Phân tích tình hình doanh thu

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại khách sạn cửu long – cần thơ (Trang 81 - 90)

a) Phân tích doanh thu theo thành phần

Tại Khách Sạn Cửu Long thì doanh thu chủ yếu là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác phát sinh không đáng kể. Dựa vào bảng 4.1, ta thấy tổng doanh thu của Khách Sạn trong giai đoạn 2011 - 2013 có sự biến động không ổn định. Cụ thể năm 2012, tổng doanh thu mà Khách Sạn đạt đƣợc là 54.706.903 nghìn đồng, tăng 4.559.916 nghìn đồng, tƣơng ứng 9,09% so với mức doanh thu 50.146.987 nghìn đồng của năm 2011, đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 – 2013. Đến năm 2013, tổng doanh thu đạt đƣợc là 56.745.024 nghìn đồng, tăng so với năm 2012 là 2.038.121 nghìn đồng, tƣơng đƣơng với tỷ lệ là 3,73%.

Trong 6 tháng đầu năm 2014 tình hình doanh thu tăng không nhiều so với cùng kỳ năm 2013. Tổng doanh thu từ 34.219.807 nghìn đồng ở 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tăng lên 34.234.597 nghìn đồng ở 6 tháng đầu năm 2014, chênh lệch 14.790 nghìn đồng tƣơng ứng với 0,04% so với cùng kỳ năm 2013. Dựa vào bảng 4.1 và 4.2 cho ta thấy đƣợc mặc dù doanh thu đều tăng qua mỗi năm nhƣng tốc độ tăng của doanh thu có xu hƣớng giảm đi. Để có thể thấy rõ hơn nguyên nhân của sự biến động, ta tiến hành đi sâu vào phân tích từng khoản mục doanh thu thành phần trong phần nội dung tiếp theo. Từ đó đánh giá đƣợc chi tiết hơn, thấy đƣợc nguyên nhân tăng, giảm của từng thành phần để biết đƣợc mức độ ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Khách Sạn.

Dƣới đây là bảng số liệu thể hiện cơ cấu doanh thu theo thành phần trong giai đoạn năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 của Khách Sạn Cửu Long.

Bảng 4.1: Tình hình doanh thu của Khách Sạn Cửu Long theo thành phần trong giai đoạn 2011- 2013.

Bảng 4.2: Tình hình biến động doanh thu của Khách Sạn Cửu Long theo thành phần trong 6 tháng đầu năm 2013, 2014.

ĐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh thu thuần BH & CCDV 34.219.807 100 34.234.597 100 14.790 0,04

Doanh thu hoạt động tài chính - - - -

Thu nhập khác - - - -

Tổng doanh thu 34.219.807 100 34.234.597 100 14.790 0,04

ĐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 so

với 2011

Chênh lệch 2013 so với 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh thu thuần

BH & CCDV 49.492.442 98,69 53.670.540 98,11 55.645.024 98,06 4.178.098 8,44 1.974.484 3,68 Doanh thu hoạt

động tài chính - - - - - - - - - -

Thu nhập khác 654.545 1,31 1.036.363 1,89 1.100.000 1,94 381.818 58,33 63.637 6,14 Tổng doanh thu 50.146.987 100 54.706.903 100 56.745.024 100 4.559.916 9,09 2.038.121 3,73

98,69% 1,31% NĂM 2011 Doanh thu thuần BH & CCDV Thu nhập khác 98,11% 1,89% NĂM 2012 Doanh thu thuần BH & CCDV Thu nhập khác 98,06% 1,94% NĂM 2013 Doanh thu thuần BH & CCDV Thu nhập khác 100% 0% 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Doanh thu thuần BH & CCDV Thu nhập khác 100% 0% 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 Doanh thu thuần BH & CCDV Thu nhập khác

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Qua cơ cấu doanh thu của Khách Sạn trong 2 bảng trên ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm chủ yếu trong tổng doanh thu với tỷ trọng hơn 98%, trong khi đó doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, hầu nhƣ không đáng kể. Có thể nói rằng, doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ có vai trò trọng yếu hình thành nên tổng nguồn thu của Khách Sạn.

Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ có sự biến động trong giai đoạn năm 2011 - 2013. Cụ thể, trong năm 2012, tình hình hoạt động kinh doanh của Khách Sạn khá tốt với mức doanh thu này đạt đƣợc là 53.670.540 nghìn đồng, tăng 4.178.098 nghìn đồng, tƣơng ứng tăng 8,44% so với năm 2011. Sang năm 2013, doanh thu giai đoạn này không có nhiều biến động nhƣ giai đoạn trƣớc, tốc độ tăng chậm lại trong năm 2013, với doanh thu đạt đƣợc là 55.645.024 nghìn đồng, tăng 1.974.484 nghìn đồng tƣơng ứng là 3,68% so với năm 2012.

