SƠ LƢỢC TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG GIA

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh bạc liêu (Trang 47 - 53)

ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6T NĂM 2014

Tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và cần thiết trong ngân hàng, bởi lẽ đây là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu mang lai lợi nhuận cho ngân hàng. Tín dụng phải đi đôi với việc huy động vốn, nếu nhƣ huy động vốn nhằm thu hút những khoản tiền nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế, tầng lớp dân cƣ thì tín dụng là việc cho vay trở lại những khách hàng đang có nhu cầu về vốn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng…Nhƣng để 2 nghiệp vụ này phải đƣợc cân đối hợp lí thì thật sự là một vấn đề khó khăn cho lãnh đạo OCB. Cũng nhƣ bao ngân hàng khác, chi nhánh phải tận dụng nguồn huy động để cho vay một cách hợp lí nhất thì việc kinh doanh của ngân hàng mới thu đƣợc hiệu quả. Và trong thời gian qua, tình hình tín dụng của chi nhánh vẫn còn gặp một số khó khăn nhƣng cũng có một số tiến triển nhất định. Số liệu dƣới đây sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về điều đó:

Bảng 4.3. Tình hình tín dụng tại OCB Bạc Liêu giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 697.111 416.123 526.312 (280.988) (40,31) 110.189 26,48 Doanh số thu nợ 594.210 450.645 531.750 (143.565) (24,16) 81.105 18,00 Dƣ nợ 486.810 452.288 446.850 (34.522) (7,09) (5.438) (1,20) Nợ xấu 7.368 9.089 11.202 1.721 23,36 2.113 23,25

Nguồn: Phòng KHCN OCB Bạc Liêu

Doanh số cho vay:

Doanh số cho vay là tổng khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định, nó thể hiện đƣợc mức độ tăng trƣởng tín dụng của ngân hàng nói chung và OCB Bạc Liêu nói riêng. Do đó ngân hàng luôn chú trọng tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trƣờng cho vay của mình. Trong giai đoạn 2011-2013, doanh số cho vay của chi nhánh có sự biến động không ổn định, năm 2012 doanh số này giảm 280.988 triệu đồng, nghĩa là giảm 40,31% so với năm 2011. Do năm 2012 nền kinh tế bị ảnh hƣởng trầm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế từ những năm 2008 mà đáng lẽ đã phục

35

hồi vào năm 2010. Thế nhƣng đến cuối năm 2011 kinh tế Việt Nam lại xuất hiện những dấu hiệu bị ảnh hƣởng nên đã tác động không nhỏ đến ngành ngân hàng nói chung và OCB Bạc Liêu cũng là một trong số đó. Thời gian này chi nhánh thực hiện theo những quy định và chỉ thị của NHNN nhằm kềm chế lạm phát đã thực hiện giảm lãi suất 6 lần tƣơng tự nhƣ 6 lần giảm lãi suất tiền gửi, đến cuối 2012 theo Thông tƣ 33/TT-NHNN về giảm mức trần lãi suất huy động và cho vay lần lƣợt về mức 8% và 12%, cho vay đối với lĩnh vực ƣu tiên còn dƣới 12%, thế nhƣng do lúc này kinh tế khó khăn khách hàng ít cần nhu cầu vốn, KHCN hạn chế tiêu dùng, khách hàng doanh nghiệp (KHDN) không mở rộng kinh doanh, vì thế doanh số cho vay giảm. Đây là tình hình chung của hầu hết các ngân hàng trong năm này.

Nhƣng năm 2013 dù còn ít nhiều ảnh hƣởng của khủng hoảng nhƣng tăng trƣởng tín dụng tại chi nhánh có phần khả quan hơn, doanh số cho vay đã gia tăng từ 416.123 triệu đồng năm 2012 lên 526.312 triệu đồng năm 2013, nghĩa là tăng 110.189 triệu đồng, tăng 26,48% so với năm 2012. Sự gia tăng này là do tăng lƣợng vốn cho vay cả KHCN và KHDN. Do năm 2013, ngƣời dân bắt đầu có xu hƣớng tiêu dùng trở lại khi lạm phát đã trở về mức một chữ số, những chính sách kích cầu dần có hiệu quả nên các doanh nghiệp cũng phấn khởi đi vay bổ sung vốn lƣu động, mở rộng hoạt động sản xuất, nhất là cho những việc sản xuất những tháng đầu năm 2013. Đồng thời, chi nhánh cũng tạo điều kiện cho các DN vay vốn bằng những ƣu đãi của những gói sản phẩm cho vay nhƣ tài trợ xuất nhập nhập khẩu, chƣơng trình tài trợ của IFC (International Finance Corporation)…Hơn nữa, năm 2013 OCB Bạc Liêu bắt đầu mở rộng việc cho vay tín chấp đối với những khách hàng thƣờng xuyên sử dụng dich vụ của OCB, nhất là KH có trả lƣơng qua tài khoản tại OCB. Chính vì vậy, tạo điều kiện thuận lợi giúp KH ít e ngại đến việc vay vốn tại ngân hàng làm doanh số tăng lên đáng kể.

