PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh bạc liêu (Trang 28)

2.2.1.Phƣơng pháp thu thập số liệu

Đề tài đƣợc thực hiện chủ yếu dựa vào số liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo tài chính của ngân hàng TMCP Phƣơng Đông – chi nhánh Bạc Liêu cung cấp. Đồng thời đề tài cũng đƣợc thu thập thêm một số số liệu từ các nguồn nhƣ tạp chí ngân hàng, web, sách và báo…

2.2.2.Phƣơng pháp phân tích số liệu

2.2.2.1. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh số tuyệt đối và tƣơng đối để tính tốc độ tăng trƣởng qua các năm để thấy rõ sự tăng, giảm giữa các năm và qua đó rút ra kết luận về kết quả hoạt động kinh doanh của NH trong toàn quá trình hoạt động.

Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số kỳ phân tích với kì gốc của chỉ tiêu kinh tế. Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với năm trƣớc đó để xem sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế nhằm tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Δy = y1 – y0

Trong đó: Δy: chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế y1: chỉ tiêu năm tính

y0: chỉ tiêu năm trƣớc

Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả phép chia giữa trị số kì phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Phƣơng pháp này để xem xét mức độ biến động và tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu kinh tế nhằm tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

%y = y1 / y0

Trong đó: %y: tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế y1: chỉ tiêu năm tính

16

2.2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

Là tổng hợp các phƣơng pháp đo lƣờng, mô tả và trình bày số liệu đƣợc ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin đƣợc thu thập trong điều kiện không chắc chắn.

2.2.2.3. Phương pháp suy luận

Là việc rút ra những kết luận hay đƣa ra những nhận xét, phán đoán từ những mô tả, so sánh và phân tích về đối tƣợng nghiên cứu trƣớc đó.

17

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƢƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU

3.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

3.1.1.Quá trình hình thành và phát triển NH TMCP Phƣơng Đông

Tên đầy đủ: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phƣơng Đông Tên giao dịch quốc tế: Orient Commercial Joint Stock Bank Tên viết tắt: Oricombank (OCB)

Ngày khai trƣơng hoạt động: 10/06/1996

Hội sở chính: Số 45 Đƣờng Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Vốn điều lệ: 3.234 tỷ đồng (tính đến cuối tháng 12/2013)

Ngân hàng đƣợc thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0061/NH-GP ngày 13/04/1996 do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059700 do Sở Kế hoạch Đầu tƣ cấp.

08/2002: Gia nhập Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu 14/01/2003: Sáp nhập Ngân hàng Tây Đô vào Ngân hàng Phƣơng Đông Năm 2004: Tham gia liên minh Dịch vụ thẻ Vietcombank

19/12/2008: Ký kết hợp đồng triển khai hệ thống ngân hàng lõi giữa OCB – Việt Nam và Temenos – Thụy Sỹ

06/11/2009: OCB ký kết hợp đồng quản lý số cổ đông với công ty chứng khoán Phƣơng Đông (ORS)

* Đối tác:

Là thành viên Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT: Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication);

Ngân hàng Paribas (Pháp) - một trong những tập đoàn hàng đầu Châu Âu trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng và là một trong 6 ngân hàng mạnh nhất thế giới theo đánh giá xếp hạng của Standard & Poor.

Tham gia chƣơng trình Quỹ phát triển nông thôn (RDF: Rural Development Fund) của Ngân hàng thế giới (World Bank);

18

Các cổ đông lớn của OCB gồm có: Ngân hàng BNP Paribas (Pháp), Tổng Công ty Bến Thành (Ben Thanh Group), Văn Phòng Thành ủy TP.HCM, NHTM cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam (VCB).

* Mạng lƣới và nhân viên:

Hiện nay mạng lƣới OCB đã có mặt tại 21 tỉnh, thành trên cả nƣớc, bao gồm: 22 chi nhánh, 42 phòng giao dịch, 4 quỹ tiết kiệm với hơn 2.000 cán bộ nhân viên.

