Phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện đại lộc đến năm 2020 (Trang 97)

Trong nông nghiệp, trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính, do đó cần áp dụng kỹ thuật thâm canh, đƣa giống lúa đặc sản, năng suất cao vào diện tích hiện có nhằm tăng giá trị sản phẩm. Tập trung chuyển mạnh nền nông nghiệp

91

sang sản xuất hàng hóa, tăng tỷ trọng chăn nuôi trở thành ngành chiếm ƣu thế trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Đầu tƣ xây dựng vùng sản xuất chuyên canh tập trung, thâm canh một số cây trồng có lợi thế, có khả năng cạnh tranh. Hình thành các vùng chuyên canh cây thực phẩm, rau sạch tại khu vực thị trấn, khu vực đông dân cƣ. Phát triển các ngành nghề chế biến nông-lâm-thủy sản, nghề truyền thống nông thôn.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu tăng cƣờng vốn rừng, tăng độ che phủ rừng, hoàn thành việc giao đất, giao rừng, ổn định quản lý đất đai cho các hộ nông dân. Chú trọng cây lâm nghiệp bản địa, thử nghiệm và đƣa dần các loại cây lâm nghiệp mới nhằm nhanh chóng phủ xanh đất trống, giữ đất và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tăng cƣờng bảo vệ rừng, triển khai trồng rừng chủ yếu trên những diện tích đất trống, đồi núi trọc và diện tích đất rừng trồng đã thu hoạch.

Tăng cƣờng đầu tƣ kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, cấp nƣớc sạch và môi trƣờng nông thôn; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm trong nông thôn để tăng thu nhập, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống nông dân; xây dựng nông thôn mới văn minh, giàu đẹp; góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Hình thành những vùng sản xuất tập trung dựa trên tổ chức sản xuất của gia trại, các trang trại và vƣờn kinh tế với một số mô hình phù hợp nhƣng có tổng khối lƣợng nông sản phẩm đạt quy mô hàng hóa tập trung, loại cây trồng, vật nuôi hàng hóa chiếm tỷ trọng ƣu thế trong từng khu vực, vùng chuyên canh. Do vậy cần thực hiện những định hƣớng cụ thể đối với từng đối tƣợng cây trồng, vật nuôi chủ yếu nhƣ sau:

Trồng trọt: Từ năm 2015 đến 2020, ngành nông nghiệp Đại Lộc phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa, ngoài việc tập trung thâm canh cây lúa còn phát triển một số cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ cây bông vải, thuốc lá, dâu tằm, ớt, dƣa hấu... Chú trọng trồng cỏ và các cây thực phẩm phục vụ cho

92

phát triển chăn nuôi, quy hoạch phát triển vành đai rau quả cung cấp cho các Cụm công nghiệp, Thành phố Đà Nẵng, chuyển một số diện tích đất xấu, đất đồi gò sang trồng cây nguyên liệu phù hợp nhƣ sắn, keo.

Chăn nuôi:Đại Lộc có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi và cần phải đƣa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi của tỉnh. Ngoài chăn nuôi gia trại, trang trại tập trung, chăn nuôi hộ gia đình cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng tránh dịch bệnh và gây ô nhiễm môi trƣờng. Phấn đấu đến năm 2015 giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 30% và đến 2020 đạt 40% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

Phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại

Phát huy tiềm năng, thế mạnh và điều kiện thuận lợi của huyện để phát triển kinh tế vƣờn, kinh tế trang trại. Tranh thủ các nguồn đầu tƣ từ các chƣơng trình, các dự án và áp dụng hình thức ―hỗ trợ sau đầu tƣ‖ đến hộ nông dân để đẩy nhanh chƣơng trình cải tạo vƣờn tạp, phát triển vƣờn đồi, vƣờn rừng. Phấn đấu đến năm 2015 cải tạo 100% vƣờn nhà thành vƣờn kinh tế. Phát triển đa dạng loại hình trang trại, trong đó chú trọng phát triển trang trại tổng hợp, trang tại chăn nuôi tập trung.

