SƠ LƢỢC TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TRONG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh bạc liêu (Trang 42 - 45)

GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6T ĐẦU NĂM 2014

Ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh sản phẩm đặc biệt đó là tiền tệ, vì thế mà hơn ai hết, ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn, nguồn vốn có mạnh mới đảm bảo đƣợc tính thanh khoản cho ngân hàng. Nguồn vốn giúp ngân hàng có thể dễ dàng kinh doanh, cho vay đối với các ngành kinh tế vì vậy ngân hàng phải luôn đảm bảo duy trì đƣợc một cơ cấu vốn thích hợp và phải linh hoạt đối với nguồn vốn đó nhằm tạo khả năng sinh lời cao hơn cho NH. Vì thế việc quản lí nguồn vốn trong NH vẫn là một vấn đề luôn luôn đƣợc quan tâm.

Nguồn vốn của ngân hàng thông thƣờng bao gồm 2 thành phần chính là nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cƣ và nguồn vốn điều chuyển từ hội sở chính (HSC). Hiện nay các ngân hàng luôn cạnh tranh với nhau qua việc nâng cao nguồn vốn để đáp ứng một cách nhanh chóng và kịp thời nhất về nhu cầu của KHCN. Trong đó chi nhánh vẫn luôn chú trọng phát triển gia tăng nguồn vốn huy động là chủ yếu, biểu đồ dƣới đây sẽ cho chúng ta thấy về cơ cấu nguồn vốn của OCB Bạc Liêu giai đoạn 2011- 2013:

Nguồn: Phòng kế toán OCB Bạc Liêu

Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn tại OCB Bạc Liêu giai đoạn 2011- 2013 56,11% 43,89% Năm 2011 62,66% 37,34% Năm 2012 Vốn huy động Vốn điều chuyển 72,47% 27,53% Năm 2013

30

Qua hình 4.1 ta thấy cơ cấu nguồn vốn là không có sự thay đổi qua mỗi năm từ năm 2011 đến năm 2013 vì vốn huy động luôn là thành phần chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của ngân hàng và tỷ trọng này tăng trong thời gian nghiên cứu. Nếu nhƣ ở năm 2011 tỷ trọng này là 56,11% thì năm 2012 tăng lên là 62,66%, đến năm 2013 tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn là 72,47%, chứng tỏ vốn huy động ngày càng phát huy vai trò quan trọng của mình đối với hoạt động của ngân hàng. Trong khi đó tỷ trọng của vốn điều chuyển từ hội sở chính lại giảm còn 37,34% vào năm 2012 và chiếm 27,53% vào năm 2013. Cơ cấu này hợp lí giúp cho chi nhánh tăng thêm một khoản lợi nhuận do bớt đi đƣợc chi phí từ vốn điều chuyển, vì nguồn vốn này có lãi suất cao hơn nguồn vốn huy động từ 1-3,5% 6, nên chi nhánh tận dụng sử dụng nhiều từ vốn huy động nhằm tối thiểu hóa sự gia tăng của chi phí. Để có đƣợc cơ cấu này là do ngân hàng tích cực gia tăng liên tục nguồn vốn huy động trong thời gian gần đây, điều này thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.1. Tình hình nguồn vốn tại OCB Bạc Liêu giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 281.717 285.077 337.230 3.360 1,19 52.153 18,29 Vốn điều chuyển 220.373 169.890 128.109 (50.483) (22,91) (41.781) (24,59) Tổng nguồn vốn 502.090 454.967 465.339 (47.123) (9,39) 10.372 2,28

Nguồn: Phòng KHCN OCB Bạc Liêu

Từ năm 2011-2013 lãnh đạo NH liên tục triển khai nhiều gói sản phẩm thú vị, khuyến mãi… với nhiều phần thƣởng đa dạng: xe ô tô, SH, chuyến du lịch và nhiều phần thƣởng khác nhằm hấp dẫn khách hàng, do đó vốn huy động tăng lên đáng kể. Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy VHĐ từ 281.717 triệu đồng năm 2011 tăng lên 285.077 triệu đồng năm 2012, đặc biệt năm 2013 tăng đến 52.153 triệu đồng tƣơng đƣơng 18,29% so với năm 2012 trong khi năm 2012 chỉ tăng 3.360 triệu đồng so với năm 2011. Điều này đáng khích lệ cho toàn thể nhân viên NH, dù trong điều kiện kinh tế khó khăn NH vẫn thu đƣợc nguồn vốn huy động ngày càng tốt.

