Phân tích doanh số cho vay KHCN

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh bạc liêu (Trang 53 - 64)

Cho vay KHCN luôn là khoản mục cho vay chủ yếu của ngân hàng, với mục tiêu trở thành “Ngân hàng bán lẻ thân thiện” thì OCB nói chung và chi nhánh Bạc Liêu luôn hƣớng đến đối tƣợng là các khách hàng cá nhân. Do Bạc Liêu vẫn còn là tỉnh lẻ, các doanh nghiệp kinh doanh không nhiều nên KHCN là đối tƣợng khách hàng rất đƣợc ƣa chuộng. Vì thế cơ cấu doanh số cho vay trong giai đoạn 2011-2013 sẽ cho ta thấy rõ điều này:

Nguồn: Phòng KHCN OCB Bạc Liêu

Hình 4.5 Cơ cấu doanh số cho vay tại OCB Bạc Liêu giai đoạn 2011- 2013

Qua hình 4.3 ta thấy cơ cấu doanh số cho vay không đổi qua các năm trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. Trong đó tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân luôn chiếm trên 60% tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2011 tỷ trọng này chiếm 63,21%, năm 2012 có giảm nhẹ còn 62,14%, nhƣng đến năm 2013 tỷ trọng này lại tăng lên đến 65,91% chứng tỏ nguồn KHCN ngày càng quan trọng với ngân hàng. Bạc Liêu là một trong số những tỉnh đang có đà phát triển đi lên, nên nhu cầu của ngƣời dân ngày càng cao, đây là một trong

65,91% 34,09% Năm 2013 Cá nhân Doanh nghiệp 62,14% 37,86% Năm 2012 63,21% 36,79% Năm 2011

41 54,13% 45,87% Năm 2013 Ngắn hạn Trung và dài hạn

những tiềm năng mà ngân hàng cần khai thác. Chi nhánh luôn cố gắng nỗ lực phát huy để nâng cao chất lƣợng cho các khoản vay cá nhân này. Do đó cần phải tìm hiểu về sự thay đổi trong doanh số cho vay KHCN để biết rõ tình hình hiện tại của ngân hàng và chúng ta sẽ đi vào phân tích theo từng chỉ tiêu cụ thể.

4.4.1.1. Doanh số cho vay KHCN theo thời hạn

Doanh số cho vay KHCN đƣợc chia thành cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn. Cho vay ngắn hạn thƣờng có mức lãi suất thấp hơn nhƣng lại an toàn hơn cho ngân hàng, còn cho vay trung và dài hạn sẽ đem lại mức thu nhập cao hơn nhƣng bù lại chi nhánh phải gánh chịu nhiều rủi ro hơn, nên để phân bổ thế nào là hợp lí giữa 2 thành phần này thì NH phải luôn thật sự cân nhắc. Do đó từng giai đoạn chi nhánh sẽ có những chính sách để phân bổ phù hợp 2 thành phần này.

Theo đó chi nhánh vẫn là một ngân hàng còn khá mới mẻ trên địa bàn nên vẫn quyết định chọn cho vay ngắn hạn là chủ yếu để đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Do đó cho vay ngắn hạn vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay ở chi nhánh:

Nguồn: Phòng KHCN OCB Bạc Liêu

Hình 4.6 Cơ cấu doanh số cho vay KHCN theo thời hạn tại OCB Bạc Liêu giai đoạn 2011-2013

Hình 4.6 cho thấy doanh số cho vay KHCN ngắn hạn (có thời hạn đến 1 năm) chiếm tỷ trọng cao lớn hơn 50% ở giai đoạn 2011-2013. Trong 3 năm tỷ trong cho vay ngắn hạn chiếm lần lƣợt là 52,21%, 55,29%, và 54,13% trong tổng doanh số cho vay. Mặc dù lãi suất thấp hơn cho vay trung và dài hạn

52,21% 47,79% Năm 2011 55,29% 44,71% Năm 2012

42

nhƣng ngân hàng có thể dễ dàng thu hồi hơn, hoặc có thể nhanh chóng kịp thời phát hiện và xử lí những tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích, đồng thời cũng phù hợp với những khách hàng có tƣ tƣởng sợ chi phí cao. Hơn nữa, cho vay ngắn hạn đồng vốn xoay chuyển nhanh hơn, dễ dàng thu hồi và có thể tiếp tục cho vay các khoản vay mới.