* Thành tựu:

- Năm 2007, OCB vinh dự nhận đƣợc cờ thi đua Đơn vị xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua ngành Ngân hàng năm 2007 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trao tặng;

- Nhận đƣợc giấy chứng nhận “Nằm trong bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2007” do báo Vietnam Net bình chọn;

- Cuối năm 2007, OCB vinh danh với giấy chứng nhận “Cúp vàng top ten ngành hàng năm 2007” do Ban Tổ chức chƣơng trình bình chọn Thƣơng hiệu Việt uy tín, chất lƣợng lần thứ 3 - 2007 bình chọn;

- Giải “Cầu vàng” phát triển nhanh các sản phẩm dịch vụ công nghệ cao do Hội đồng bình chọn giải thƣởng trao tặng;

- “Một trong 10 NHTM Việt Nam đƣợc hài lòng nhất năm 2008” do ngƣời tiêu dùng bình chọn qua chƣơng trình khảo sát của Trung tâm nghiên cứu ngƣời tiêu dùng và doanh nghiệp bình chọn;

- “Bằng chứng nhận Thƣơng hiệu chứng khoán uy tín và danh hiệu công ty Đại chúng tiêu biểu” do NHNN và trung tâm thông tin tín dụng trao tặng năm 2009;

- OCB đƣợc Citibank – thuộc Tập đoàn tài chính hàng đầu của Mỹ (Citigroup) trao bằng chứng nhận “Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế 2009”.

3.1.2.Quá trình hình thành và phát triển NH TMCP Phƣơng Đông chi nhánh Bạc Liêu chi nhánh Bạc Liêu

Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông chi nhánh Bạc Liêu đƣợc thành lập theo quyết định số 65/2004/QĐ-HĐQT ngày 01/10/2004. Đến ngày 08/01/2005 chi nhánh chính thức đƣợc thành lập và đi vào hoạt động với nhân sự hơn 70 cán bộ nhân viên. Hiện nay trụ sở chính của chi nhánh đƣợc đặt tại số 442 Đƣờng Trần Phú, Khóm 1, Phƣờng 7, Thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu.

19

Tính đến nay, Ngân hàng Phƣơng Đông chi nhánh Bạc Liêu đã có 4 Phòng giao dịch (PGD) trực thuộc nhƣ sau:

- PGD Trần Phú tại địa chỉ: B7- B9 Trung tâm thƣơng mại, Thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu;

- PGD Hộ Phòng tại địa chỉ: 187 Quốc lộ 1A, Khóm 9, Ấp 2, Thị trấn Hộ Phòng, Huyện Giá Rai, Tỉnh Bạc Liêu;

- PGD Hồng Dân tại địa chỉ: 74 Chu Văn An, Khu 1A, Thị trấn Ngan Dừa, Huyện Hồng Dân, Tỉnh Bạc Liêu;

- PGD Gành Hào tại địa chỉ: Ấp 3, Thị trấn Gành Hào, Huyện Đông Hải, Tỉnh Bạc Liêu.

Mọi hoạt động tại các phòng giao dịch đều chịu sự quản lí từ phía Ngân hàng Phƣơng Đông, chi nhánh Bạc Liêu.

Ngay từ khi thành lập đến nay, cũng nhƣ tầm nhìn và mục tiêu chung của toàn hệ thống Ngân hàng Phƣơng Đông thì OCB chi nhánh Bạc Liêu cũng hƣớng đến trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh và bền vững với khách hàng mục tiêu là các khách hàng cá nhân trên địa bàn.

3.2.CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.2.1.Cơ cấu tổ chức 3.2.1.Cơ cấu tổ chức Phòng KHDN PGD Trần Phú PGD Gành Hào PDG Hồng Dân PGD Hộ Phòng Phòng KHCN Phòng DVKH Giám đốc Chi nhánh Giám đốc KHDN Giám đốc PGD Giám đốc KHCN Các phòng ban/ bộ phận chức năng

20

3.2.2.Chức năng, nhiệm vụ

3.2.2.1. Giám đốc chi nhánh

Là ngƣời đứng đầu Chi nhánh, chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng Quản trị và Tổng Giám Đốc trong việc quản lý, điều hành hoạt động chung của chi nhánh; đƣợc ký kết các hợp đồng và tài liệu theo quy chế, quy định, phân cấp, ủy quyền của Hội sở chính theo quy định pháp luật.

3.2.2.2. Giám đốc KHDN

Là ngƣời quản lý toàn bộ nhân sự về khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh và các đơn vị trong cơ cấu tổ chức của chi nhánh; đƣợc quyết định giải quyết các công việc quản lý và kinh doanh, ký kết và phê duyệt các hợp đồng tín dụng với các doanh nghiệp theo quy định và ủy quyền của Hội sở chính và theo quy định pháp luật.

