THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh bạc liêu (Trang 40)

3.5.1.Thuận lợi

Sau hơn 9 năm (1/2005 – 10/2014) NH TMCP Phƣơng Đông chi nhánh Bạc Liêu chính thức đi vào hoạt động thì hiện nay chi nhánh đã có nhiều kinh nghiệm và đứng vững trên lĩnh vực tài chính tại Bạc Liêu. Cùng với vị trí thuận lợi của chi nhánh và 1 PGD đặt tại trung tâm thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại cũng nhƣ dễ dàng tiếp cận của KH với NH hơn; bên cạnh đó còn thêm 3 PGD đặt rải rác ở các huyện hỗ trợ công tác tiếp cận khách hàng ở một số vùng sâu vùng xa nhằm mở rộng thị trƣờng trên toàn tỉnh Bạc Liêu. Song song với quá trình phát triển thì OCB Bạc Liêu luôn chú trọng phát triển công nghệ hiện đại, mở rộng sản phẩm thẻ ở nhiều nơi để hƣớng dẫn ngƣời dân tiếp cận nhiều với công nghệ ngân hàng, hơn nữa có nhiều máy ATM đƣợc đặt trong toàn tỉnh khuyến khích ngƣời dân sử dụng các dịch vụ từ NH một cách thuận tiện nhất, không phải mất nhiều thời gian và chi phí.

Hơn nữa, đƣợc sự quan tâm chỉ đạo từ phía NHNN tỉnh Bạc Liêu cùng với đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên môn vững vàng, luôn nhiệt tình, tận tâm với khách hàng, đây mới chính là sự thuận lợi nhất từ phía NH chi nhánh, điều này luôn tạo đƣợc sự hài lòng từ phía KH dành cho NH cũng nhƣ tạo đƣợc uy tín của NH trong lòng KH, KH ngày càng cảm thấy gần gũi hơn với thƣơng hiệu OCB Bạc Liêu.

3.5.2.Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi nhất định thì OCB Bạc Liêu cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động. Do trên toàn tỉnh Bạc Liêu hiện chỉ mới có 4 phòng giao dịch nên vẫn chƣa rải rác đƣợc khắp các huyện, thị trấn nên vẫn còn một số ít vùng sâu vùng xa chƣa tiếp cận đƣợc với NH mặc dù họ có những nhu cầu về vốn, về dịch vụ của NH. Số lƣợng thùng ATM hạn chế cũng là một trong những lí do khiến KH chƣa biết nhiều về dịch vụ NH.

Đặc biệt trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có hơn 20 đối thủ cạnh tranh là các NH khác cùng hoạt động song song cũng phần nào gặp khó khăn cho việc kinh doanh của OCB Bạc Liêu.

3.6.ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI

OCB Bạc Liêu luôn cố gắng phát huy những thuận lợi của mình để phấn đấu hơn nữa trong thời gian tới để trở thành NH bán lẻ hàng đầu tại khu vực với những mục tiêu nhƣ sau:

28

- Về vốn huy động: OCB sẽ phát huy tốt nhất các sản phẩm tiền gửi hấp dẫn khách hàng nhằm làm gia tăng vốn huy động thêm 4% vào cuối năm.

- Về cho vay: chi nhánh luôn tạo điều kiện cho khách hàng có đƣợc nguồn vốn tiêu dùng hoặc kinh doanh, đồng thời cũng nhằm tăng trƣởng tín dụng cho chi nhánh, chỉ tiêu mong đợi tổng dƣ nợ tăng 10% vào cuối năm.

- Tỷ lệ nợ xấu: Nợ xấu luôn là vấn đề đáng lo ngại nên OCB Bạc Liêu luôn chú trọng xem xét vấn đề này. Mục tiêu tăng trƣởng tín dụng nhƣng vẫn duy trì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ ở mức thấp < 3%.

- Về lợi nhuận trƣớc thuế: đây là chỉ tiêu là tất cả cán bộ nhân viên đều mong đợi, mục tiêu đặt ra cho sự tăng trƣởng lợi nhuận là tăng 9% so với năm 2013.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực thi chiến lƣợc mới đã đƣợc điều chỉnh trong năm qua nhằm đƣa định hƣớng vào hoạt động thực tiễn của từng khối, đặc biệt là khối kinh doanh. Ví dụ: phân khúc khách hàng, phát triển khách hàng mục tiêu, xây dựng và phát triển sản phẩm phù hợp, củng cố đội bán hàng tại chi nhánh, nâng cấp dịch vụ E-Banking…

29

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG PHƢƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU

4.1.SƠ LƢỢC TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6T ĐẦU NĂM 2014 GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6T ĐẦU NĂM 2014

Ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh sản phẩm đặc biệt đó là tiền tệ, vì thế mà hơn ai hết, ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn, nguồn vốn có mạnh mới đảm bảo đƣợc tính thanh khoản cho ngân hàng. Nguồn vốn giúp ngân hàng có thể dễ dàng kinh doanh, cho vay đối với các ngành kinh tế vì vậy ngân hàng phải luôn đảm bảo duy trì đƣợc một cơ cấu vốn thích hợp và phải linh hoạt đối với nguồn vốn đó nhằm tạo khả năng sinh lời cao hơn cho NH. Vì thế việc quản lí nguồn vốn trong NH vẫn là một vấn đề luôn luôn đƣợc quan tâm.

Nguồn vốn của ngân hàng thông thƣờng bao gồm 2 thành phần chính là nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cƣ và nguồn vốn điều chuyển từ hội sở chính (HSC). Hiện nay các ngân hàng luôn cạnh tranh với nhau qua việc nâng cao nguồn vốn để đáp ứng một cách nhanh chóng và kịp thời nhất về nhu cầu của KHCN. Trong đó chi nhánh vẫn luôn chú trọng phát triển gia tăng nguồn vốn huy động là chủ yếu, biểu đồ dƣới đây sẽ cho chúng ta thấy về cơ cấu nguồn vốn của OCB Bạc Liêu giai đoạn 2011- 2013:

Nguồn: Phòng kế toán OCB Bạc Liêu

Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn tại OCB Bạc Liêu giai đoạn 2011- 2013 56,11% 43,89% Năm 2011 62,66% 37,34% Năm 2012 Vốn huy động Vốn điều chuyển 72,47% 27,53% Năm 2013

30

Qua hình 4.1 ta thấy cơ cấu nguồn vốn là không có sự thay đổi qua mỗi năm từ năm 2011 đến năm 2013 vì vốn huy động luôn là thành phần chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của ngân hàng và tỷ trọng này tăng trong thời gian nghiên cứu. Nếu nhƣ ở năm 2011 tỷ trọng này là 56,11% thì năm 2012 tăng lên là 62,66%, đến năm 2013 tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn là 72,47%, chứng tỏ vốn huy động ngày càng phát huy vai trò quan trọng của mình đối với hoạt động của ngân hàng. Trong khi đó tỷ trọng của vốn điều chuyển từ hội sở chính lại giảm còn 37,34% vào năm 2012 và chiếm 27,53% vào năm 2013. Cơ cấu này hợp lí giúp cho chi nhánh tăng thêm một khoản lợi nhuận do bớt đi đƣợc chi phí từ vốn điều chuyển, vì nguồn vốn này có lãi suất cao hơn nguồn vốn huy động từ 1-3,5% 6, nên chi nhánh tận dụng sử dụng nhiều từ vốn huy động nhằm tối thiểu hóa sự gia tăng của chi phí. Để có đƣợc cơ cấu này là do ngân hàng tích cực gia tăng liên tục nguồn vốn huy động trong thời gian gần đây, điều này thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.1. Tình hình nguồn vốn tại OCB Bạc Liêu giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 281.717 285.077 337.230 3.360 1,19 52.153 18,29 Vốn điều chuyển 220.373 169.890 128.109 (50.483) (22,91) (41.781) (24,59) Tổng nguồn vốn 502.090 454.967 465.339 (47.123) (9,39) 10.372 2,28

Nguồn: Phòng KHCN OCB Bạc Liêu

Từ năm 2011-2013 lãnh đạo NH liên tục triển khai nhiều gói sản phẩm thú vị, khuyến mãi… với nhiều phần thƣởng đa dạng: xe ô tô, SH, chuyến du lịch và nhiều phần thƣởng khác nhằm hấp dẫn khách hàng, do đó vốn huy động tăng lên đáng kể. Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy VHĐ từ 281.717 triệu đồng năm 2011 tăng lên 285.077 triệu đồng năm 2012, đặc biệt năm 2013 tăng đến 52.153 triệu đồng tƣơng đƣơng 18,29% so với năm 2012 trong khi năm 2012 chỉ tăng 3.360 triệu đồng so với năm 2011. Điều này đáng khích lệ cho toàn thể nhân viên NH, dù trong điều kiện kinh tế khó khăn NH vẫn thu đƣợc nguồn vốn huy động ngày càng tốt.