Tại sao mức độ tăng này lại giảm xuống, có thể lý giải điều này nhƣ sau: Khủng hoảng tài chính năm 2008 ở nhiều nƣớc đã tác động đến Việt Nam, từ năm 2011 bắt đầu xuất hiện những khó khăn của nền kinh tế nƣớc ta đã làm giảm trầm trọng sức mua du lịch dẫn đến tình hình kinh doanh Khách Sạn cũng bị ảnh hƣởng theo, nhất là trong giai đoạn 2012 – 2013. Khó khăn kinh tế chẳng những không làm giảm mà còn kích thích tăng mức độ cạnh tranh trong ngành du lịch trong khi sức đầu tƣ cho các điểm đến nội địa hầu nhƣ ít thay đổi. Mặc dù tốc độ tăng có giảm xuống do tình hình chung của đất nƣớc nhƣng nhìn chung thì doanh thu của Khách Sạn vẫn tăng dù không nhiều, điều này cho thấy các chính sách mà Khách Sạn áp dụng thật sự có hiệu quả trong việc duy trì hoạt động kinh doanh của mình và do Khách Sạn đã tạo dựng đƣợc uy tín trên thị trƣờng trong nhiều năm qua nên vẫn giữ chân đƣợc nhiều khách hàng.

Trong 6 tháng đầu năm 2014 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng với số tiền là 14.790 nghìn đồng tƣơng ứng 0,04% so với cùng kỳ năm 2013, từ 34.219.807 nghìn đồng ở 6 tháng đầu năm 2013 lên 34.234.597 nghìn đồng ở 6 tháng đầu năm 2014. Qua số liệu tổng hợp ở bảng 4.2 có thể thấy rằng, trong 6 tháng đầu năm 2014, doanh thu từ hoạt động này tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2013 , điều này cho thấy tình hình kinh tế đã có dấu hiệu khởi sắc sau thời gian khủng hoảng kéo dài và Khách Sạn vẫn thực hiện tốt các chính sách đang áp dụng một cách hợp lý và hiệu quả.

Doanh thu hoạt động tài chính

Thông qua bảng 4.1 và 4.2 ta thấy chỉ tiêu doanh thu hoạt động tài chính của Khách Sạn không có phát sinh nguyên nhân là do Khách Sạn Cửu Long là một đơn vị trực thuộc Công ty Cataco, đƣợc Công ty Cataco phân cấp quản lý tài chính trong việc cấp vốn riêng, tổ chức công tác kế toán riêng… Chính vì lẽ đó vốn đƣợc Cataco cấp chỉ tƣơng đối đủ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Khách Sạn, vì thế Khách Sạn không có nguồn vốn nhàn rỗi cho việc góp vốn liên doanh cũng nhƣ có các khoản đầu tƣ tài chính khác.

Thu nhập khác

Thu nhập khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tổng doanh thu của Khách Sạn và đôi khi không phát sinh do khoản thu nhập này mang tính chất bất thƣờng và không thƣờng xuyên.

Thu nhập khác của Khách San từ 654.545 nghìn đồng ở năm 2011 tăng lên 1.036.363 nghìn đồng ở năm 2012, tăng 381.818 nghìn đồng tƣơng ứng 58,33%. Sang năm 2013,thu nhập khác đạt mức 1.100.000 nghìn đồng, tăng 63.637 nghìn đồng, tƣơng ứng 6,14% so với năm 2012. Khoản thu nhập này có đƣợc từ việc khách hàng vi phạm hợp đồng và thu từ việc thanh lý, nhƣợng bán CCDC, TSCĐ. Do TSCĐ của Khách Sạn chƣa khấu hao hết vì vậy khoản thu nhập này không đáng kể. Trong 6 tháng đầu năm 2014 thu nhập khác của Khách Sạn vẫn chƣa có phát sinh.

b) Phân tích doanh thu theo các Bộ phận của Khách Sạn:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng doanh thu của Khách Sạn và làm thế nào để nâng cao lợi nhuận thu về từ hoạt động này là vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp đều quan tâm. Do đó, phân tích doanh thu không thể thiếu tình hình phân tích theo cơ cấu từng bộ phận, qua đó nhà quản lý có thể thấy đƣợc xu hƣớng biến động tăng giảm của chúng, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lƣợc kinh doanh phù hợp cho từng bộ phận. Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Khách Sạn Cửu Long bao gồm doanh thu của ba bộ phận kinh doanh: bộ phận Khách Sạn, bộ phận Nhà Hàng, bộ phận Dịch Vụ. Sau đây ta đi vào phân tích biến động của doanh thu này theo từng bộ phận cụ thể nhƣ sau:

Bảng 4.3: Tình hình doanh thu của Khách Sạn Cửu Long theo bộ phận trong giai đoạn 2011- 2013.

