Các nhân tố ảnh hƣởng đến nội dung xây dựng chiến lƣợc phát triển

Một phần của tài liệu luận văn chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện đại lộc đến năm 2020 (Trang 29)

kinh tế xã hội địa phƣơng

Việc xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng chịu sự chi phối của các nhân tố khác nhau. Các nhân tố này rất đa dạng và cƣờng độ tác động không giống nhau, trong đó có thể dẫn ra các yếu tố chính sau: (1) năng lực của nhà lãnh đạo địa phƣơng; (2) chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ; (3) thể chế của Nhà nƣớc; (4) văn hóa xây dựng chiến lƣợc.

1.4.1 Năng lực của các nhà lãnh đạo địa phương

Hoạch định chiến lƣợc là công việc của các nhà lãnh đạo, vì lãnh đạo thực chất là định hƣớng và truyền động lực. Vì vậy, trình độ, kiến thức và kỹ năng của họ là nhân tố quyết định đến chất lƣợng của hoạch định. Ở các đơn vị cấp huyện, những ngƣời này thƣờng là Bí thƣ huyện ủy, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, các Ủy viên thƣờng vụ huyện ủy, các thành viên thƣờng trực Ủy ban huyện. Nếu các nhà quản trị có tầm nhìn xa, có tƣ duy sâu sắc thì kết quả là sẽ có một chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội thành công, còn ngƣợc lại sẽ là một chiến lƣợc yếu kém, thiếu tính thực tiễn. Năng lực của nhà hoạch định thể hiện ở khả năng phân tích và dự báo trên cơ sở hệ dữ liệu thông tin chiến lƣợc. Chất lƣợng của hoạch định phụ thuộc rất nhiều vào khả năng dự báo và phân tích của nhà quản trị. Nhà quản trị phải biết cách phân tích các thông tin chiến lƣợc để từ đó có dự báo về xu hƣớng chủ yếu về kinh tế - xã hội liên quan đến địa phƣơng mình.

23

1.4.2 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội lãnh thổ

Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội cấp huyện sẽ bị chi phối bởi Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội cấp cao hơn, có thể là cấp tỉnh hoặc cấp vùng. Sự chi phối này thể hiện ở quản lý hành chính cũng nhƣ tính phụ thuộc và chi phối lẫn nhau trong quá trình phát triển của các khu vực địa lý. Thông thƣờng, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của huyện sẽ phải dựa trên chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo trật tự hành chính và quản lý nhà nƣớc, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của huyện là sự cụ thể hóa các mục tiêu chiến lƣợc của cấp tỉnh ở phạm vi huyện.

1.4.3 Thể chế của Nhà nước

Nhà nƣớc chi phối công tác hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội cấp huyện từ hai khía cạnh: khía cạnh thứ nhất trong vai trò của ngƣời điều tiết nền kinh tế, khía cạnh thứ hai trong vai trò quản lý trực tiếp các đơn vị hành chính bằng các quy định. Việc hoạch định chiến lƣợc của địa phƣơng sẽ chịu sự điều chỉnh của các căn cứ pháp lý cũng nhƣ các quy định đƣợc hợp thành thể chế của quốc gia. Nếu thể chế tạo ra sự tự chủ mạnh cho địa phƣơng thì việc hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng khác với việc hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội ở các thể chế có tính tập trung cao hơn. Trên bình diện vĩ mô, chính cách đánh giá của Nhà nƣớc về các tiêu chí thành công hay thất bại của lãnh đạo địa phƣơng trong điều hành kinh tế xã hội ở địa phƣơng sẽ ảnh hƣởng đến cách thức hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng. Nếu Nhà nƣớc tạo lập nên sự cạnh tranh và đòi hỏi sự minh bạch trong đánh giá thành công, thất bại của địa phƣơng trong phát triển kinh tế - xã hội thì công tác hoạch định chiến lƣợc sẽ có chất lƣợng cao và ngƣợc lại nó sẽ ít nhiều mang tính hình thức.