Đến năm 2015, có 20 trang trại đạt tiêu chí của Bộ NN&PTNT và có khoảng 100 gia trại thu nhập bình quân từ 80-100 triệu đồng/năm.

Đến năm 2020, có khoảng 40 trang trại đạt tiêu chí của Bộ NN&PTNT và có khoảng 120 gia trại thu nhập bình quân từ 100-120 triệu đồng/năm.

Một số giải pháp cho kinh tế vườn, kinh tế trang trại

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp đã nêu trong Nghị quyết 53 của HĐND tỉnh về tiếp tục phát triển KTV- KTTT, vận dụng vào điều kiện cụ thể của địa phƣơng.

93

- Đất đai: Tiến hành qui hoạch vùng có điều kiện về đất đai, môi trƣờng có thể phát triển kinh tế trang trại. Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thu hồi diện tích đất từ các dự án trồng rừng trƣớc đây hộ gia đình, cá nhân đã đƣợc giao theo NĐ 163/CP, NĐ 181/CP mà sử dụng không hiệu quả hoặc không sử dụng giao lại cho nhân dân có yêu cầu quản lý, sử dụng phát triển kinh tế trang trại.

- Thực hiện miễn thuế thu nhập cho trang trại theo nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8/5/1999 của Chính phủ về qui định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc. Mở rộng tín dụng cho các chủ trang trại vay vốn, hỗ trợ lãi suất vốn vay theo chƣơng trình đầu tƣ và phát triển của nhà nƣớc và các chƣơng trình, dự án khác.

- Phát triển kinh tế vƣờn, kinh tế trang trại gắn với chƣơng trình xây dựng nông thôn mới theo từng địa phƣơng xã, từng bƣớc xây dựng vƣờn sinh thái, làng sinh thái, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.

- Chú ý tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức khoa học-kĩ thuật, thông tin thị trƣờng, tham quan học tập kinh nghiệm để nâng cao trình độ sản xuất kinh tế vƣờn, kinh tế trang trại cho nông dân. Tập trung đầu tƣ xây dựng các mô hình điểm ở từng địa bàn dân cƣ để nhân rộng.

3.5.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện; Coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống học sinh; Mở rộng quy mô giáo dục hợp lý. Đổi mới quản lý nhà nƣớc đối với giáo dục và đào tạo. Tăng cƣờng nguồn lực cho giáo dục.

Đào tạo nhân lực có định hƣớng. Chú trọng đào tạo nghề để chủ động nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp, nông nghiệp hiện đại.

94

Củng cố và hoàn thiện mạng lƣới y tế cơ sở cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ. Mở rộng, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện, đến năm 2020 có đủ các khoa, đủ y, bác sỹ và các trang thiết bị y tế để có khả năng giải quyết một cách cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngay tại huyện. Củng cố và phát triển 02 phòng khám khu vực.

Gắn kết chặt chẽ những hoạt động xây dựng đời sống văn hóa với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội phù hợp với từng khu vực, từng dân tộc, tôn giáo. Hoạt động văn hóa phải góp phần thiết thực vào việc đảm bảo an ninh, trật tự xã hội; củng cố khối đại đoàn kết dân tộc; giáo dục nhân cách văn hóa; nâng cao mức hƣởng thụ văn hóa cho nhân dân, nâng cao dân trí, cung cấp cho bà con những kinh nghiệm hay, những cách làm tốt về xây dựng đời sống văn hóa, về xóa đói giảm nghèo, thi đua làm giàu chính đáng, về chuyển đổi cơ cấu kinh tế..., góp phần thực hiện mục tiêu ―dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh‖.

Có chính sách thu hút những lao động có trình độ cao về khoa học công nghệ, về quản lý, kinh doanh, đặc biệt là những ngƣời có quê quán tại địa phƣơng để đáp ứng nhu cầu về quản lý cấp trung trở lên tại các doanh nghiệp nƣớc ngoài đóng trên địa bàn. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phƣơng.