Hơn nữa, để có một cơ cấu vốn hợp lí thì ngân hàng phải luôn cân nhắc giữa 2 nguồn vốn huy động và điều chuyển. Do thời gian này kinh tế còn gặp

31

nhiều khó khăn, 2013 vẫn chƣa có nhiều dấu hiệu phục hồi nên các doanh nghiệp và cá nhân vay cũng gặp nhiều trắc trở nên việc cho vay còn hạn chế, vì vậy mà vốn huy động đã tạm đủ để đáp ứng nhu cầu từ khách hàng. Chính vì vậy NH cần ít vốn điều chuyển hơn, dẫn đến vốn điều chuyển giảm một cách nhanh chóng trong 3 năm từ 2011-2013, từ 220.373 triệu đồng năm 2011 chỉ còn 169.890 triệu đồng năm 2012 và còn 128.109 triệu đồng năm 2013 với tỷ trọng giảm tƣơng ứng là 22,91% năm 2012 so với 2011, 24,59% năm 2013 so với năm 2012. Nên dù tổng nguồn vốn giảm đi nhƣng vẫn phù hợp với phƣơng châm của ngân hàng đề ra là “Đi vay để cho vay”, chủ động nguồn vốn, và hạn chế vốn điều chuyển từ HSC.

Nguồn vốn của ngân hàng là cần thiết để linh hoạt biến chuyển cho phù hợp với khả năng hoạt động cũng nhƣ đầu tƣ của ngân hàng. Tuy nhiên với điều kiện hiện nay NH nhận thấy cơ cấu vốn hiện tại là phù hợp với hoạt động của NH nên không có sự thay đổi ở cơ cấu này trong những tháng đầu năm 2014. Nhƣng xét về xu hƣớng thì không tránh khỏi những biến động theo thời gian, nhƣng ở đây cả 2 thành phần vốn đều tăng lên, bảng dƣới đây sẽ thể hiện điều đó:

Bảng 4.2. Tình hình nguồn vốn OCB Bạc Liêu 6T năm 2013 và 6T năm 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6T 2013 6T 2014 Chênh lệch 6T 2014/ 6T 2013 Số tiền % Vốn huy động 200.890 237.570 36.680 18,62 Vốn điều chuyển 123.725 132.115 8.390 6,78 Tổng nguồn vốn 324.615 369.685 45.070 13,88

Nguồn: Phòng KHCN OCB Bạc Liêu

Bảng 4.2 cho thấy cụ thể tổng nguồn vốn là nguồn vốn 6T năm 2014 là 369.685 triệu đồng, tăng 45.070 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 13,88% so với 6T năm 2013. Thời gian này mặc dù lãi suất cho vay giảm xuống còn khá thấp, chỉ vào khoảng 5-6%/năm, nhƣng chi nhánh lại huy động với số tiền tăng lên khoảng 36.680 triệu đồng, tăng 18,62% so với 6T năm 2013, chứng tỏ ngân hàng đã không ngừng nổ lực giới thiệu nhiều chƣơng trình khuyến mãi tiền gửi đến với khách hàng, đồng thời cũng phải nhắc đến thái độ nhiệt tình và thân thiện của nhân viên dịch vụ khiến khách hàng cảm thấy hài lòng và thích thú với việc lui đến ngân hàng.

32

Đồng thời, thời gian 6T năm 2014 vốn điều chuyển cũng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu cao hơn của khách hàng trong việc vay vốn. Đầu năm 2014 theo Vụ dự báo thống kê tiền tệ, kinh tế đã có nhiều khả quan, thị trƣờng dần ổn định nên ngân hàng đã lạc quan hơn về tình hình kinh doanh7, tăng trƣởng tín dụng cao, vì vậy ngƣời dân bắt đầu có nhu cầu về vốn nhiều hơn, không còn thắt chặt nhƣ lúc trƣớc nên chi nhánh phải tăng thêm lƣợng vốn điều chuyển từ HSC. Trong 6T năm 2014 lƣợng vốn này tăng lên 132.115 triệu đồng so với năm 2011 (tăng 8.390 triệu đồng, tƣơng đƣơng 6,78%). Tuy nhiên nguồn vốn này vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngân hàng.

4.2.TÌNH HÌNH VỐN HUY ĐỘNG TRONG NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6T NĂM 2014 2011-2013 VÀ 6T NĂM 2014

Một ngân hàng không thể thực hiện tốt chức năng trung gian tài chính nếu chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính. Do đó vốn huy động là thành phần quan trọng không thể thiếu tại ngân hàng nguồn vốn này dồi dào sẽ giúp ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Vốn huy động gồm tiền gửi của thành phần dân cƣ và tiền gửi của tổ chức kinh tế. Xem xét từng thành phần này ngân hàng sẽ có những sản phẩm huy động phù hợp cũng nhƣ chính sách cho vay phù hợp. Trong những năm gần đây, vốn huy động tại ngân hàng liên tục tăng qua các năm:

Nguồn: Phòng Dịch vụ khách hàng OCB Bạc Liêu

Hình 4.2 Tình hình vốn huy động của OCB Bạc Liêu giai đoạn 2011-2013 Nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng trong giai đoạn nghiên cứu, chủ yếu là do sự gia tăng từ phía thành phần tiền gửi của dân cƣ. Đây cũng là thành phần quan trọng không thể thiếu của nguồn vốn huy động, vì

7 Theo Vụ Dự báo thống kê tiền tệ

41.278 42.884 38.555 240.439 242.193 298.675 281.717 285.077 337.230 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

TG Tổ chức kinh tế

TG Dân cư Vốn huy động

33

mục đích của các khoản tiền gửi này là để sinh lợi nhờ vào lãi suất nên rất đƣợc các khách hàng cá nhân ƣa chuộng. Hơn nữa giai đoạn này do lạm phát cao, lãi suất cũng tăng cao nên tiền gửi từ dân cƣ lại càng là hình thức đƣợc yêu thích, vì thứ nhất hƣởng lời cao, thứ hai ngƣời dân hạn chế đƣợc sự mất giá của đồng tiền, do đó nhóm tiền gửi dân cƣ tăng lên 298.675 triệu đồng năm 2013. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận những chính sách kịp thời phù hợp với định hƣớng trở thành ngân hàng bán lẻ từ phía ngân hàng đã đẩy nhanh tốc tộc tăng trƣởng của các khoản vốn huy động cá nhân. Ngân hàng cũng chủ yếu tập trung cho các khoản vay cá nhân nên thƣờng có nhiều chính sách ƣu đãi cho huy động từ thành phần này, vì các khoản này họ thƣờng gửi cố định để hƣởng lãi suất nên sẽ dễ dàng để ngân hàng cho vay, còn tiền gửi của tổ chức kinh tế với mục đích chủ yếu là thanh toán nên nó không ổn định để cho vay. Do đó sự gia tăng về tiền gửi dân cƣ phù hợp với sự phát triển của ngân hàng.

Vì vậy chính sách này vẫn đƣợc duy trì tại ngân hàng trong những tháng đầu năm 2014, vốn huy động từ tiền gửi dân cƣ vẫn tiếp tục gia tăng:

Nguồn: Phòng Dịch vụ khách hàng OCB Bạc Liêu

Hình 4.3 Tình hình vốn huy động của OCB Bạc Liêu 6T năm 2013 và 6T năm 2014

Vốn từ tiền gửi dân cƣ tăng từ 174.238 triệu đồng lên đến 207.507 triệu đồng do sự gia tăng nhanh chóng về lƣợng khách hàng gửi tiền tại ngân hàng. Mặc dù lãi suất trong 6 tháng này đã dần trở về mức ổn định 5-7%/năm, nhƣng với nhiều chính sách khuyến mãi và trúng thƣởng hấp dẫn thì ngân hàng vẫn thu hút đƣợc lƣợng lớn khách hàng cá nhân tham gia. Tuy nhiên không chỉ chú trọng ở thành phần này, tiền gửi từ tổ chức kinh tế cũng phần nào là động lực giúp tăng nguồn vốn huy động giá rẻ tại ngân hàng, do đó ngân hàng vẫn phát triển dù không phải là trọng tâm, do đó vốn này vẫn tăng

26.652 30.063 174.238 207.507 200.890 237.570 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 6T 2013 6T 2014 TG Tổ chức kinh tế TG Dân cư Vốn huy động

34

nhẹ trong thời gian đầu năm. Do đó đã đẩy mạnh nguồn vốn huy động từ ngân hàng.

4.3.SƠ LƢỢC TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6T NĂM 2014 ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6T NĂM 2014

Tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và cần thiết trong ngân hàng, bởi lẽ đây là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu mang lai lợi nhuận cho ngân hàng. Tín dụng phải đi đôi với việc huy động vốn, nếu nhƣ huy động vốn nhằm thu hút những khoản tiền nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế, tầng lớp dân cƣ thì tín dụng là việc cho vay trở lại những khách hàng đang có nhu cầu về vốn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng…Nhƣng để 2 nghiệp vụ này phải đƣợc cân đối hợp lí thì thật sự là một vấn đề khó khăn cho lãnh đạo OCB. Cũng nhƣ bao ngân hàng khác, chi nhánh phải tận dụng nguồn huy động để cho vay một cách hợp lí nhất thì việc kinh doanh của ngân hàng mới thu đƣợc hiệu quả. Và trong thời gian qua, tình hình tín dụng của chi nhánh vẫn còn gặp một số khó khăn nhƣng cũng có một số tiến triển nhất định. Số liệu dƣới đây

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh bạc liêu (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)