Do đó lƣợng doanh số cho vay tăng chủ yếu là do những khách hàng cá nhân chiếm nhiều ƣu thế hơn, và gần nhƣ là kinh doanh nhỏ lẻ, KHDN thì hoạt động còn yếu, một số DN lớn trụ lâu trên địa bàn thì đã có mối quan hệ với những ngân hàng lớn vốn có mặt trƣớc ở Bạc Liêu. Tuy nhiên vấn đề này không ảnh hƣởng nhiều, vì mục tiêu của OCB vẫn là hƣớng đến KHCN.

Doanh số thu nợ:

Doanh số thu nợ là biểu hiện cho việc có thu hồi đƣợc vốn và lãi sau khoảng thời gian cho vay hay không. Do đó chứng minh cho việc chi nhánh làm việc có hiệu quả hay không, vì nếu chỉ cho vay mà không thu hồi đƣợc thì

36

ngân hàng thứ nhất sẽ không có lãi, thứ hai sẽ không còn đủ vốn để tiếp tục hoạt động, nên đây là công tác luôn đƣợc chi nhánh chú trọng.

Doanh số thu nợ trong giai đoạn 2011-2013 cũng biến động gần giống với doanh số cho vay, cũng biến động giảm trong năm 2012 và biến động tăng trong năm 2013. Năm 2012 doanh số thu nợ giảm gần 150.000 triệu đồng so với năm 2011, nhƣng chủ yếu là giảm ở khoản cho vay cá nhân, điều này là do ngân hàng đánh giá các khoản vay nhỏ lẻ của KHCN có độ phân tán rủi ro, còn với KHDN thì tập trung, khoản vay lại cao nên NH quyết định thu hồi trƣớc những khoản nợ từ KHDN để đảm bảo độ an toàn cho NH. Tuy nhiên NH cũng cần phải có những chính sách mới nâng cao chất lƣợng thu hồi nợ ở KHCN nhiều hơn để có thêm đƣợc một khoản vốn cho vay lại nền kinh tế. Nhƣng vì trong năm này, tình hình làm ăn của ngƣời dân địa phƣơng không mấy hiệu quả nên chất lƣợng thu hồi nợ còn chƣa cao.

Năm 2013, do chi nhánh phối hợp cùng với toàn thể PGD trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu cùng nhau phối hợp, tổ chức tận thu những nguồn nợ cũ, chính sách này đƣợc lãnh đạo đặt ra rất đúng đắn, khuyến khích toàn thể nhân viên tích cực thu hồi nợ, kể cả nợ xấu ngoại bảng không chỉ trong ngày làm việc mà còn cả những ngày nghỉ cuối tuần. Vì vậy doanh số thu hồi nợ tăng lên đáng kể, từ 450.645 triệu đồng tăng lên 531.750 triệu đồng năm 2013, tăng đến 81.105 triệu đồng tƣơng đƣơng 18%, cao hơn cả doanh số cho vay trong năm 2013. Điều này chứng tỏ hiệu quả thu hồi nợ của chi nhánh là khá tốt.

Dƣ nợ:

Dƣ nợ cho vay phụ thuộc vào doanh số cho vay và doanh số thu nợ của NH trong năm, nên nếu 2 chỉ tiêu này biến động thì dƣ nợ không thể ổn định. Chính vì thế trong giai đoạn 2011-2013 dƣ nợ có sự tăng giảm không đều.

Nguồn: Phòng KHCN OCB Bạc Liêu

Hình 4.4 Dƣ nợ và nợ xấu OCB Bạc Liêu giai đoạn 2011-2013 486.810 452.288 446.850 7.368 9.089 11.202 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dư nợ

Nợ xấu

37

Năm 2012 dƣ nợ của chi nhánh là 452.288 triệu đồng, thấp hơn 34.522 triệu đồng (nghĩa là thấp hơn 7,09%) so với năm 2011, nguyên nhân là do tỷ trọng doanh số cho vay giảm nhanh hơn là doanh số thu nợ, trong khi doanh số cho vay năm 2012 giảm 40,31% thì doanh số thu nợ chỉ giảm 24,16%. Dù các DN trong năm 2012 đƣợc hỗ trợ vay vốn với nhiều ƣu đãi nhƣng do kinh doanh chƣa hiệu quả, hàng tồn kho còn nhiều, chƣa có phƣơng án sản xuất hiệu quả nên còn gặp vấn đề trong tiếp cận vốn, NH cũng gặp khó khăn khi xem xét các trƣờng hợp này nên thời gian này doanh số DN vay là không cao.