Mặc dù cho vay trung và dài hạn ít đƣợc chú trọng nhƣ cho vay ngắn hạn nhƣng nó vẫn chiếm 1 phần tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay tại chi nhánh, và tỷ trọng này giảm từ 47,79% năm 2011 còn 45,87% năm 2013 và sự chênh lệch này đã chuyển dần sang doanh số vay ngắn hạn. Vì nhận thấy mức độ rủi ro từ khoản vay này nên NH không mạnh dạn cho vay quá nhiều. Và để duy trì cơ cấu này xu hƣớng tăng giảm của các chỉ tiêu cũng luôn biến động để phù hợp. Dƣới đây là bảng số liệu cho ta thấy những thay đổi trong giai đoạn 2011-2013:

Bảng 4.5. Doanh số cho vay KHCN theo thời hạn tại OCB Bạc Liêu giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 230.062 142.968 187.771 (87.094) (37,86) 44.803 31,34 Trung và dài hạn 210.548 115.627 159.146 (94.921) (45,08) 43.519 37,64 Tổng 440.610 258.595 346.917 (182.015) (41,31) 88.322 34,15

Nguồn: Phòng KHCN OCB Bạc Liêu

Doanh số cho vay ngắn hạn:

Nhìn vào bảng 4.5 ta thấy doanh số cho vay cá nhân giảm 88.322 triệu đồng, trong đó cho vay ngắn hạn đã giảm 44.803 triệu đồng (tƣơng đƣơng với 31,34%) so với năm 2011. Do trong năm này, diễn biến kinh tế xấu đi, nợ xấu ngân hàng tăng cao nên NHNN ban hành chính sách thắt chặt tín dụng nhằm hạn chế các khoản vay không đảm bảo, những khoản vay đƣợc nhận định là không an toàn, và xét duyệt các món vay và mục đích vay khó khăn hơn dẫn đến các khách hàng e ngại vay tiền từ ngân hàng nên làm các khoản vay ngắn hạn giảm từ 230.062 triệu đồng năm 2011 còn 142.968 triệu đồng năm 2012, giảm đi 87.094 triệu đồng.

Chính vì doanh số cho vay ngắn hạn đã giảm nhiều so với năm 2011 nên đến năm 2013 chi nhánh nhận thấy rõ những khó khăn bất cập từ phía khách

43

hàng đi vay nên đã có những chính sách ƣu đãi, mở rộng cho vay tín chấp đối với một số cán bộ có uy tín trên địa bàn hoặc những nhân viên đƣợc trả lƣơng qua OCB hoặc những cá nhân đƣợc xếp hạng tín dụng cá nhân thuộc loại tốt trong thời gian này, vì thời gian này xét duyệt khá khó khăn. Nhờ những chính sách nhanh chóng, kịp thời, chi nhánh đã thu hút đƣợc những khách hàng có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng, làm doanh số cho vay ngắn hạn năm 2013 tăng lên 44.803 triệu đồng (tƣơng ứng với 31,34%) so với năm 2012.

Doanh số cho vay trung và dài hạn:

Tính về số tiền cho vay thì năm 2012 doanh số cho vay trung và dài hạn giảm 94.921 triệu đồng do vay trung và dài hạn chủ yếu tập trung vào các khoản sản xuất kinh doanh dài hạn, mua nhà hoặc sữa chữa nhà…nhƣng năm này giá cả vật chất còn khá leo thang trong những tháng đầu năm nên khách hàng e ngại việc vay vốn để sử dụng cho các mục đích này và tâm lí vẫn còn đợi lãi suất sụt giảm trong thời gian tới. Hơn nữa bắt đầu từ Thông tƣ số 15/2009/TT-NHNN ban hành ngày 10/8/2009 thì tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn mà các NHTM có thể dùng cho vay trung và dài hạn là 30% trong khi trƣớc đó theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 thì tỷ lệ này là 40%, mà ở ngân hàng năm 2012 huy động chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn nên buộc NH phải thực hiện theo đúng quy định NHNN. Vì thế doanh số cho vay trung và dài hạn giảm.

Đến năm 2013 con số này gia tăng trở lại với hơn 37%. Thời gian này góp phần tháo dỡ bế tắc cho thị trƣờng bất động sản, chi nhánh triển khai nhiều chƣơng trình cho vay trung và dài hạn với mức lãi suất khá thấp, khoảng 9-9,5%/năm cho những KH có nhu cầu mua nhà ở hoặc nâng cấp nhà ở…và còn đƣợc ƣu đãi nhiều quà tặng hấp dẫn. Hơn nữa thực hiện theo Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 31/1/2013 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn hiệu quả, chi nhánh đã ƣu tiên cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để giúp đỡ cho nông dân vƣợt qua khó khăn trong sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi, góp phần ổn định kinh tế. Chính vì thế nông dân mạnh dạn đi vay nhiều hơn làm cho doanh số cho vay trung và dài hạn năm này cũng tăng lên đáng kể.

