ bản thành huyện công nghiệp vào năm 2020.

3.3.2. Tầm nhìn huyện Đại Lộc đến năm 2020

Trên cơ sở thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Đại Lộc cũng nhƣ những tiềm năng, cơ hội, nguồn lực của địa phƣơng, tác giả đề xuất tầm nhìn của huyện Đại Lộc đến năm 2020 sẽ là:

- Đến năm 2020 huyện Đại Lộc là một trung tâm kinh tế đứng thứ 2 của của tỉnh (sau huyện Điện Bàn), là một đô thị trọng điểm phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam

- Là Trung tâm công nghiệp của tỉnh và khu vực, phục vụ cho thị trƣờng Miền Trung – Tây Nguyên và xuất khẩu cho các nƣớc ASIAN, Hàn Quốc, Nhật Bản…

- Có nền nông nghiệp cơ bản hiện đại, sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của địa phƣơng, các huyện Tây Bắc Quảng Nam và Thành Phố Đà Nẵng.

- Là trung tâm dịch vụ tổng hợp khu vực Bắc-Tây Bắc Quảng Nam đáp ứng nhu cầu cho Đại Lộc và các huyện Tây Bắc Quảng Nam.

3.3.3. Mục tiêu chiến lược phát triển KT – XH

3.3.3.1. Mục tiêu chung

Tập trung huy động mọi nguồn lực cho phát triển KT-XH, trong đó, ƣu tiên tập trung đầu tƣ cho một số ngành, lĩnh vực có lợi thế so sánh và có hiệu quả cao là phát triển các cụm công nghiệp, kinh tế trang trại, vùng cây nguyên

78

liệu,công nghiệp chế biến và các làng nghề địa phƣơng. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thƣơng mại-dịch vụ theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn để nhanh chóng hình thành cơ cấu kinh tế phù hợp với định hƣớng của Tỉnh và điều kiện thực tế của Huyện. Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hoá xã hội, quốc phòng-an ninh, đặc biệt chú trọng xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Từ nay đến năm 2020 phấn đấu xây dựng kết cấu hạ tầng tƣơng đối đồng bộ để tạo nền tảng vững chắc cho tăng trƣởng nhanh và ổn định trong giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo.

3.3.2.2. Các mục tiêu cụ thể Mục tiêu về kinh tế

Tăng dần tỷ trọng công nghiệp-xây dựng, thƣơng mại-dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của nông-lâm nghiệp để đến năm 2020 có tỷ trọng giá trị sản xuất của lĩnh vực phi nông nghiệp khoảng 90% và lĩnh vực nông nghiệp khoảng 10%. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm cao hơn mức bình quân toàn Tỉnh, đạt từ 14% trở lên. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Xây dựng nền tảng kinh tế ngày càng vững mạnh để tạo đà phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tiếp theo, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển KTXH của Tỉnh đặc biệt là góp phần thực hiện định hƣớng đƣa Quảng Nam thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.

Mục tiêu về xã hội

Về giáo dục - đào tạo: Nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo toàn diện, chú trọng nâng cao dân trí, bồi dƣỡng nhân tài, tăng cƣờng cơ sở vật chất cho giáo dục, đẩy mạnh xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia. Hoàn thành phổ cập trung học phổ thông. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 là trên 40%, năm 2020 là trên 60%, tạo bƣớc đột phá trong chuyển dịch cơ cấu lao động.

79

Về y tế: Đảm bảo tốt công tác chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân ở tất cả các tuyến. Thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình y tế quốc gia, hạn chế tối đa các bệnh xã hội, bệnh nghề nghiệp, đặc biệt phòng chống triệt để việc lây nhiễm HIV/AISD. Đạt chỉ tiêu 08 bác sĩ/vạn dân (2015) và 10 bác sĩ/vạn dân (2020).

Tốc độ giảm nghèo (theo chuẩn nghèo hiện hành) bình quân 3 - 4%/năm. Tốc độ tăng dân số giai đoạn 2016-2020 là 0,86%. Quy mô dân số dự kiến đến năm 2020: 157.180 ngƣời. Phấn đấu đến năm 2020 có 85-90% số lao động trong độ tuổi có việc làm.

Giảm tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng xuống dƣới 10% năm 2015, dƣới 5% năm 2020.