Bảng 4.4: Tình hình doanh thu của Khách Sạn Cửu Long theo bộ phận trong 6 tháng đầu năm 2013, 2014.

ĐVT: 1000 đồng

Bộ phận Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 so

với 2011

Chênh lệch 2013 so với 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

BP Nhà Hàng 41.200.923 83,25 44.888.578 83,64 46.804.198 84,11 3.687.655 8,95 1.915.620 4,27 BP Khách Sạn 7.803.665 15,77 8.460.737 15,77 8.543.959 15,35 657.072 8,42 83.222 0,98 BP Dịch Vụ 487.854 0,98 321.225 0,59 296.867 0,54 (166.629) (34,16) (24.358) (7,58) Tổng doanh thu thuần BH & CCDV 49.492.442 100 53.670.540 100 55.645.024 100 4.178.098 8,44 1.974.484 3,68 ĐVT: 1000 đồng

Bộ phận 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

BP Nhà Hàng 28.057.649 81,99 29.045.422 84,84 987.773 3,52

BP Khách Sạn 6.038.136 17,65 5.023.473 14,67 (1.014.663) (16,80)

BP Dịch Vụ 124.022 0,36 165.702 0,49 41.680 33,61

0 5.000.000 10.000.000 15.000.000 20.000.000 25.000.000 30.000.000 35.000.000 40.000.000 45.000.000 50.000.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu

năm 2013 6 tháng đầu năm 2014

BP Nhà Hàng BP Khách Sạn BP Dịch Vụ

Hình 4.6 Tình hình doanh thu của Khách Sạn Cửu Long theo bộ phận trong giai đoạn 2011- 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

Bộ phận Nhà Hàng

Ở Khách Sạn Cửu Long, doanh thu của Bộ phận Nhà Hàng đƣợc xem là nguồn thu chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số cung cấp dịch vụ của Khách Sạn (luôn đạt trên 83%) và doanh thu của bộ phận này đang có xu hƣớng tăng. Cụ thể nhƣ sau, doanh thu bộ phận Nhà Hàng đạt đƣợc 41.200.923 nghìn đồng trong năm 2011, chiếm 83,25% trong tổng doanh thu thuần của 3 bộ phận, sang năm 2012 doanh thu bộ phần này đạt 44.888.578 nghìn đồng, tăng 3.687.655 nghìn đồng tƣơng ứng 8,95% so với năm 2011. Đến năm 2013 doanh thu đạt đƣợc 46.804.198 nghìn đồng tăng 1.915.620 nghìn đồng, tƣơng ứng 4,27%. Nguyên nhân của việc tăng doanh thu này là do giá bán của các sản phẩm tăng theo giá đầu vào tăng, mặt khác số lƣợt khách đến Nhà Hàng, số lƣợng đám cƣới, tiệc tăng mạnh, và Nhà Hàng đã bổ sung thêm một số sản phẩm mới nhƣ ăn trƣa, buffet,…Nhƣng nếu ta xét ở khía cạnh tỷ lệ thì dễ dàng nhận ra doanh thu đang có xu hƣớng giảm đi. Vậy nguyên nhân nào làm cho tốc độ tăng doanh thu lại có xu hƣớng giảm đi nhƣ vậy? Có thể lý giải bởi nhiều nguyên nhân, các đối thủ trong vùng ngày càng nhiều nên sức cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn, khó khăn hơn nữa trong vấn đề tuyển dụng và đào tạo đƣợc đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp phù hợp với yêu cầu của khách hàng là rất khó (theo Tổng cục thống kê cho biết là có đến 19% số doanh nghiệp trong nhà hàng khách sạn gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động), thêm vào đó khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vật liệu đầu vào để phục vụ quá trình kinh doanh dẫn đến giá các loại dịch vụ của Khách Sạn tăng cao nên ảnh hƣởng nhiều đến việc thu hút khách hàng.

Trong 6 tháng đầu năm 2014 tình hình doanh thu bộ phận này đạt 29.045.422 nghìn đồng, tăng 987.773 nghìn đồng tƣơng ứng 3,52% so với cùng kỳ năm 2013. Điều này cho ta thấy bộ phận Nhà Hàng hoạt động thật sự hiệu quả và do Khách Sạn biết cách khai thác nhu cầu của khách hàng nhằm thu hút khách, bằng chứng ở chỗ bộ phận Nhà Hàng bổ sung thêm nhiều món ăn mới, khuôn viên của Khách Sạn cũng đƣợc đầu tƣ kỹ lƣỡng tạo nên một không gian sạch sẽ, gây ấn tƣợng cho khách hàng, hơn nữa nghi thức tổ chức tiệc cƣới của Khách Sạn Cửu Long đƣợc thay đổi và chuyên nghiệp hơn. Qua phân tích trên có thể kết luận rằng, bộ phận Nhà Hàng đang có chính sách kinh doanh hợp lý, cần giữ vững và phát huy.

