quyền trong quá trình kiểm tra và xử lý văn bản QPPL
Trong quá trình kiểm tra và xử lý văn bản QPPL, sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng trong được coi là một trong những cơ chế hữu hiệu, thể hiện trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong hoạt động xây dựng và ban hành văn bản QPPL đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước. Để thực hiện giải pháp này, trước hết, cần tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan kiểm tra với cơ quan ban hành trong hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản QPPL. Bên cạnh đó, cần xây dựng tốt mối quan hệ giữa các đơn vị soạn thảo với đơn vị kiểm tra trong nội bộ cơ quan ban hành văn bản QPPL. Hiện nay, trong cơ cấu tổ chức nội bộ của HĐND, UBND các cấp, mỗi đơn vị có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau, nhưng mục tiêu chung đều có vai trò tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo cơ quan hoàn thành mọi nhiệm vụ. Vì vậy, trong quá trình giải quyết mọi công việc nói chung trong đó có hoạt động tự kiểm tra và xử lý văn bản QPPL, các đơn vị chức năng trong cùng cơ quan nhà nước cần phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng để đảm bảo công việc có hiệu quả nhất. Sự phối hợp của các đơn vị trong quy trình soạn thảo văn bản QPPL ngay từ khi có sáng kiến lập quy và kết thúc khi văn bản QPPL có hiệu lực pháp lý sẽ bảo đảm cao nhất cho chất lượng của văn bản QPPL. Việc phối hợp giữa các đơn vị tham mưu soạn thảo và đơn vị kiểm tra văn bản QPPL trong HĐND và UBND các cấp sẽ do cơ quan đó tổ chức và chỉ đạo thực hiện theo quy chế làm việc của mỗi cơ quan.
Ở địa phương, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cần phối hợp với Văn phòng HĐND, UBND và các cơ quan chuyên môn của UBND cùng cấp để giúp UBND kiểm tra đối với văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp dưới. Ngoài ra, trong mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan Tư pháp với các cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn khác và với cơ quan nhà nước ở địa phương còn là phương thức hữu
100
hiệu để cơ quan kiểm tra thực hiện việc kiểm tra theo chuyên đề, lĩnh vực hoặc kiểm tra theo địa bàn.