24

1.4.4 Văn hóa xây dựng chiến lược

Do vậy, văn hóa xây dựng chiến lƣợc chính là cách thức mà các tổ chức tiến hành quá trình hình thành nên chiến lƣợc. Thông thƣờng ở các địa phƣơng, việc xây dựng chiến lƣợc thƣờng đƣợc thể hiện trong các nghị quyết của Đảng, thông thƣờng đƣợc thông qua ở các kỳ đại hội. Việc soạn thảo chiến lƣợc thƣờng đƣợc tiến hành bởi các cơ quan tham mƣu chức năng hoặc tổ soạn thảo văn kiện đại hội. Ít khi có sự phản biện hoặc tƣ vấn của các tổ chức tƣ vấn chiến lƣợc hoặc các chuyên gia chiến lƣợc. Các lãnh đạo địa phƣơng thƣờng sẽ lựa chọn phƣơng pháp hoạch định, đề xuất mục tiêu chiến lƣợc dƣới sức tác động của văn hóa. Văn hóa coi trọng đồng thuận có thể dẫn đến những phƣơng án chiến lƣợc tầm tầm, mang nặng sự thỏa hiệp, các phƣơng án mà các nhà hoạch định thƣờng gọi tên là "chiến lƣợc gai quả mít". Văn hóa coi trọng sự thay đổi có tính đột phá có thể dẫn đến những phƣơng án chiến lƣợc táo bạo và có tính thách thức. Chẳng hạn, địa phƣơng có văn hóa mang tính chinh phục, dám cạnh tranh để chiến thắng thì công tác hoạch định chiến lƣợc sẽ khác với những địa phƣơng có văn hóa an toàn, chỉ cố gắng không thua kém các địa phƣơng trong vùng.

25

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH CÁC TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ĐẠI LỘC

2.1. Khái quát chung về kinh tế xã hội huyện Đại Lộc

2.1.1. Một số nét chung về Huyện Đại Lộc

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Đại Lộc

(Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Đại Lộc)

Đại Lộc có lịch sử khá lâu đời. Danh xƣng Đại Lộc (có nghĩa là chân núi lớn) xuất hiện vào năm 1899 khi nhà Nguyễn có sắc lệnh thành lập huyện Đại Lộc, nhƣng vùng đất này đã có tên trên bản đồ nƣớc Đại Việt từ năm 1306 khi vua Trần Anh Tông lập ra Hóa Châu. Trải qua bao biến động của lịch sử, địa giới hành chính có nhiều thay đổi nhƣng tên gọi Đại Lộc luôn đƣợc lƣu giữ cùng với bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa và quá trình phát triển không ngừng của vùng đất này.

26

Là một huyện trung du nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Nam, Đại Lộc có tổng diện tích tự nhiên 587,085 km2, dân số trung bình (năm 2013) là 149.315 ngƣời, bao gồm 17 xã và 1 thị trấn, đƣợc chia thành 3 vùng:

- Vùng A: gồm 5 xã: Đại Sơn, Đại Lãnh, Đại Hồng, Đại Đồng, Đại Hƣng. - Vùng B: gồm 7 xã: Đại Minh, Đại Phong, Đại Cƣờng, Đại Tân, Đại Chánh, Đại Thạnh và Đại Thắng.

- Vùng C: gồm 5 xã: Đại Nghĩa, Đại Hiệp, Đại Hoà, Đại An, Đại Quang và thị trấn Ái Nghĩa.

Trong đó có 9 xã miền núi, gồm 5 xã vùng A: Đại Sơn, Đại Lãnh, Đại Hồng, Đại Hƣng, Đại Đồng; 3 xã vùng B: Đại Tân, Đại Chánh, Đại Thạnh và một xã vùng C là Đại Quang.

Đại Lộc vừa là một trong những cửa ngõ phía Bắc của Quảng Nam, giáp sát với thành phố Đà Nẵng, đô thị lớn nhất Miền Trung, một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nƣớc, vừa là hành lang kết nối Vùng Đông Quảng Nam phát triển năng động với các huyện Tây Bắc (Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang) tƣơng đối dồi dào tài nguyên, nguyên liệu thông qua Quốc lộ 14B, là tuyến giao thông huyết mạch nối từ cảng Đà Nẵng lên Quốc lộ 14D và đƣờng Hồ Chí Minh, một nhánh lên cửa khẩu Nam Giang, sau đó đi các tỉnh Nam Lào, nhánh còn lại đi cửa khẩu Bờ Y và các tỉnh Tây Nguyên. Xét rộng hơn, Đại Lộc nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, có nhiều tiềm năng để phát triển, nhất là phát triển công nghiệp với lợi thế từ vị trí địa lý, từ nguồn nguyên liệu đa dạng, lực lƣợng lao động trẻ. Do đó, Đại Lộc có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần hiện thực hóa định hƣớng đƣa Quảng Nam thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.

Dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền các cấp trên địa bàn huyện, sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của cán bộ và nhân dân trong huyện, sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ, đầu tƣ của Trung ƣơng, của Tỉnh, trong những

27

năm qua, huyện Đại Lộc đã phát huy cao truyền thống anh hùng cách mạng, ý chí tự lực tự cƣờng, đoàn kết thống nhất, cần cù sáng tạo, đã không ngừng nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao, vƣợt qua bao khó khăn, thách thức, đƣa sự nghiệp xây dựng, đổi mới huyện nhà đạt những thành tựu quan trọng.

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế luôn đƣợc duy trì ở mức khá, quy mô tăng trƣởng giá trị sản xuất liên tục tăng qua các năm, trong đó, lĩnh vực công nghiệp có sự chuyển dịch đáng kể, luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, tạo đƣợc nhiều bƣớc đột phá và luôn giữ vai trò là ngành kinh tế chủ lực của huyện. Mạng lƣới cụm công nghiệp tăng nhanh về quy mô và chất lƣợng, nhiều doanh nghiệp đầu tƣ, hoạt động ổn định và hiệu quả đã góp phần đƣa Đại Lộc nhanh chóng trở thành một trong những địa phƣơng có tiềm năng phát triển công nghiệp lớn của Tỉnh.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đạt kết quả bƣớc đầu khả quan. Từng bƣớc phá thế thuần nông, độc canh, đƣa nông nghiệp tiến dần lên sản xuất hàng hoá, hình thành đƣợc các vùng tập trung chuyên canh cây nguyên liệu phục vụ công nghiệp, sản xuất lƣơng thực, thực phẩm, vấn đề đầu ra sản phẩm ngày càng đƣợc cải thiện.

Kết cấu hạ tầng đƣợc đầu tƣ xây dựng khá đồng bộ. Một số công trình lớn trên địa bàn đƣợc đầu tƣ xây dựng và đƣa vào sử dụng nhƣ Quốc lộ 14B, cầu Hà Nha, Khu đô thị Nam tuyến đƣờng ĐT609, đƣờng nội thị Ái Nghĩa ... Hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, bƣu chính-viễn thông và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giáo dục, y tế, VHTT - TDTT, truyền thanh-phát lại truyền hình từng bƣớc đƣợc đầu tƣ đã góp phần làm thay đổi diện mạo và tạo thêm nhiều động lực phát triển mới cho Đại Lộc.

Đại Lộc, trong từng bƣớc phát triển đã chăm lo giải quyết các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, xóa đói giảm nghèo, đời sống nông dân và diện mạo nông thôn đã và đang có những thay

28

đổi căn bản. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở không ngừng đƣợc củng cố, kiện toàn, phát huy tốt vai trò và hiệu quả hoạt động.

Những thành tựu đã đạt đƣợc đã đƣa Đại Lộc trở thành một địa phƣơng phát triển tƣơng đối năng động, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của Tỉnh. Những thành tựu này không chỉ thể hiện sự đúng đắn của đƣờng lối đổi mới của Đảng, sự đầu tƣ có hiệu quả của Trung ƣơng, của Tỉnh mà còn khẳng định năng lực nội sinh rất lớn của huyện Đại Lộc.

Tuy nhiên, so với xu thế chung, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế: tiềm lực trong dân còn nghèo, nguồn thu ngân sách hạn hẹp, không có điều kiện tích lũy để tái sản xuất mở rộng; các nguồn đầu tƣ còn hạn chế nên chƣa khai thác, phát huy mạnh các tiềm năng, lợi thế của huyện; kết cấu hạ tầng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển; mức tăng trƣởng kinh tế chƣa cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; trình độ sản xuất còn thấp, quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ còn nhỏ lẻ, manh mún; các nguồn lực đầu tƣ cho lĩnh vực văn hoá-xã hội chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Bên cạnh đó, Đại Lộc là một huyện nằm trong vùng trọng điểm lũ của tỉnh, hằng năm phải gánh chịu thiệt hại và khắc phục hậu quả lũ lụt đã làm cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của phần lớn các địa phƣơng trong huyện gặp rất nhiều khó khăn và thách thức.

2.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

2.1.2.1. Thực trạng phát triển Công nghiệp

Giá trị sản xuất của ngành Công nghiệp năm 2013 là 1.777 tỷ đồng tăng hơn 6 lần so với năm 2006, chiếm 55,48% trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn huyện và chiếm 81,92% trong giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng. Trong giai đoạn 2006-2013, tốc độ tăng giá trị sản xuất Công nghiệp tăng bình quân 29,60%.

