Các yếu tố quốc tế trên thế giới, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ càng đƣợc đẩy nhanh, đầu tƣ, lƣu chuyển hàng hoá, dịch vụ, lao động và vốn ngày càng mở rộng. Cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học tiếp tục phát triển mạnh theo chiều sâu, tác động rộng lớn đến cơ cấu và sự phát triển của kinh tế thế giới, mở ra triển vọng mới cho mỗi nền kinh tế tham gia phân công lao động toàn cầu. Kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng tiếp tục phát triển năng động, hợp tác trong khu vực, nhất là ASEAN ngày càng mở rộng tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nƣớc ta. Hiện nay, tình hình kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn. Các nền kinh tế lớn và có liên quan mật thiết đến nƣớc ta đều đối mặt với nhiều thách thức: Kinh tế Mỹ vừa trải qua suy thoái và đang phục hồi chậm chạp, kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu chững lại, châu Âu vẫn chƣa thoát khỏi khủng hoảng nợ công, Nhật Bản vẫn đang chịu hậu quả nặng nề bởi thảm họa sóng thần và
71
sự cố hạt nhân Fukushima I,...Nhƣng với những nỗ lực toàn cầu và của từng quốc gia, kinh tế thế giới sẽ hồi phục và có những bƣớc phát triển mới.
Các yếu tố trong nước, với đƣờng lối đổi mới đúng đắn của Đảng, đất nƣớc ta đang ngày càng đạt đƣợc những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực, tạo lập đƣợc cơ sở ngày càng vững chắc cho quá trình phát triển. Uy tín của nƣớc ta trên trƣờng quốc tế ngày càng đƣợc nâng cao, nhất là thu hút mạnh các nguồn đầu tƣ từ các nền kinh tế lớn trên thế giới.
Hiện tại, kinh tế nƣớc ta đang gặp khó khăn vừa do một số ảnh hƣởng tiêu cực từ kinh tế thế giới, vừa do một số vấn đề nội tại nhƣ lạm phát cao, chi phí đầu vào và lãi suất tín dụng quá cao, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thậm chí phá sản, lĩnh vực xây dựng sụt giảm do tác động từ chính sách thắt chặt đầu tƣ công, đầu tƣ nƣớc ngoài và xuất khẩu sụt giảm. Nhƣng khi các nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế nhằm ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả tăng trƣởng phát huy tác dụng thì đà tăng trƣởng sẽ phục hồi và ổn định trong dài hạn.
Tỉnh Quảng Nam nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung đang phát triển năng động, hấp dẫn các nhà đầu tƣ, các thành phần kinh tế với nhiều dự án lớn nhƣ Khu công nghiệp Dung Quất, Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang,... đi vào hoạt động càng tạo thêm nhiều tác động tích cực cho sự phát triển.