Nâng cao dân trí và giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao mức hƣởng thụ văn hoá cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc vùng cao của huyện.

Mục tiêu về môi trường

Đến năm 2015, khoảng 90% tổng lƣợng chất thải rắn sinh hoạt đô thị đƣợc thu gom, xử lý bảo đảm môi trƣờng, đến năm 2020 tỷ lệ này đạt trên 95% và đến năm 2025 đạt trên 97%.

Bảo vệ tốt thiên nhiên và môi trƣờng sinh thái. Xử lý chất thải sản xuất, sinh hoạt đạt yêu cầu. Tăng cƣờng công tác chăm sóc bảo vệ rừng, phát triển nghề rừng. Áp dụng các hệ thống canh tác phù hợp với đặc điểm đất đai của huyện để chống suy thoái đất nông nghiệp. Bảo vệ môi trƣờng nƣớc, bảo vệ và phát triển lâu bền nguồn đa dạng sinh học.

3.4. Các phƣơng án chiến lƣợc

Trƣớc hết căn cứ vào mô hình SWOT về đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức của địa phƣơng tại chƣơng 2, để thực hiện đƣợc mục tiêu chiến lƣợc đã định ra có thể sử dụng các phƣơng án chiến lƣợc sau:

80

3.4.1 Phương án Chiến lược 1

Phƣơng án chiến lƣợc S/O: Sử dụng những điểm mạnh bên trong của

địa phƣơng để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Phƣơng án chiến lƣợc sẽ là

khác biệt hóa.

Sử dụng phƣơng án này yêu cầu địa phƣơng phải phát huy tốt những thế mạnh nội lực nhƣ là quỹ đất phát triển nông nghiệp, quỹ đất phát triển công nghiệp, điều kiện nguồn nhân lực và hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, mạng lƣới giao thông và vị trí của ngõ của mình để thu hút đầu tƣ từ bên ngoài. Phát huy đƣợc tốt những nội lực bên trong này sẽ tạo ra sự cạnh tranh cao trong việc thu hút việc đầu tƣ từ địa phƣơng khác hay các doanh nghiệp nƣớc ngoài mà quan trọng nhất là tận dụng đƣợc cơ hội dịch chuyển đầu tƣ, di chuyển địa điểm sản xuất của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp từ thành phố Đà Nẵng lân cận.

Ƣu điểm của phƣơng án này là: phát huy đƣợc các lợi thế so sánh của địa phƣơng để thu hút đầu tƣ từ bên ngoài địa phƣơng. Các lợi thế so sánh nổi trội có tác dụng thu hút đầu tƣ là nguồn nhân lực giá rẻ dồi dào, quỹ đất đai còn khá đảm bảo, vị trí địa lý nằm ở khu vực khá thuận lợi về giao thông cũng nhƣ gần các khu công nghiệp.

Hạn chế của phƣơng án này: chủ yếu chờ đón và tận dụng cơ hội từ việc dịch chuyển đầu tƣ, dịch chuyển địa điểm sản xuất từ các địa phƣơng ngoài tỉnh mà cụ thể là Đà Nẵng. Địa phƣơng chủ yếu thu lợi từ việc giải quyết lao động việc làm của các công ty và đa phần nguồn thu từ các doanh nghiệp lớn sẽ chuyển về Tỉnh theo quy định. Địa phƣơng phải thận trọng trong việc lựa chọn tiếp nhận đầu tƣ nhằm bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo an toàn trật tự xã hội, đảm bảo phát triển bền vững.

Muốn thực hiện thành công phƣơng án này yêu cầu địa phƣơng phải thực hiện tốt việc thu hút, xúc tiến đầu tƣ. Chủ động đào tạo lao động có tay

81

nghề đảm bảo và tác phong làm việc công nghiệp. Quan trọng nhất vẫn là quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đô thị nhà ở, vùng nguyên liệu…

3.4.2. Phương án chiến lược 2

Phƣơng án chiến lƣợc W/O: Là chiến lƣợc nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Phƣơng án chiến lƣợc sẽ là tập trung hóa

Sử dụng phƣơng án này địa phƣơng phải xác định rõ những điểm hạn chế cần khắc phục để phát triển kinh tế xã hội đến thời điểm 2020. Cụ thể đó là: Xuất phát điểm của kinh tế, xã hội còn thấp; chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa cao đội ngũ lao động có trình độ tay nghề chƣa đảm bảo, tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo còn thấp, trình độ khoa học công nghệ còn ở mức thấp. Trình độ kỹ thuật và quản lý còn hạn chế. Nguồn lực tài chính còn yếu; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích còn thấp; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chƣa đi mạnh vào sản xuất hàng hoá; đầu ra của sản xuất không ổn định. Đặc biệt Đại Lộc là vùng thƣờng xuyên xảy ra thiên tai nhất là lũ, lụt.