Đến 6 tháng đầu năm 2014, cơ cấu cho vay cá nhân theo thời hạn vẫn không có gì thay đổi so với giai đoạn 2011-2013 vì cho vay ngắn hạn vẫn là thành phần chiếm ƣu thế tại ngân hàng. Điều này cũng phù hợp với xu hƣớng phát triển hiện tại của ngân hàng. Hơn nữa vay ngắn hạn thời gian này lại gia tăng một cách nhanh chóng dẫn đến tổng doanh số vay tại ngân hàng cũng

44

tăng lên. Nhìn vào bảng số liệu dƣới đây chúng ta sẽ thấy rõ về sự biến động này trong 6 tháng đầu của năm 2014:

Bảng 4.6. Doanh số cho vay KHCN theo thời hạn tại OCB Bạc Liêu 6T năm 2013 và 6T năm 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6T 2013 6T 2014 Chênh lệch 6T 2014/ 6T 2013 Số tiền % Ngắn hạn 98.819 123.869 25.050 25,35 Trung và dài hạn 80.441 83.971 3.530 4,39 Tổng 179.260 207.840 28.580 15,94 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng KHCN OCB Bạc Liêu

Trong những tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay KHCN tăng lên 28.580 triệu đồng do sự gia tăng chủ yếu của các khoản vay ngắn hạn, tăng lên 25.050 triệu đồng so với cùng kì năm 2013. Do thời gian này chi nhánh đã linh hoạt cho vay đa dạng mục đích cho ngƣời tiêu dùng và tiểu thƣơng kinh doanh với lãi suất ổn định trong 3 tháng đầu. Nhiều gói sản phẩm không chỉ dành cho lĩnh vực ƣu tiên theo quy định thì còn một số sản phẩm dành cho các cá nhân có quan hệ thân thiết với NH nhƣ: sản phẩm cho vay VNĐ kỳ hạn dƣới 1 tháng với lãi suất sàn khoảng 8,5%/năm, gói sản phẩm cho vay ngắn hạn với lãi suất 9%/năm cho KH không có nợ xấu, nợ quá hạn tại ngân hàng trong 1 năm gần nhất và đƣợc xếp hạng tín dụng nội bộ là AA, đặc biệt ƣu tiên KH mới, KH tiềm năng sẽ đƣợc tặng nhiều phần quà hấp dẫn: áo mƣa, nón bảo hiểm, áo thun,…Chính vì thế làm doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên vì KH sẽ đƣợc sử dụng chi phí trong ngắn hạn với chi phí rẻ hơn.

Hơn nữa, 6T năm 2014 lƣợng vốn cho vay trung và dài hạn cũng tăng lên nhẹ, chỉ khoảng 4,39% nhƣng cũng góp phần làm gia tăng doanh số cho vay so với cùng kỳ năm 2013. Do nguồn vốn huy động trung và dài hạn của chi nhánh tăng lên nên NH có nhiều vốn để có thể cho vay trung và dài hạn hơn vì đầu năm nay NH áp dụng gói huy động 13 tháng trả lãi định kì với nhiều chƣơng trình rút thăm trúng thƣởng cho KH may mắn. Thực hiện những chính sách này là do NH nhận thấy rõ sự phục hồi dần trong thị trƣờng bất động sản, ngƣời dân đã trở lại với tƣ tƣởng mua sắm nhà mới cho mình sau nhiều năm thị trƣờng này đóng băng, nên NH phải chuẩn bị tốt cho mình sẵn sàng nguồn vốn để khi KH có nhu cầu thì cho vay một cách nhanh chóng phù hợp với KH.

45

Tuy nhiên dù cho vay trung và dài hạn tăng trong năm 2014 nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn cho vay ngắn hạn vì NH chƣa dám mạnh tay cho vay do rủi ro phải gánh chịu là quá cao, đôi khi NH không thể kiểm soát đƣợc.

4.4.1.2. Doanh số cho vay KHCN theo mục đích sử dụng

Việc phân chia doanh số cho vay theo mục đích sử dụng giúp ngân hàng dễ dàng quản lí các khoản vay. Vì theo nguyên tắc vay vốn tại ngân hàng KH phải sử dụng vốn vào đúng mục đích theo nhƣ đã thỏa thuận trong hợp đồng để giảm thiểu đƣợc rủi ro cho cả 2 bên. Hiện tại, NH áp dụng nhiều hình thức cho vay KHCN theo nhu cầu sử dụng vốn của KH, vì thế NH phải thƣờng xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn của KH theo mục đích để có những chính sách kịp thời phục vụ KH cũng nhƣ đảm bảo an toàn cho NH. Và tại chi nhánh NH cho vay với nhiều mục đích khác nhau:

Nguồn: Phòng KHCN OCB Bạc Liêu

Hình 4.7 Cơ cấu doanh số cho vay KHCN theo mục đích sử dụng tại OCB Bạc Liêu giai đoạn 2011-2013

