Phân tích tình hình nợ xấu của KHCN

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh bạc liêu (Trang 83 - 93)

Nợ xấu trong ngân hàng luôn là mối lo lắng bật nhất trong toàn hệ thống ngân hàng, vì nợ xấu đã và đang tác động nhiều tiêu cực đến việc lƣu thông vốn vào nền kinh tế. Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mà nợ xấu trong hệ thống luôn tăng dần qua các năm. Theo báo cáo của ngân hàng Nhà nƣớc cho biết nợ xấu từ năm 2011, 2012 và 2013 lần lƣợt là 3,4%, 4,08% và 3,61%. Theo đó, tại OCB Bạc Liêu nợ xấu vẫn đang có xu hƣớng tăng trong thời gian gần đây:

Bảng 4.17.Nợ xấu KHCN theo nhóm tại OCB Bạc Liêu giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Nợ nhóm 3 3.192 3.236 4.305 44 1,38 1.069 33,03 Nợ nhóm 4 1.187 1.604 2.053 417 35,13 449 27,99 Nợ nhóm 5 263 463 753 200 76,05 290 62,63 Nợ xấu 4.642 5.303 7.111 661 14,24 1.808 34,09

Nguồn: Phòng KHCN OCB Bạc Liêu

Trong 3 năm gần đây, nợ xấu tại chi nhánh không ngừng tăng cao do sự gia tăng trong từng nhóm nợ, trong đó thành phần nợ nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn lại tăng đột biến khiến NH cũng phải chóng mặt. Có thể nói đây là

71

nhóm nợ nguy hiểm mà tất cả các NH đều phải lo ngại và đối mặt, cụ thể, nợ nhóm 5 đã tăng lên 463 triệu đồng năm 2012 (tăng 76,05% so với năm 2011) và lên đến 753 triệu đồng năm 2013 (tăng 62,63% so với năm 2012). Nguyên nhân là do một số khoản nợ trung và dài hạn trƣớc đây không có khả năng thu hồi vốn của các khoản vay cũ vào năm 2009. Thời gian này việc kinh doanh cũng nhƣ tiêu dùng gặp nhiều khó khăn khiến rủi ro cho NH tăng cao. Tuy nhiên không chỉ nợ nhóm 5 mà cả nợ nhóm 3 và nhóm 4 đều đang có xu hƣớng tăng, tình hình này cũng kéo dài đến năm 2014, biểu đồ dƣới đây sẽ thể hiện điều đó:

Nguồn: Phòng KHCN OCB Bạc Liêu

Hình 4.16 Nợ xấu theo nhóm tại OCB Bạc Liêu 6T năm 2013 và 6T năm 2014

Trong 6 tháng đầu năm 2014, sự gia tăng nhanh nhất là ở nợ nhóm 3 do một số khoản nợ ngắn hạn năm trƣớc không thu hồi đầy đủ đã chuyển nhóm thành nợ xấu, nhiều cá nhân vẫn còn hứa hẹn thời gian trả nợ, lien tục gia hạn khiến NH khó khan trong việc thu hồi. Do đó không chỉ nợ nhóm 3 mà nợ nhóm 4 và nhóm 5 cũng khiến ngân hàng phải đau đầu xử lí. Vì thế chi nhánh cần phải có ngay những đối sách để “làm sạch” nợ xấu trong thời gian tới. Tuy nhiên chúng ta phải tìm hiểu rõ về nợ xấu theo các chỉ tiêu để tìm ra nguyên nhân hạn chế nợ xấu.