Để khắc phục những điểm yếu này địa phƣơng có thể tranh thủ sự dịch chuyển đầu tƣ công nghiệp từ Đà Nẵng, sử dụng hiệu quả ngồn vốn ngân sách của tỉnh cho phát triển công nghiệp và hạ tầng đô thị. Tận dụng việc phát triển hệ thống thủy điện thuộc chƣơng trình quốc gia và mạng lƣới hồ, đập chứa nƣớc để khắc phục tình trạng ngập úng…

Ƣu điểm của phƣơng án này: địa phƣơng có thể tranh thủ đầu tƣ của tỉnh, của các nhà đầu tƣ để cải thiện những yếu điểm do xuất phát điểm của nền kinh tế còn khá thấp. Từ đó địa phƣơng có khả năng nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất của mình, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

82

Hạn chế của phƣơng án này: phụ thuộc khá nhiều từ nguồn ngân sách của Tỉnh. Không thực sự chủ động trong việc phát triển kinh tế địa phƣơng.

3.4.3. Phương án chiến lược 3

Phƣơng án chiến lƣợc S/T: Là chiến lƣợc sử dụng các điểm mạnh của

địa phƣơng để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hƣởng của những mối đe doạ bên ngoài. Phƣơng án chiến lƣợc sẽ là dẫn đầu về chi phí thấp

Xác định rõ những nguy cơ, đe dọa đối với địa phƣơng hiện nay là: Đầu tƣ nƣớc ngoài và thị trƣờng xuất khẩu bị sụt giảm do các khó khăn của kinh tế thế giới; đầu tƣ trong nƣớc hạn chế do phần lớn các doanh nghiệp trong nƣớc gặp khó khăn; lĩnh vực xây dựng sụt giảm do tác động từ chính sách thắt chặt đầu tƣ công; sức mua của thị trƣờng trong nƣớc cũng bị hạn chế do tăng trƣởng kinh tế sụt giảm, lạm phát cao,...

Để đối mặt với những thách thức này yêu cầu địa phƣơng phải phát huy tối đa lợi thế so sánh của mình để thu hút đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống hạ tầng đƣợc đầu tƣ căn bản, vùng nguyên liệu dồi dào và thuận tiện về khoảng cách vận chuyển, nguồn nhân lực dồi dào với giá rẻ và chi phí cuộc sống thấp sẽ là đặc điểm hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tƣ.

Ƣu điểm của phƣơng án này: tận dụng, phát huy đƣợc những lợi thế của địa phƣơng để xây dựng củng cố nền kinh tế địa phƣơng trƣớc tình trạng suy thoái kinh tế chung của cả nƣớc.

Hạn chế của phƣơng án: phƣơng án này chỉ có ý nghĩa ngắn hạn, không chủ động tạo đƣợc sự bức phá cho kinh tế địa phƣơng trong tƣơng lai, không đảm bảo tận dụng hết những cơ hội mà địa phƣơng có thể có đƣợc tính đến 2020.

3.4.4. Phương án chiến lược 4

Phƣơng án chiến lƣợc W/T: là các chiến lƣợc phòng thủ nhằm làm

giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe doạ từ bên ngoài đối với địa phƣơng. Phƣơng án chiến lƣợc sẽ là thu hẹp, lược bỏ

83

Sử dụng phƣơng án này địa phƣơng có xu hƣớng tập trung đầu tƣ vào lĩnh vực An sinh xã hội, với mục tiêu đặt ra là nâng cao chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân, đảm bảo bình ổn giá, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, hỗ trợ ngƣời dân sản xuất kinh doanh, hỗ trọ ngƣời dân về khoa học công nghệ, tận dụng tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cố định từ ngân sách nhà nƣớc, nguồn vốn từ ngân hàng chính sách để thoát nghèo và đẩy mạnh sản xuất.