Trong tất cả các mục đích vay tại ngân hàng, doanh số cho vay đƣợc phân bổ khá đều, nhƣng cho vay đối với sản xuất kinh doanh vẫn là nhiều nhất. Cho vay sản xuất kinh doanh là hoạt động đƣợc ngân hàng ƣa chuộng và đầu tƣ khá nhiều, nên lĩnh vực này luôn chiếm tỷ trọng cao trong ngân hàng, chiếm hơn 50% tổng doanh số cho vay, nhất là vào năm 2011 chiếm đến 67,95%. Do trong các mục đích vay thì đây là khoản vay mà ngƣời vay có thể tạo ra thu nhập nên sẽ tạo lòng tin với ngân hàng hơn về khả năng trả nợ của mình nên ngân hàng rất ƣu tiên cho vay lĩnh vực này. Cho vay sản xuất kinh doanh ở chi nhánh thƣờng là cho các cá nhân vay với mục đích kinh doanh

67,95% 10,96% 10,20% 10,89% Năm 2011 58,65% 17,86% 8,49% 15,01% Năm 2012 58,22% 15,25% 11,81% 14,73% Năm 2013

Sản xuất kinh doanh Mua xe

Mua nhà, đất

46

nhỏ tại hộ gia đình nhƣ: mở shop quần áo, mở shop mỹ phẩm, cửa hàng tạp hóa,…hay với nông dân thì vay mua máy móc, vật nuôi để phục vụ cho quá trình chăn nuôi trồng trọt của mình, nhƣng tất cả các cá nhân đều phải đảm bảo nguồn thu nhập trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên với nhiều mục đích vay đa dạng sẽ dễ dàng thu hút khách hàng và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ, do đó chi nhánh vẫn chú trọng để phát triển ở những mục đích vay còn lại. Và ứng với mỗi thời kì mỗi mục đích vay sẽ có tầm quan trọng khác nhau thể hiện qua sự thay đổi trong doanh số cho vay. Trong giai đoạn 2011-2013, doanh số vay ở các mục đích đều có sự biến động liên tục, bảng dƣới đây sẽ làm rõ điều này:

Bảng 4.7. Doanh số cho vay KHCN theo mục đích sử dụng tại OCB Bạc Liêu giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền %

Sản xuất kinh doanh 299.415 151.655 201.961 (147.760) (49,35) 50.306 33,17 Mua xe 48.275 46.175 52.901 (2.100) (4,35) 6.726 14,57 Mua nhà, đất 44.955 21.958 40.966 (22.997) (51,16) 19.008 86,57 Tiêu dùng 47.965 38.807 51.089 (9.158) (19,09) 12.282 31,65

Tổng 440.610 258.595 346.917 (182.015) (41,31) 88.322 34,15

Nguồn: Phòng KHCN OCB Bạc Liêu

Cho vay sản xuất kinh doanh:

Trong năm 2012 do nền kinh tế khó khăn, nhu cầu của ngƣời dân gần nhƣ thắt chặt lại dẫn đến những cá nhân kinh doanh khó khăn, hàng tồn nhiều, chi phí đầu vào lại tăng nên cũng ít cần đến nguồn vốn mới từ NH, nên làm cho doanh số cho vay năm này giảm từ 299.415 triệu đồng còn 151.655 triệu đồng, giảm tƣơng đƣơng với 49,35% so với năm 2011. Do đó mặc dù vẫn là thành phần quan trọng nhƣng tổng doanh số vay lúc này giảm nên cũng kéo theo tỷ trọng này giảm đi.

Đến năm 2013, tỷ trọng này tiếp tục giảm nhẹ còn 58,22% mặc dù theo chỉ thị của NHNN hỗ trợ cho các ngành ƣu tiên, chi nhánh đã triển khai các gói sản phẩm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại gia đình với lãi suất thấp nhỏ hơn 1-1,5%/ năm so với lãi suất cho vay thông thƣờng, khiến nông dân phấn khích làm doanh số cho vay 2013 tăng lên 50.306 triệu đồng, tƣơng

47

đƣơng với 33,17% so với năm 2012, nhƣng so với tổng doanh số thì thành phần này đã có sự chuyển dịch vì kinh doanh thời gian này vẫn còn khá yếu đối với các cá nhân vay.

Cho vay mua xe:

Nhìn vào bảng 4.7, doanh số cho vay mua xe có phần giảm đi so với năm 2011, giảm 2.100 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2011 thị trƣờng ô tô đã chuẩn bị cho nhiều sản phẩm mới chào bán năm 2012 đang náo nhiệt và rộn rã, ở Bạc Liêu ngƣời dân cũng đang háo hức chờ mua những sản phẩm từ các hãng xe thông dụng, thế nhƣng việc thay đổi lệ phí trƣớc bạ, tăng phí cấp biển

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh bạc liêu (Trang 53 - 64)