Hơn nữa, để có một cơ cấu vốn hợp lí thì ngân hàng phải luôn cân nhắc giữa 2 nguồn vốn huy động và điều chuyển. Do thời gian này kinh tế còn gặp

31

nhiều khó khăn, 2013 vẫn chƣa có nhiều dấu hiệu phục hồi nên các doanh nghiệp và cá nhân vay cũng gặp nhiều trắc trở nên việc cho vay còn hạn chế, vì vậy mà vốn huy động đã tạm đủ để đáp ứng nhu cầu từ khách hàng. Chính vì vậy NH cần ít vốn điều chuyển hơn, dẫn đến vốn điều chuyển giảm một cách nhanh chóng trong 3 năm từ 2011-2013, từ 220.373 triệu đồng năm 2011 chỉ còn 169.890 triệu đồng năm 2012 và còn 128.109 triệu đồng năm 2013 với tỷ trọng giảm tƣơng ứng là 22,91% năm 2012 so với 2011, 24,59% năm 2013 so với năm 2012. Nên dù tổng nguồn vốn giảm đi nhƣng vẫn phù hợp với phƣơng châm của ngân hàng đề ra là “Đi vay để cho vay”, chủ động nguồn vốn, và hạn chế vốn điều chuyển từ HSC.

Nguồn vốn của ngân hàng là cần thiết để linh hoạt biến chuyển cho phù hợp với khả năng hoạt động cũng nhƣ đầu tƣ của ngân hàng. Tuy nhiên với điều kiện hiện nay NH nhận thấy cơ cấu vốn hiện tại là phù hợp với hoạt động của NH nên không có sự thay đổi ở cơ cấu này trong những tháng đầu năm 2014. Nhƣng xét về xu hƣớng thì không tránh khỏi những biến động theo thời gian, nhƣng ở đây cả 2 thành phần vốn đều tăng lên, bảng dƣới đây sẽ thể hiện điều đó:

Bảng 4.2. Tình hình nguồn vốn OCB Bạc Liêu 6T năm 2013 và 6T năm 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6T 2013 6T 2014 Chênh lệch 6T 2014/ 6T 2013 Số tiền % Vốn huy động 200.890 237.570 36.680 18,62 Vốn điều chuyển 123.725 132.115 8.390 6,78 Tổng nguồn vốn 324.615 369.685 45.070 13,88

Nguồn: Phòng KHCN OCB Bạc Liêu

Bảng 4.2 cho thấy cụ thể tổng nguồn vốn là nguồn vốn 6T năm 2014 là 369.685 triệu đồng, tăng 45.070 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 13,88% so với 6T năm 2013. Thời gian này mặc dù lãi suất cho vay giảm xuống còn khá thấp, chỉ vào khoảng 5-6%/năm, nhƣng chi nhánh lại huy động với số tiền tăng lên khoảng 36.680 triệu đồng, tăng 18,62% so với 6T năm 2013, chứng tỏ ngân hàng đã không ngừng nổ lực giới thiệu nhiều chƣơng trình khuyến mãi tiền gửi đến với khách hàng, đồng thời cũng phải nhắc đến thái độ nhiệt tình và thân thiện của nhân viên dịch vụ khiến khách hàng cảm thấy hài lòng và thích thú với việc lui đến ngân hàng.

32

Đồng thời, thời gian 6T năm 2014 vốn điều chuyển cũng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu cao hơn của khách hàng trong việc vay vốn. Đầu năm 2014 theo Vụ dự báo thống kê tiền tệ, kinh tế đã có nhiều khả quan, thị trƣờng dần ổn định nên ngân hàng đã lạc quan hơn về tình hình kinh doanh7, tăng trƣởng tín dụng cao, vì vậy ngƣời dân bắt đầu có nhu cầu về vốn nhiều hơn, không còn thắt chặt nhƣ lúc trƣớc nên chi nhánh phải tăng thêm lƣợng vốn điều chuyển từ HSC. Trong 6T năm 2014 lƣợng vốn này tăng lên 132.115 triệu đồng so với năm 2011 (tăng 8.390 triệu đồng, tƣơng đƣơng 6,78%). Tuy nhiên nguồn vốn này vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh bạc liêu (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)