29

Trong giai đoạn 2006-2013 thì ngành công nghiệp chế biến và chế tạo đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra giá trị sản xuất ngành công nghiệp, năm 2006 chiếm 85,19% đến năm 2013 chiếm 95,96%, tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 39,09%. Công nghiệp khai thác chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hƣớng giảm dần (năm 2006 chiếm 9,93% đến năm 2013 chiếm 4,10%), tốc độ tăng trƣởng rất chậm, bình quân hàng năm tăng 10,08%. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hƣớng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến là ngành có giá trị gia tăng cao hơn và ít sử dụng tài nguyên, ít gây ô nhiễm môi trƣờng hơn các ngành công nghiệp khai thác.

75% 80% 85% 90% 95% 100% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Công nghiệp khai thác Công nghiệp chế biến

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành công nghiệp

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các số liệu thống kê)

Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp thời gian qua theo hƣớng tích cực và nhanh, sự dịch chuyển giữa cơ cấu của ngành khai thác sang công nghiệp chế biến và sản xuất sau 8 năm đạt 11,22%, năm 2006 chiếm tỷ trọng 15,27% đến năm 2013 chỉ còn 4,05% trong cơ cấu nội bộ ngành.

Xét theo thành phần kinh tế thì kinh tế ngoài nhà nƣớc đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra giá trị sản xuất giai đoạn vừa qua, chiếm 67,25% vào năm 2013 tăng 15,55% so với năm 2006. Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong

30

những năm đầu giai đoạn thì giá trị sản xuất bằng 0 nhƣng từ năm 2007 đến này tốc độ tăng trung bình là 15,23%.

Sản xuất Công nghiệp của huyện những năm qua phát triển mạnh và đồng bộ theo 2 hƣớng: công nghiệp tập trung ở các cụm công nghiệp và công nghiệp phân tán, làng nghề ở các địa phƣơng có điều kiện.

Huyện đã tiến hành định vị qui hoạch 23 cụm công nghiệp vừa và nhỏ, với qui mô 656 ha, địa phƣơng đã triển khai thực hiện công tác quy hoạch chi tiết và đầu tƣ xây dựng hạ tầng đƣợc 14 cụm công nghiệp, tổng diện tích 290 ha, nên rất thuận lợi cho công tác thu hút đầu tƣ, phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đại Lộc.

Công tác quảng bá, kêu gọi đầu tƣ có hiệu quả, đến nay tổng giá trị đầu tƣ theo dự án tại các cụm công nghiệp cho đến nay là 32 dự án, tổng vốn đầu tƣ đăng ký 3.183 tỷ đồng; tổng số lao động đăng ký theo dự án 7.787 ngƣời. Trong đó, đã thực hiện đƣợc 29 dự án, với tổng vốn đầu tƣ thực hiện 2.370 tỷ đồng; tổng số lao động thực tế làm việc trong các cụm công nghiệp là 3.405 ngƣời.

Các lĩnh vực đầu tƣ chủ yếu là: sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến, may mặc và sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ.

Công nghiệp phân tán: Toàn huyện đã thu hút đƣợc 13 dự án đầu tƣ vào các địa bàn có điều kiện phù hợp, với tổng vốn đăng ký 100 tỉ đồng trên diện tích 41,7 ha. Đến cuối năm 2013 có 11 dự án đi vào sản xuất giải quyết việc làm cho gần 1.000 lao động có việc làm ổn định.

Năm 2013, toàn huyện có 80 đơn vị doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 13 hợp tác xã, 49 công ty trách nhiệm hữu hạn, 12 công ty cổ phần, 6 doanh nghiệp tƣ nhân. Ngoài ra trên địa bàn còn có 2.626 cơ sở cá thể hoạt động, trong đó công nghiệp 2003 cở sở, xây dựng 220 cở sở, vận tải 403 cở sở giải quyết việc làm cho 5.140 lao động

31

Bên cạnh phát triển công nghiệp huyện cũng chú trọng quan tâm lập dự án phục hồi và phát triển 6 làng nghề đƣợc tỉnh và Cục kinh tế nông thôn Bộ

Một phần của tài liệu luận văn chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện đại lộc đến năm 2020 (Trang 29)