4.4.4.1. Nợ xấu KHCN theo thời hạn

Khi phát sinh bất kì một khoản vay nào của NH cho KH thì NH cũng đều phải đối mặt với rủi ro dù ít hay nhiều, và những rủi ro đƣợc đƣợc thể hiện thông qua nợ xấu. Hay nói cách khác, nợ xấu là một tồn tại tất yếu khi kinh doanh ở lĩnh vực ngân hàng. Nguy cơ nợ xấu sẽ càng cao khi cho vay với thời hạn càng dài. Vì thế dù doanh số cho vay ngắn hạn có cao hơn doanh số cho vay trung - dài hạn nhƣng nợ xấu cho vay trung – dài hạn vẫn có thể cao hơn

0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 4 Nợ nhóm 5 3.341 1.455 749 5.435 2.199 1.109 6T năm 2013 6T năm 2014

72

nợ xấu ngắn hạn mặc dù doanh số cho vay ít hơn. Nhìn vào biểu đồ cơ cấu dƣới đây chúng ta sẽ thấy rõ điều đó:

Nguồn: Phòng KHCN OCB Bạc Liêu

Hình 4.17 Nợ xấu KHCN theo thời hạn tại OCB Bạc liêu giai đoạn 2011- 2013

Mặc dù nhƣ đã phân tích trƣớc, thành phần cho vay, thu nợ, dƣ nợ ngắn hạn đều là thành phần chiếm tỷ lệ quan trọng tại ngân hàng nhƣng khi đi vài phân tích cơ cấu nợ xấu thì điều này đã không còn đúng nữa. Vì nhìn vào biểu đồ 4.18 ta thấy nợ xấu của các khoản vay trung- dài hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu nợ xấu tại ngân hàng trong suốt 3 năm từ 2011 đến 2013, tỷ trọng này đều lớn hơn 50% cho thấy các khoản vay trung – dài hạn mang lại nhiều rủi cho cho ngân hàng hơn các khoản vay ngắn hạn. Mặc dù thu nợ cho khoản vay này là khá tốt nhƣng do thời gian vay dài, trên 1 năm, NH khó ƣớc tính mọi rủi ro có thể xảy ra, do đó đôi khi không thể kiểm soát hết tất cả dẫn đến một số khoản vay phát sinh thành nợ xấu do khách hàng không chủ động hợp tác trả nợ và một phần KH không đủ khả năng trả nợ. Tuy nhiên cơ cấu nợ xấu này không có gì đáng ngạc nhiên lắm vì từ trƣớc đến nay, NH đã luôn nhận thức đƣợc mức độ an toàn hơn từ cho vay ngắn hạn là vì nợ xấu sẽ ít hơn cho vay trung – dài hạn. Nhƣng chúng ta cũng cần tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề vay trung – dài hạn tăng giảm thế nào mà dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu nợ xấu so với cơ cấu trƣớc đây mà ta đã phân tích để biết cách xử lí chúng, chúng ta sẽ xem xét bảng số liệu dƣới đây:

42,05% 57,95% Năm 2011 40,85% 59,15% Năm 2013 Ngắn hạn Trung và dài hạn 45,26% 54,74% Năm 2012

73

Bảng 4.18.Nợ xấu KHCN theo thời hạn OCB Bạc Liêu giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1.952 2.400 2.905 448 22,95 505 21,04 Trung và dài hạn 2.690 2.903 4.206 213 7,92 1.303 44,88 Tổng 4.642 5.303 7.111 661 14,24 1.808 34,09

Nguồn: Phòng KHCN OCB Bạc Liêu

Nợ xấu ngắn hạn:

Nợ xấu KHCN tại OCB Bạc Liêu liên tục tăng nhanh trong giai đoạn 2011-2013, từ 4.642 triệu đồng năm 2011 lên đến 7.111 triệu đồng năm 2013. Theo đó nợ xấu ngắn hạn của chi nhánh cũng không ngừng gia tăng. Dù doanh số cho vay có giảm ở năm 2012 nhƣng nợ xấu ở năm này lại không giảm mà ngƣợc lại còn tăng lên 213 triệu đồng. Đến năm 2013, chi nhánh đã rất tích cực tận thu nhiều khoản nợ cũ nhƣng chỉ làm giảm bớt sự gia tăng nợ xấu trong giai đoạn này chứ không thể giảm đi nợ xấu. Trong vòng 1 năm từ 2012 đến 2013 nợ xấu ngắn hạn tăng đến 505 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 21,04%. Nguyên nhân là do sự kiểm soát từ phía NH chƣa chặt chẽ khiến những KH e ngại lãi suất cao từ việc vay trung – dài hạn đã sử dụng nguồn vốn vay sai mục đích, lấy nguồn vốn ngắn hạn của NH để đầu tƣ trung – dài hạn. Do đó làm giảm tính thanh khoản của nguồn vốn và khi đến hạn KH chƣa kịp thu hồi vốn về trả nợ cho NH nên lâu dần chuyển nhóm thành nợ xấu. Hơn nữa giai đoạn 2011-2013 kinh tế lạm phát cao, các doanh nghiệp chật vật trong kinh doanh nên phải cắt giảm nhiều khoản chi phí, lƣơng, thƣởng, cắt giảm nhân công dẫn đến một số cá nhân không còn nguồn thu nhập ổn định để trả nợ trong khi thời gian này chi nhánh có cho vay tín chấp với một số cơ quan trả lƣơng qua OCB, vì thế rủi ro lại càng cao. Nhiều cá nhân xin gia hạn nợ nhƣng nhiều lần không có tiến triển do họ khó khăn trong tìm kiếm nguồn thu nhập mới trong thời kì kinh tế khó khăn.

Tuy nhiên vấn đề thẩm định ban đầu của các chuyên viên quan hệ khách hàng cũng ảnh hƣởng rất lớn đến nợ xấu trong ngân hàng. Vì thế chi nhánh cũng cần chú ý đào tạo kĩ càng đối với nhân viên trong khâu thẩm định. Dù nợ xấu trong giai đoạn này có phần tăng cao nhƣng tính về tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ ngắn hạn thì con số này vẫn nằm trong ngƣỡng an toàn nhỏ hơn 3%.

74

Nợ xấu trung và dài hạn:

Nợ xấu trung – dài hạn giai đoạn 2011-2013 cũng gia tăng khá nhiều từ 2.690 triệu đồng lên đến 4.206 triệu đồng. Nợ xấu của khoản vay này chiếm khá cao trong tổng nợ xấu tại chi nhánh, tỷ trọng này ở các năm 2011, 2012, 2013 lần lƣợt là 57,95%, 54,74% và 59,15%. Do các khoản vay càng dài hạn NH càng ít lƣờng trƣớc đƣợc những rủi ro xảy ra trong tƣơng lai. Nhất là trong thời kì kinh tế còn nhiều biến động, nhiều KH không trả đƣợc nợ cho NH làm cho nợ xấu tại NH tăng cao.

Không dừng lại ở đó, nợ xấu tiếp tục tăng cao trong 6 tháng đầu năm 2014 do sự gia tăng mạnh mẽ cả 2 thành phần nợ xấu ngắn hạn, và nợ xấu trung - dài hạn mặc dù cơ cấu của chúng vẫn không thay đổi so với giai đoạn 2011-2013. Bảng số liệu dƣới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ vấn đề đó:

Bảng 4.19. Nợ xấu KHCN theo thời hạn tại OCB Bạc Liêu 6T năm 2013 và 6T năm 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6T 2013 6T 2014 Chênh lệch 6T 2014/ 6T 2013 Số tiền % Ngắn hạn 2.619 4.246 1.627 62,12 Trung và dài hạn 2.926 4.497 1.571 53,69 Tổng 5.545 8.743 3.198 57,67