Ƣu điểm của phƣơng án này: Ổn định đƣợc đời sống xã hội trong giai đoạn suy thoái kinh tế cả nƣớc. đảm bảo duy trì đƣợc chất lƣợng đời sống xã hội góp phần duy trì chất lƣợng dân số trong đó có chất lƣợng nguồn nhân lực.

Hạn chế của phƣơng án này: không tạo đƣợc sự bức phá trong phát triển kinh tế xã hội. không tận dụng phát huy đƣợc hết nguồn lực của địa phƣơng cũng nhƣ các cơ hội cho phát triển. Đặc biệt phụ thuộc và trở thành gánh nặng cho ngân sách Tỉnh.

3.4.5. Xác định phương án chiến lược:

Trong quản trị chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội nhƣ đã trình bày ở chƣơng 1, xét theo yếu tố nguồn lực có thể xây dựng các loại chiến lƣợc với những nội dung khác nhau nhƣ chiến lƣợc dựa vào sức lực bên trong (nội lực), chiến lƣợc dựa vào sức bên ngoài (ngoại lực), chiến lƣợc kết hợp nội lực và ngoại lực.

Sử dụng mô hình SWOT để phân tích đặc điểm địa phƣơng và đã xác định các phƣơng án chiến lƣợc trên cơ sở các điểm mạnh, yếu các cơ hội và thách thức. Các phƣơng án trên đều phù hợp với tình hình phát triển của địa phƣơng nhƣng mỗi phƣơng án đều có những ƣu điểm và hạn chế nhất định. Việc lựa chọn phƣơng án chiến lƣợc phải đảm bảo mang tính toàn diện và có tác động tổng thể đến mọi lĩnh vực của kinh tế xã hội. Việc lựa chọn sử dụng mỗi phƣơng án chiến lƣợc trên đều mạng lại hiệu quả và tiến tới việc đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra nhƣng vấn đề là phƣơng án nào mang lại triển vọng phát

84

triển cho địa phƣơng nhiều nhất và đảm bảo khai thác đƣợc tối đa các nguồn lực của địa phƣơng và tận dụng tốt các cơ hội từ bên ngoài.

Tiếp cận dƣới góc nhìn của quản trị chiến lƣợc, theo quan điểm cá nhân của mình, dựa vào các phân tích thực trạng chiến lƣợc ở chƣơng 2, dựa vào kết quả dự báo đã đề ra ở phần trên tác giả chọn lựa phƣơng án chiến lƣợc (S/O): Khác biệt hóa. Đây cũng là phƣơng án chiến lƣợc khá tƣơng đồng với phƣơng án chiến lƣợc hỗn hợp trong xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội đó là kết hợp nội lực và ngoại lực.

Các điểm mạnh của địa phương được xác định là các yếu tố thuộc về nội lực và chủ yếu tập trung vào các yếu tố đó là:

Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ trên cơ sở cơ cấu dân số vàng của địa phƣơng và truyền thống lao động cần cù sáng tạo cũng nhƣ khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu tự nhiên tại địa phƣơng.

Lợi thế về quỹ đất và cơ cấu hạ tầng khá đảm bảo của các cụm công nghiệp. Nguồn tài nguyên và vùng nguyên liệu khá dồi dào, đa dạng.

Các cơ hội của địa phương được xác định là các yếu tố ngoại lực và chủ yếu là :

- Xu hƣớng dịch chuyển địa điểm của khu vực sản xuất của các doanh nghiệp từ Đà Nẵng đến Việt Nam. Quỹ đất phát triển công nghiệp của Đà Nẵng không nhiều và sắp lấp đầy.

- Sự hình thành và phát triển của Hành lang kinh tế Đông Tây EWEC1, Để thực hiện có hiệu quả phƣơng án chiến lƣợc này địa phƣơng phải xác định rõ định hƣớng cho mình là ƣu tiên đầu tƣ đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, tăng cƣờng thu hút đầu tƣ, ƣu tiên các dự án đầu tƣ ―sạch‖ đảm bảo thân thiện môi trƣờng và xã hội, đặc biệt ƣu tiên công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp, xem đầu tư phát triển công nghiệp chế biến là khâu đột phát chiến lược.

85

3.5.Các giải pháp thực hiện

Một phần của tài liệu luận văn chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện đại lộc đến năm 2020 (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)