3.2.2.3. Giám đốc KHCN

Là ngƣời quản lý toàn bộ nhân sự và hoạt động về khách hàng cá nhân tại chi nhánh và các đơn vị cơ cấu tổ chức của chi nhánh, chịu trách nhiệm trực tiếp trƣớc Giám đốc khối KHCN trong việc quản lí điều hành hoạt động KHCN của chi nhánh; đƣợc giải quyết các công việc quản lý và kinh doanh, ký kết các hợp đồng tín dụng, kinh doanh, thƣơng mại, dân sự theo các quy chế, quy định, phân cấp, ủy quyền của Hội sở và theo quy định pháp luật.

3.2.2.4. Giám đốc PGD

Là ngƣời quản lí toàn bộ nhân sự và các hoạt động tại phòng giao dịch, giải quyết các công việc quản lí và kinh doanh, ký kết hợp đồng theo quy định dƣới sự giám sát và điều hành của Giám đốc chi nhánh.

3.2.2.5. Phòng KHDN

Có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp thông qua công tác tiếp thị bán hàng. Tìm hiểu, thu thập thông tin tổng quát của KH tiềm năng. Lập kế hoạch tiếp thị, trực tiếp tiếp xúc KH để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Thu thập thông tin liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, năng lực và uy tín của doanh nghiệp. Thẩm định khách hàng, lập tờ trình, phối hợp với chuyên viêc phân tích đề xuất cấp tín dụng và các vấn đề lien quan.

3.2.2.6. Phòng KHCN

Có nhiệm vụ chủ động tìm kiếm đối tƣợng khách hàng mục tiêu có nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ thuộc đối tƣợng KHCN. Duy trì KH tiềm năng bằng cách cung cấp thông tin, tiện ích sản phẩm đến từng KH, thuyết phục KH sử dụng sản phẩm của NH, tƣ vấn cho KH việc lựa chọn sản phẩm

21

phù hợp với nhu cầu của KH; tiến hành thẩm định và lập hồ sơ tín dụng. Từ đó đƣa ra quyết định cấp tín dụng hay không cho KH cá nhân.

3.2.2.7. Phòng giao dịch

Trực thuộc chi nhánh, thực hiện các nghiệp vụ nhƣ chi nhánh, dƣới sự điều hành và quản lý trực tiếp từ Giám đốc chi nhánh. PGD cũng trực tiếp giao dịch và giới thiệu sản phẩm đến khách hàng, duy trì mối quan hệ hợp tác giữa NH và KH.

3.2.2.8. Phòng dịch vụ khách hàng

Có nhiệm vụ hƣớng dẫn KH làm thủ tục mở thẻ, hạch toán và sử dụng tài khoản, thực hiện các giao dịch gửi và rút tiền trên tài khoản chuyên dùng của KH. Thực hiện ký quỹ chờ thanh toán thƣ tín dụng, mua bán bất động sản, thanh toán séc bảo chi…Thực hiện giải ngân, thu nợ tiền vay, thu phí các dịch vụ tại chi nhánh.

3.2.2.9. Phòng kế toán

Có chức năng hƣớng dẫn và hậu kiểm việc hạch toán tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc. Đảm nhận công tác thanh toán của Chi nhánh đối với các đơn vị nội bộ và ngân hàng khác. Tổng hợp kế hoạch kinh doanh tài chính toàn chi nhánh, đồng thời quản lý chi phí điều hành và thanh khoản.

3.2.2.10. Phòng hành chánh

Có chức năng quản lý hồ sơ cán bộ nhân viên, quản lý việc cấp phát lƣơng, bảo hiểm xã hội, văn phòng phẩm, theo dõi công văn lƣu trữ, công văn đi, công văn đến…thực hiện các công tác hành chính, văn thƣ, lễ tân và chịu trách nhiệm tổ chức, theo dõi, kiểm tra, đảm bảo an toàn cơ sở vật chất.

3.3.SẢN PHẨM KINH DOANH

Huy động vốn: nhận các loại tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu bằng VND và ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và cá nhân với lãi suất linh hoạt, hấp dẫn. Tiền gửi của các thành phần kinh tế đƣợc bảo hiểm theo quy định Nhà nƣớc.