Đến năm 2013 thì hoạt động của ngân hàng hầu nhƣ có sự khả quan hơn năm 2012 do sự gia tăng cả về doanh số cho vay lẫn doanh số thu nợ. Doanh số cho vay tăng nhƣng chƣa nhiều so với doanh số thu nợ nên vẫn chƣa đẩy cho dƣ nợ của chi nhánh tăng trở lại mà ngƣợc lại giảm nhẹ khoảng 1,2%. Do thời gian này, cả các DN và các cá nhân vay sản xuất kinh doanh đều dần đƣợc phục hồi, nên họ tranh thủ trả trƣớc phần nợ cũ để tiếp tục vay mới cho quá trình sản xuất tiếp theo. Hơn nữa, năm 2013, lãi suất cho vay đã giảm xuống còn khoảng 8-10%/năm8

nên tạo điều kiện cho họ vay vốn để tiếp tục hoạt động. Và với mức lãi suất này, các cá nhân tiêu dùng nhận thấy hài lòng và phù hợp với khả năng trả nợ nên muốn vay nhiều hơn để chi trả cho các hoạt động cá nhân.

Nợ xấu:

Nợ xấu của chi nhánh tăng cao trong giai đoạn 2011-2013 do sự bất ổn định của nền kinh tế khiến các DN và CN khó khăn trong việc trả nợ. Thêm vào đó còn những khoản vay cũ trƣớc đó đã đến hạn nhƣng chƣa hoàn toàn thu hồi đƣợc do việc kinh doanh khó khăn của ngƣời dân trong thời gian này nên đã bị chuyển nhóm thành nợ xấu. Năm 2012, nợ xấu tăng 1.721 triệu đồng so với năm 2011 và năm 2013 tăng 2.113 triệu đồng so với năm 2012, con số nợ xấu 2013 lên đến 11.202 triệu đồng và tập trung chủ yếu ở KHCN, vì thời gian trƣớc chi nhánh theo sự chỉ định của NHNN cho vay ƣu tiên một số lĩnh vực mà ở Bạc Liêu chủ yếu là các nông hộ, nên khi kinh doanh không hiệu quả, họ không đủ khả năng trả nợ cho NH. Thêm nữa giai đoạn này DN làm ăn khó khăn, họ không trả đƣợc nợ kéo theo phá sản (nhƣ DN thủy sản ở Bạc Liêu) hoặc phải cắt giảm chi phí nhƣ Xuất khẩu Trà Kha nên giảm luôn lƣợng nhân công làm việc, do đó một phần nhân viên thất nghiệp cũng không thể xoay tiền trả nợ cho NH. Điều này làm nợ xấu tại chi nhánh tăng nhanh. Vì thế NH vẫn luôn cố gắng nỗ lực hạn chế con số này xuống mức thấp nhất có thể.

8

Phòng KHCN OCB Bạc Liêu

38

Bƣớc sang những tháng đầu năm 2014, tình hình tín dụng tại OCB cũng có nhiều tiến triển về doanh số nhƣ trong giai đoạn 2012-2013, tuy nhiên cũng không tránh khỏi nhiều rủi ro bất cập do nhiều yếu tố tác động. Bảng dƣới đây sẽ thể hiện những giá trị tăng giảm một số chỉ tiêu để chúng ta có thể đánh giá tình hình chung về tín dụng tại ngân hàng trong 6T năm 2014 so với cùng kì năm 2013:

Bảng 4.4. Tình hình tín dụng tại OCB Bạc Liêu 6T năm 2013 và 6T năm 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6T 2013 6T 2014 Chênh lệch 6T 2014/ 6T 2013 Số tiền %

Doanh số cho vay 248.022 367.587 119.565 48,21

Doanh số thu nợ 381.203 480.267 99.064 25.99

Dƣ nợ 319.107 334.170 15.063 4,72

Nợ xấu 7.405 11.698 4.293 57,97

Nguồn: Phòng KHCN OCB Bạc Liêu

Doanh số cho vay:

Doanh số cho vay trong những tháng đầu năm 2014 có những tiến triển khả quan, do thời gian này OCB Bạc Liêu có những gói sản phẩm cho vay ƣu đãi đối với khách hàng nên đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Thời gian đầu năm này OCB có rất nhiều sản phẩm cho vay nhƣ vay sữa chữa nhà, mua nhà, du học, mua xe, hỗ trợ sản xuất kinh doanh…với thời hạn lên đến 5 năm. Vì thời gian 6T đầu năm các DN hoặc cá nhân thƣờng có nhu cầu sắm sửa hoặc chuẩn bị cho quy trình sản xuất để kịp bán trong Tết Nguyên Đán 2014. Đây là khoảng thời gian thuận lợi để ngân hàng cho vay. Chính vì thế doanh số cho vay 6T năm 2014 cao hơn cùng kì năm 2013, cao hơn đến 119.565 triệu đồng tƣơng đƣơng 48,21%.