3.5.5. Đẩy mạnh cải cách hành chính tạo môi trường đầu tư và kinh doanh lành mạnh

Nâng cao năng lực xúc tiến đầu tƣ của các đơn vị phòng ban chuyên môn thông qua thực hiện cải cách hành chính và thay đổi nhân sự đảm bảo về chuyên môn nghiệp vụ và năng lực xúc tiến đầu tƣ.

Rút ngắn thời gian thẩm định đầu tƣ của các dự án trên cơ sở rút ngăn thời gian của các thủ tục.

Tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý, về tƣ vấn đầu tƣ, thủ tục giao đất, thuê đất đối với doanh nghiệp.

95

Thành lập các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động độc lập, các trung tâm xúc tiến đầu tƣ, trung tâm hỗ trợ kinh doanh, trung tâm giống cây trồng, khuyến công, khuyến nông.

Kết nối với các hệ thống bán lẻ trên địa bàn và Đà Nẵng bằng mức chiết khấu hợp lý, ký kết các văn bản, các hợp đồng dài hạn về cung cấp sản phẩm nông sản tại địa phƣơng, tạo đầu ra ổn định cho nông dân và an toàn đảm bảo, ổn định cho khách hàng.

96

KẾT LUẬN

Xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội đối với cấp huyện có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trên cơ sở chiến lƣợc đã đƣợc xây dựng có thể thực hiện việc quy hoạch kinh tế xã hội trên các lĩnh vực, xác định đƣợc lĩnh vực ƣu tiên đầu tƣ nhằm đem lại hiệu quả cao nhất, sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhất.

Huyện Đại Lộc nằm ở vị trí khá quan trọng và thuận lợi về phát triển kinh tế xã hôi an ninh quốc phòng nhƣng sản lƣợng của nền kinh tế hiện nay vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và nguồn lực của địa phƣơng. Thông qua việc xây dựng chiến lực địa phƣơng đến 2020 sẽ là căn cứ là cơ sở vô cùng quan trọng để Đại Lộc phát triển kinh tế xã hội đúng với năng lực của mình, sẵn sàng đón nhận những cơ hội mang lại trong quá trình phát triển sản xuất và quan trọng nhất là xác lập đƣợc ƣu thế của mình trong định hƣớng phát triển của một tỉnh công nghiệp.

Đại Lộc đã thành công với việc hình thành các cụm công nghiệp, đây là bƣớc đột phá trong phát triển kinh tế của địa phƣơng, tạo ra ƣu thế so với các địa phƣơng khác trong tỉnh về thu hút đầu tƣ và mức độ phát triển công nghiệp. Với việc xây dựng và thực hiện chiến lƣợc này Đại Lộc sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả của thành tựu này để xây dựng nền kinh tế phát triển đồng bộ và toàn diện. Các ngành thế mạnh và có triển vọng sẽ đƣợc ƣu tiên đầu tƣ phát triển và sẽ trở thành hệ thống kéo tiếp tục cho các lĩnh vực khác của địa phƣơng.

Về mặt quản lý hành chính, các kế hoạch, chiến lƣợc của huyện Đại Lộc phải nằm trong khuôn khổ của định hƣớng, quy hoạch phát triển của Tỉnh Quảng Nam. Do vậy chiến lƣợc phát triển kinh tế xa hội của huyện Đại Lộc cũng bị phụ thuộc rất nhiều vào phƣơng hƣớng của UBND tỉnh Quảng Nam. Nhƣng trong đề xuất chiến lƣợc, tác giả cũng đã nỗ lực xác định tầm nhìn, mục tiêu chiến lƣợc để tạo ra sự đột phá của huyện trong tƣơng lai cùng với

97

phƣơng án chiến lƣợc phù hợp đảm bảo phát huy nguồn lực bên ngoài lẫn bên trong của địa phƣơng.

Việc tổ chức thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội cần phải đƣợc theo dõi đánh giá chặt chẽ để đảm bảo mục tiêu đặt ra cũng nhƣ có điều chỉnh kịp thời cần thiết.