Bộ phận Khách Sạn

Bộ phận Khách Sạn cũng là một bộ phận chiếm tỷ trọng đáng kể trong doanh thu của toàn Khách Sạn và đƣợc xem là bô phận quan trọng nhất của Khách Sạn, gián tiếp đem lại doanh thu cho các bộ phận khác, doanh thu tại bộ

phận Khách Sạn cũng tăng trƣởng ổn định và luôn ở mức trên 14% trong tổng số doanh thu.

Qua bảng 4.3 cho ta thấy, doanh thu bộ phận Khách Sạn liên tục tăng qua các năm. Năm 2011 doanh thu bộ phận này chỉ đạt 7.803.665 nghìn đồng chiếm tỷ lệ 15,77% trong tổng doanh thu của 3 bộ phận nhƣng đến năm 2012 doanh thu bộ phận này đạt 8.460.737 nghìn đồng, tăng lên 657.072 nghìn đông tƣơng ứng 8,42% so với năm 2011. Sang năm 2013 doanh thu vẫn tăng nhƣng tốc độ tăng không cao bằng giai đoạn trƣớc, cụ thể là doanh thu 2013 đạt đƣợc là 8.543.959 nghìn đồng chỉ tăng nhẹ 83.222 nghìn đồng, tƣơng ứng 0,98% so với năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm 2014 tình hình doanh thu của bộ phận này đạt đƣợc 5.023.473 nghìn đồng, giảm 1.014.663 nghìn đồng tƣơng ứng 16,80% so với cùng kỳ năm 2013 là 6.038.136 nghìn đồng. Nguyên nhân làm cho doanh thu của bộ phận Khách Sạn giảm đi là do kinh tế suy thoái, lạm phát kéo dài, nên nhu cầu về du lịch giảm sút trầm trọng và kéo theo nhu cầu nghỉ ngơi lƣu trú trong các Khách Sạn giảm theo.

Bộ phận Dịch Vụ

Mặc dù bộ phận này đem lại nguồn doanh thu chiếm tỷ trọng nhỏ nhƣng đây đƣợc xem là điểm khác biệt so với các Khách Sạn khác hoạt động cùng lĩnh vực, cũng vì thế mà thu hút đƣợc nhiều khách hàng hơn. Doanh thu bộ phận này đạt đƣợc không nhiều nhƣ 2 bộ trên, cụ thể năm 2011 doanh thu chỉ đạt mức 487.854 nghìn đồng chiếm 0,98% so với tổng doanh thu, sang năm 2012 doanh thu còn 321.225 nghìn đồng, giảm 166.629 nghìn đồng so với năm 2011 tƣơng ứng 34,16%. Đến năm 2013 doanh thu này chỉ đạt 296.867 nghìn đồng và chỉ chiếm 0,54% tổng doanh thu giảm thêm 24.358 nghìn đồng, tƣơng ứng 7,58% so với năm 2012. Ta thấy tốc độ giảm doanh thu đƣợc cải thiện nhiều hơn từ 34,15% lên 7,58%, nguyên nhân là do dịch vụ Foot Massage đƣợc bổ sung thì đƣợc khách hàng ƣa chuộng hơn nên tình hình doanh thu đƣơc cải thiện đáng kể, không giảm mạnh nhƣ giai đoạn 2011-2012. Trong 6 tháng đầu năm 2014 tình hình kinh doanh của bộ phận này đạt hiệu quả cao hơn so với cùng kỳ năm 2013, cụ thể doanh thu đạt đƣợc 165.702 nghìn đồng, tăng 41.680 nghìn đồng tƣơng ứng 33,61%. Tốc độ tăng doanh thu của bộ phận này có xu hƣớng tăng dần, có nhiều lý do để giải thích và lý do chính là Khách Sạn đã nắm bắt đƣợc nhu cầu của khách hàng ngày một cao, nên đầu tƣ thêm nhiều dịch vụ (billards, gội đầu, karaoke…) để phục vụ tối đa yêu cầu của khách, để giữ chân khách hàng thân thiết và chinh phục khách hàng khó tính. Bộ phận này cũng gián tiếp nâng cao doanh thu cho 2 bộ phận trên.

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại khách sạn cửu long – cần thơ (Trang 81 - 90)