Hơn nữa thời gian này kinh tế dễ thở hơn dù vẫn chƣa hồi phục hoàn toàn, nhƣng tâm lí đi vay của cá nhân và DN nhẹ nhàng hơn, đặc biệt cá nhân trong quân đội, nhà trƣờng, cơ quan nhà nƣớc đƣợc vay tín chấp nên giảm bớt gánh nặng và thủ tục phức tạp khi đi vay. Vì vậy dẫn đến doanh số cho vay tăng lên.

39

Doanh số thu nợ:

Theo phân tích ở năm 2013 thì chi nhánh cũng đã có nhiều khởi sắc, đến 6T năm 2014 thì còn lạc quan hơn do doanh số thu nợ của chi nhánh tăng từ 381.203 triệu đồng 6T năm 2013 lên đến 480.267 triệu đồng 6T năm 2014, tƣơng đƣơng tăng lên 99.064 triệu đồng (tăng 25,99%). Do đầu năm này số lƣợng cá nhân thất nghiệp đã tìm kiếm đƣợc công việc mới và tranh thủ trả nợ cho KH, tránh kéo dài lãi sinh lãi, cộng thêm việc NH tích cực trong thu hồi nợ, nhất là những khoản nợ cũ để tránh chuyển thành quá hạn, nợ xấu làm cho doanh số thu nợ cá nhân tăng lên 15,94% so với 6T năm 2013. Và với sự mạnh dạn tiêu dùng của các cá nhân trong năm này khiến DN phấn khởi sản xuất tìm kiếm lợi nhuận trả bớt một phần lãi vay cho chi nhánh để giảm nhẹ bớt gánh nặng về chi phí trả lãi sau này, vì NH thu lãi theo phƣơng thức dƣ nợ giảm dần. Vì thế mà doanh số thu nợ DN góp phần làm doanh số thu nợ cũng tăng.

Dƣ nợ:

Dƣ nợ 6T đầu năm 2014 gia tăng nhẹ so với 6T đầu năm 2013, tăng khoảng 15.063 triệu đồng tƣơng đƣơng 4,72%. Nguyên nhân là do doanh số thu nợ tăng chỉ có 39,47% so với 6T năm 2013 trong khi doanh số cho vay tăng với tỷ trọng 48,21%, chính sự chênh lệch này làm tăng lên một lƣợng dƣ nợ tƣơng ứng trong những tháng đầu năm 2014. Điều này chứng tỏ tình hình ngân hàng vẫn đang tiến triển một cách tích cực khi mọi hoạt động đều diễn ra khá thuận lợi trong nền kinh tế đang dần đƣợc phục hồi dƣới sự chỉ đạo của lãnh đạo NHNN.

Nợ xấu:

Khi nói đến dƣ nợ tăng ta chỉ có thể xem xét đƣợc khả năng tăng trƣởng tín dụng nhƣng chƣa phải là biểu hiện của chất lƣợng tín dụng. Và để biết đƣợc chất lƣợng này vào 6 tháng đầu năm 2014 thì phải đi sâu vào tìm hiểu nợ xấu. Nếu nhƣ chỉ dừng lại tìm hiểu những chỉ tiêu nhƣ trên thì thật sự tình hình ngân hàng đang khá lạc quan, thế nhƣng nhƣ tình hình chung toàn ngành ngân hàng trong đầu năm nay thì nợ xấu của chi nhánh cũng có dấu hiệu gia tăng trở lại. Theo Phó thống đốc NHNN thì tình hình nợ xấu chung tính đến cuối tháng 06 năm 2014 thì tỷ lệ nợ xấu đã vƣợt mức 3% lên 4,17% trong khi cuối tháng 12 năm 2013 con số này đã giảm về mức 3,61%, và theo đó là nợ xấu tại chi nhánh cũng tăng lên 4.293 triệu đồng tƣơng đƣơng 57,97%. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp vẫn chƣa hoàn toàn ổn định, củng cố đƣợc quá trình sản xuất kinh doanh của mình nên khả năng trả nợ cũ còn thấp. Hơn nữa vừa qua NHNN ban hành Thông tƣ 09/2014/TT-NHNN ngày 18

40

tháng 03 năm 2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại nợ cũng nhƣ trích lập dự phòng một cách chặt chẽ hơn nên làm cho dƣ nợ xấu tăng cao trong khi dƣ nợ tín dụng còn khó mở rộng nhiều. Vì thế chi nhánh cần phối hợp và tập trung xử lí nợ xấu hợp lí để đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh bạc liêu (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)