Mục tiêu mà chiến lƣợc này hƣớng đến là sự phát triển, tăng trƣởng của kinh tế xã hội huyện Đại Lộc tại thời điểm 2020 trên cơ sở phát huy tối đa năng lực địa phƣơng và phát huy đƣợc lợi thế so sánh địa phƣơng, vùng miền. Nhƣng mục tiêu xa hơn và quan trọng hơn là việc tạo tiền đề, tạo điểm tựa, đặt nền móng cho việc xây dựng phát triển kinh tế xã hội trong tƣơng lai. Muốn phát triển tốt và bền vững thì yêu cầu cơ sở hạ tầng sản xuất, xã hội phải đồng bộ và vững chắc. Đây chính là sứ mệnh của việc xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội này đối với quá trình phát triển của địa phƣơng.

98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch và đầu tƣ (2007), Bộ tài liệu đào tạo lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương, Hà Nội.

2. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2005), Quyết định số 148/2005/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, Hà Nội.

3. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội.

4. Cục thống kê huyện Quảng Nam (2013), Niên giám thống kê tinhr Quảng Nam năm 2012, NXB Thống kê, Hà Nội.

5. Fred R. David, (1995), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống Kê, Hà Nội

6. Đảng bộ huyện Đại Lộc (2010), Nghị quyết đại hội đảng bộ lần thứ XX, Đại Lộc.

7. Đảng bộ huyện Đại Lộc (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Đại Lộc lần thứ XX, nhiệm kỳ 2010 – 2015, Đại Lộc.

8. Đảng bộ huyện Đại Lộc (2012), Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 15/4/2012 của Huyện ủy huyện Đại Lộc về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiệu quả từ nay đến năm 2015 và giai đoạn 2016-2020, Đại Lộc. 9. Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX, nhiệm kỳ 2010 – 2015, Quảng Nam

10. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Liên Điệp & Phạm Văn Nam (2006), Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

12. Hoàng Văn Hải (2010), Quản trị chiến lược, NXB Đại học QGHN, Hà Nội 13. W.Chan Kim (2012), Chiến lược đại dương xanh, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

99

14. Ngô Thắng Lợi (2011), Hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

15. Michale E Porter (2009), Chiến lược cạnh tranh, NXB Trẻ, Hà Nội. 16. Michael E.Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Nxb Trẻ, Hà Nội. UBND huyện Đại Lộc ( 2013), Đề án xây dựng nông thôn mới 18 xã, thị trấn của huyện Đại Lộc, Đại Lộc.

17. UBND huyện Đại Lộc (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế xã hội huyện Đại Lộc tầm nhìn đến 2020, Đại Lộc.

18. UBND huyện Đại Lộc (2013), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ KTXH ANQP 2011 đến 2013, Đại Lộc.

19. UBND huyện Đại Lộc (2010), Báo cáo sơ kết 5 năm của UBND huyện Đại Lộc về công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành phát triển CN-TTCN giai đoạn 2005-2010 định hướng phát triển CN-TTCN giai đoạn 2011-2015 tính đến 2020 trên địa bàn huyện Đại Lộc, Đại Lộc.

20. UBND huyện Đại Lộc (2010), Báo cáo sơ kết 5 năm của UBND huyện Đại Lộc về thực hiện Đề án phát triển Đại Lộc đến năm 2020 cơ bản thành huyện công nghiệp và định hướng phát triển đến năm 2015, Đại Lộc.

21. UBND huyện Đại Lộc (2010), Đề án phát triển đô thị huyện Đại Lộc giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020, Đại Lộc.

22. UBND huyện Đại Lộc (2010), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Đại Lộc 5 năm giai đoạn (2011 - 2015), Đại Lộc.

23. UBND huyện Đại Lộc(2004), Quy hoạch sử dụng đất huyện Đại Lộc giai đoạn 2005 – 2010, Đại Lộc.

24. UBND tỉnh Quảng Nam (2010) Quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực của tỉnh Quảng Nam, Quảng Nam;

25. Viện chiến lƣợc phát triển (2001), Cơ sở của một số vấn đề trong chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu luận văn chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện đại lộc đến năm 2020 (Trang 97)