Nguồn: Phòng KHCN OCB Bạc Liêu

Theo báo cáo NHNN cuối tháng 6/2014 cho biết nợ xấu tính đến thời điểm này là 4,17%, đã tăng lên so với cuối năm 2013 là 3,61%, đây gần nhƣ là tình hình chung của các ngân hàng trong sáu tháng đầu năm 2014. Tại OCB chi nhánh Bạc Liêu, nợ xấu cũng tăng với tốc độ chóng mặt, từ 5.545 triệu đồng lên 8.743 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 57,67% so với 6T năm 2013. Trong đó nợ ngắn hạn tuy dễ thu hồi hơn so với nợ trung – dài hạn nhƣng thời gian này có một vài khách hàng không có thiện chí trả nợ cho NH, mà đây là một yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố thẩm định tín dụng theo nhóm nội dung “CAMPARI”. Vì thế nếu KH không muốn trả nợ thì NH cũng chỉ có thể phạt với lãi suất 150% lãi suất theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc hơn nữa là phát mãi tài sản đảm bảo. Thực chất chƣa đủ chế tài đối với KH cho nên tâm lí KH còn ỷ lại nên dẫn đến nợ xấu vẫn còn cao.

75

Hơn nữa theo Thông tƣ 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 về phân loại nợ cũng nhƣ trích lập dự phòng rủi ro có phần chặt chẽ hơn Thông tƣ 02 trƣớc đó để đảm bảo quá trình cơ cấu lại thời hạn trả nợ không bị lạm dụng, vì vậy làm cho nợ xấu tại chi nhánh tăng cao. Tại chi nhánh vào 6T năm 2014 thì tỷ lệ nợ xấu của hai khoản vay ngắn hạn và trung – dài hạn đều vƣợt mức an toàn là 3%, cụ thể, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn là 3,17%, tỷ lệ nợ xấu trung – dài hạn là 4,76%. Điều này đồng nghĩa ngân hàng đang gặp phải nhiều rủi ro trong vấn đề giải quyết nợ xấu. Tuy nhiên, đây là điều khó tránh khỏi khi kinh tế trong nƣớc vẫn chƣa hoàn toàn thoát khỏi sự tác động của khủng hoảng. Hiện tại chi nhánh đang cố gắng tận thu những khoản nợ này để giảm thiểu rủi ro tính đến thời điểm cuối năm.

4.4.4.2. Nợ xấu KHCN theo mục đích sử dụng

Cho vay mỗi mục đích sử dụng vốn của KHCN ngân hàng sẽ gặp phải những rủi ro khác nhau luôn tiềm ẩn, vì thế NH phải xem xét đến những khoản lợi nhuận và thiệt hại của từng khoản vay đối với NH để có kế hoạch trọng tâm phát triển các sản phẩm vay. Mặc dù trong thực tế lợi nhuận cao luôn đi liền với rủi ro cao nên chúng ta chỉ có thể giảm thiểu mức độ rủi ro thông qua việc hạn chế nợ xấu trong ngân hàng chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn. Chính vì thế việc phân chia này sẽ giúp NH dễ quản lí nợ xấu khoản vay và kịp thời đƣa ra chính sách nâng cao chất lƣợng tín dụng cho từng mục đích vay.

Tình hình nợ xấu sẽ phản ánh đƣợc chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng, và nợ xấu KHCN luôn chiếm tỷ trọng cao tổng nợ xấu tại NH (vì NH chủ yếu cho vay KHCN), dù đã rất cố gắng nỗ lực trong việc kiểm soát các khoản vay nhƣng trong tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn thì việc trả nợ của KH cũng hạn chế dẫn đến nợ xấu ngày càng gia tăng, thậm chí còn gia tăng trong từng khoản vay theo từng mục đích sử dụng vốn của KH. Tuy nhiên, trong mỗi năm sự biến động cũng nhƣ tỷ trọng nợ xấu của các mục đích vay là khác nhau. Nhìn vào bảng dƣới đây ta sẽ nhận thấy điều đó:

76

Bảng 4.20. Nợ xấu KHCN theo mục đích sử dụng tại OCB Bạc Liêu giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền %

Sản xuất kinh doanh 3.168 3.340 3.958 172 5,43 618 18,50

Mua xe 472 737 1.128 265 56,14 391 53,05

Mua nhà, đất 470 618 978 148 31,49 360 58,25 Tiêu dùng 532 608 1.047 76 14,29 439 71,20

Tổng 4.642 5.303 7.111 661 14,24 1.808 34,09

Nguồn: Phòng KHCN OCB Bạc Liêu

Hình 4.18 Nợ xấu KHCN theo mục đích sử dụng tại OCB Bạc Liêu giai đoạn 2011-2013

Cho vay sản xuất kinh doanh:

Cho vay sản xuất kinh doanh là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro không chỉ với các doanh nghiệp mà còn với cả những khách hàng cá nhân. Điều này đƣợc thể hiện qua việc nợ xấu với khoản vay này tăng liên tục từ năm 2011 đến năm 2013. Năm 2012 con số này chỉ vào khoảng 3.168 triệu đồng, đến năm 2012 thì tăng nhẹ lên 3.340 triệu đồng, nhƣng đến năm 2013 thì nợ xấu lên gần 4.000 triệu đồng. Vì trong giai đoạn này nền kinh tế luôn bị tác động

Nguồn: Phòng KHCN OCB Bạc Liêu

68,25% 10,17% 10,12% 11,46% Năm 2011 62,98% 13,90% 11,63% 11,49% Năm 2012 55,66% 15,86% 13,75% 14,72% Năm 2013

Sản xuất kinh doanh Mua xe

Mua nhà, đất

77

bởi cuộc khủng hoảng trƣớc đó, các kênh đầu tƣ sinh lời lại kém hiệu quả, ngƣời dân lại hạn chế chi tiêu nên hầu nhƣ các khoản sản xuất kinh doanh không có nguồn để đầu ra dẫn đến mất vốn. Phần nữa vì giá cả vật chất leo thang trong thời gian này khiến đầu vào của những cá nhân sản xuất cũng tăng cao nên đầu ra gặp nhiều khó khăn, vì vậy vốn mà KH vay phải chôn chân trong đống lãi suất cao của giai đoạn này. Dù năm 2013 lãi suất đã giảm đi rất nhiều so với năm 2011, thế nhƣng việc làm ăn trƣớc đó chƣa mang lại nhiều hiệu quả cao dẫn đến KH vẫn không trả nổi hết nợ cho NH và lãi cứ chồng lãi dẫn đến không chỉ KH mà NH cũng phải mang gánh nặng về nợ xấu.

Hơn nữa, trong khoảng thời gian này, theo chỉ đạo của Tỉnh, NH cho vay nhiều cá nhân sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, thời tiết xấu và giá cả đã tác động rất nhiều đến việc trồng trọt, chăn nuôi và bán sản phẩm. Dù đã đƣợc trung tâm khuyến ngƣ hƣớng dẫn để nâng cao hiệu suất nhƣng gần nhƣ việc sản xuất kinh doanh của các cá nhân này vẫn chƣa có phần khởi sắc. Hơn nữa, những KH vay cho lĩnh vực này thƣờng ở vùng sâu vùng xa, việc thu nợ của các chuyên viên quan hệ khách hàng vẫn còn gặp nhiều khăn. Do đó, NH đã rất cố gắng nỗ lực quản lí và hạn chế nợ xấu nhƣng gần nhƣ chỉ có thể kiểm soát ở một mức độ nào đó chứ không thể hoàn toàn làm mất đi nợ xấu. Thời gian này dù tỷ trọng nợ xấu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vẫn là cao nhất nhƣng đã giảm dần trong tổng giá trị nợ xấu tại ngân hàng và chỉ chiếm 55,66% vào năm 2013 trong khi 2 năm trƣớc đó tỷ trọng này đều vƣợt trên 60%, nhƣng thay vào đó là sự gia tăng tỷ trọng nợ xấu ở các mục đích

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh bạc liêu (Trang 83 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)