Cho vay: cho vay đối với khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp với đa dạng các hình thức: cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và dài hạn nhằm phục vụ các nhu cầu của khách hàng về tiêu dùng lẫn sản xuất kinh doanh với lãi suất theo thỏa thuận giữa NH và KH: cho vay mua ô tô, mua nhà, sữa chữa nhà, sản xuất kinh doanh, tiêu dung…

22

Thanh toán quốc tế: thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, chuyển tiền bằng hệ thống SWIFT với nhiều ngân hàng lớn trên thế giới nhanh chóng, an toàn;

Cung cấp dịch vụ thanh toán, dịch vụ thu hộ, chi hộ, chuyển tiền liên ngân hàng theo yêu cầu của KH, dịch vụ rút tiền tự động 24/24 (ATM);

Thực hiện các nghiệp vụ và các dịch vụ khác về tài chính theo quy định pháp luật nhu các dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng Visa, Master Card…

3.4.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Kết quả hoạt động kinh doanh là yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tƣ cũng nhƣ nhà lãnh đạo các đơn vị luôn quan tâm khi đánh giá một đơn vị kinh doanh nói chung hay một ngân hàng nói riêng. Kết quả này phản ánh tình hình kinh doanh của chi nhánh ngân hàng cũng nhƣ việc điều hành và quản trị từ Ban lãnh đạo. Trong giai đoạn từ năm 2011đến 6 tháng đầu năm 2014 nền kinh tế có nhiều diễn biến khá phức tạp, nhƣng OCB vẫn đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ về mặt lợi nhuận:

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh tại OCB Bạc Liêu giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Phòng kế toán OCB

Thu nhập:

Tình hình thu nhập của chi nhánh OCB trong giai đoạn 2011-2013 chuyển biến không mấy khả quan, con số này vào thời kì xuất phát điểm năm

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 140.907 114.962 114.785 (25.945) (18,41) (177) (0,15) TN từ lãi 138.672 111.948 110.016 (26.724) (19,27) (1.932) (1,73) TN ngoài lãi 2.235 3.014 4.769 779 34,85 1.755 58,23 Tổng chi phí 133.147 104.514 100.460 (28.633) (21,50) (4.054) (3,88) CP từ lãi 117.756 89.466 84.172 (28.290) (24,02) (5.294) (5,92) CP ngoài lãi 15.391 15.048 16.288 (343) (2,23) 1.240 8,24 Lợi nhuận 7.760 10.448 14.325 2.688 34,64 3.877 37,11

23

2011 là 140.907 triệu đồng đã giảm xuống còn 114.962 triệu đồng vào năm 2012, đã giảm 25.945 triệu đồng (tƣơng ứng giảm 18,41%), nguyên nhân là do thu nhập từ lãi năm 2012 giảm đến 19,27% so với năm 2011.Cũng nhƣ nhiều ngân hàng khác, thì thu nhập từ lãi của OCB Bạc Liêu là thành phần chủ yếu trong tổng thu nhập của ngân hàng, vì thế sự suy giảm từ khoản thu nhập này có ảnh hƣởng rất lớn đến tổng thu nhập cũng nhƣ hoạt động của ngân hàng. Hơn nữa 2012 là năm chịu nhiều ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế nên NH gặp nhiều khó khăn từ việc cho vay vốn, các KH từ kinh doanh đến tiêu dùng không đủ khả năng tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Thêm nữa là kinh tế thế giới diễn biến phức tạp tác động đến nền kinh tế Việt Nam, dẫn đến lãi suất giảm mạnh ở năm 2012, lãi suất cho vay đối với nền kinh tế giảm 5-9% so với cuối năm 20111, còn với một số lĩnh vực ƣu tiên (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp) là ở mức 9-12%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất - kinh doanh khác và tiêu dùng ở mức 12-15%/năm, trong đó lãi suất cho vay đối với các khách hàng tốt chỉ từ 9-11%/năm. Chính vì sự sụt giảm này nên khoản thu từ lãi bị giảm xuống 26.724 triệu đồng. Nhƣng bù lại đó là khoản tăng lên từ khoản thu nhập ngoài lãi, tăng lên 779 triệu đồng (tƣơng ứng 34,85%) do NH đã tích cực thu hồi các khoản nợ ngoại bảng.

Đến năm 2013, do kinh tế chƣa hoàn toàn phục hồi, vẫn còn nhiều khó khăn, nên lãi suất cho vay VNĐ lại tiếp tục đƣợc điều chỉnh giảm từ mức 15% năm 2012 về mức 11,5% năm 2013, đến cuối năm lãi suất lại một lần nữa thay đổi, giảm xuống còn trong khoảng 8-10,5% 2, vì thế dẫn đến thu nhập từ nguồn lãi cho vay giảm 13.901 triệu đồng so với năm 2012, nhƣng thời điểm này chi nhánh cũng tăng đƣợc một khoản thu ngoài lãi từ việc thu hồi nợ và từ các khoản phí tăng lên vào năm 2013, mức phí này tăng khoản 0,5-1% so với thời gian trƣớc đó. Dù khoản thu nhập này chiếm tỷ trọng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh bạc liêu (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)